Chúc thầy, cô, bạn bè thân hữu gần xa một mùa Noel vui, khỏe và an lành.
Mời các bạn tham khảo chùm ảnh về Noel.
Đây là những ảnh Noel tôi nghĩ là các bạn sẽ thích.
Chơi Noel hãy đọc và suy ngẫm vài câu chăm ngôn nhé các bạn.
Và cũng vậy, Đây là những câu chăm ngôn có thể bạn thích.
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)
THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .
Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.
THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .
Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.
Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014
Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014
THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU
(Xuân Quỳnh)
Cuối trời
mây trắng bay
Lá vàng thưa
thớt quá
Phải chăng
lá về rừng
Mua thu đi
cùng lá
Mùa thu ra
biển cả
Theo dòng nước
mênh mang
Mùa thu vào
hoa cúc
Chỉ còn anh
và em
Chỉ còn anh
và em
Là của mùa
thu cũ
Chợt làn gió
heo may
Thổi về xao động
cả:
Lối đi quen
bỗng lạ
Cỏ lật theo
chiều mây
Đêm về sương
ướt má
Hơi lạnh qua
bàn tay
Tình ta như hang cây
Đã qua mùa
gió bão
Tình ta như
dòng sông
Đã yên ngày
thác lũ
Thời gian
như là gió
Mùa cùng
tháng năm
Tuổi theo
mùa đi mãi
Chỉ còn anh
và em
Chỉ còn anh
và em
Cùng tình
yêu ở lại . . .
- Kìa bao
người yêu mới
Đi qua cùng
heo may.
Đã cuối mùa thu chuẩn bị chuyển sang mùa đông giá rét.
Mời các bạn cùng thưởng thức bài thơ của tác giả Xuân Quỳnh
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014
8 ngôi đền linh thiêng và đẹp nhất thế giới
1. Đền Taktshang. Tu viện nổi tiếng nhất ở Bhutan
2. Wat Rong Khun. Ở tỉnh Chiang Rai thuộc Thái Lan
3. Đền Pranbanan. Phong cách Hindu, miền trung đảo Java thuộ Indonesia
4. Đền Chùa Shwedagon. Chùa Vàng ở Thủ đô Yangon của Myanmar
5. Đền Heaven. Đền thờ của Ngọc Hoàng, ở phía Đông Nam, Bắc Kinh, Trung Quốc.
6. Đền Chion-in. Kyoto Nhật bản, nơi bắt nguồn của Judo Shu.
7. Đền Harmandir Sahib. Phong cách kiến trúc Sik Gurdwaras lâu đời nhất. Ở Thành phố Amritsar của Ấn Độ.
8. Đền Sri Ranganathaswamy (Srirangam). Ở Ấn Độ, Ngôi đền Hindu lớn nhất vẫn còn hoạt động trên thế giới.
Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014
5 ngôi trường cỗ ở Nam Việt Nam
1. Trương THPT Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Thành lập ngày 17 tháng 3 năm 1879. GS Trần Đại Nghĩa và Nhà văn Hồ Bửu Chanh là học sinh cuản trường này.
2. Trường THPT chuyên Quốc học - Huế (Quốc học - Huế), thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896, tại Cố Đô Huế. Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từng theo học ở đây.
3. Trương THPT Nguyễn Thị Minh Khai (nữ trung học Gia Long), thanh lập từ năm 1915. Trường của thiếu nữ bản xứ. Là một trong những lá cờ đầu của Giáo dục TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn xưa).
4. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Petrus Trương Vĩnh Ký), thành lập năm 1927. Không những đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước mà còn là nơi diễn ra nhiều phong trào yêu nước trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn xưa).
5. Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt, thanh lập năm 1927, tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Được Hội Kiến Trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.
3. Trương THPT Nguyễn Thị Minh Khai (nữ trung học Gia Long), thanh lập từ năm 1915. Trường của thiếu nữ bản xứ. Là một trong những lá cờ đầu của Giáo dục TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn xưa).
5. Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt, thanh lập năm 1927, tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Được Hội Kiến Trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.
Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014
HỌP MẶT NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Học sinh trường THPT Long Phú 1, năm 1989 đã tổ chức buổi họp mặt ngày Nhà giáo Việt Nam tại nhà hàng Huệ Xía Long Phú vào ngày 08/11/2014 rất tưng bừng và thắm đậm tình thầy trò.
Thầy xin cám ơn các em.
Chính các em đã cho thầy một niềm hạnh phúc lớn, một nổi cảm xúc lớn trong đời làm Hiệu trưởng trường THPT Long Phú 1.
Thầy cũng rất tự hào về những người học trò tràn đầy đạo nghĩa.
Một số hình ảnh khó quên, do cô Bạch Mai cung cấp.
Thầy xin cám ơn các em.
Chính các em đã cho thầy một niềm hạnh phúc lớn, một nổi cảm xúc lớn trong đời làm Hiệu trưởng trường THPT Long Phú 1.
Thầy cũng rất tự hào về những người học trò tràn đầy đạo nghĩa.
Một số hình ảnh khó quên, do cô Bạch Mai cung cấp.
Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014
ĐỜI Ư!
Ngồi buồn xin làm bài thơ lóc cóc tăng các bạn nè!
Người là sinh vật linh thiêng,
Có hồn, có xác thứ riêng mỗi người.
Nên rằng, tính khí do trời,
Không ai, ai giống, giống ai bao giờ.
Kẻ sảo huyệt, người hiền lương,
Có tên hung tợn, có người ngu si.
Thế là xã hội loài người,
Có nhiều quan hệ ôi sao rối bời.
Có kẻ ngồi trên hưởng lộc
trời,
Có người khốn khổ, bần
cùng, lệ rơi.
Có giặt dữ, có bất lương,
Thế thì lại có anh hùng
sinh ra.
Rằng, có bạo chúa, gian
tà,
Ắt là sẽ có minh quân ra
đời.
Rồi tất cả cùng chung một kiếp,
Phải chia tay với cỏi đời
trần.
Ai ơi! xin hiểu điều này,
Đời là bể khổ trầm luân ấy mà.
Sinh lão bệnh tử phải qua,
Đời là vai diễn của người mà thôi.
Diễn thật hay hay quá tệ,
Là phi vật thể lưu truyền mai sao.
Hay hay mới biết cuộc đời,
Hùm chết để da, còn người ta thì để
tiếng.
Thế ta đang có cuộc
đời,
Giữ gìn nhân
nghĩa, luyện rèn đạo tâm.
Nhân, tâm, nghĩa, tín làm đầu,
Sống sao ra sống,
cho người mến thương.
Trở thành là một
tấm gương,
Cho đời sau sống
tỏa hương với đời.
Đừng nên phung
phí cuộc đời,
Ân hận một kiếp làm người ai ơi!
NGƯỜI NÔNG DÂN NAM BỘ VIỆT NAM (đọc báo)
Ngoài việc tu sửa hơn chục xe bọc
thép cho quân đội Campuchia, ông Trần Quốc Hải còn chế được chiến xa bọc thép
với tính năng hiện đại, hợp với địa hình nên được Thủ tướng nước bạn tặng huân chương
Đại tướng quân. Người Nam bộ đặc sệt.
Huân chương Đại tướng quân của Campuchia
Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014
TRỞ LẠI
Kỹ niệm ngày
mới của cuộc đời
Ngày 13 tháng
10 năm 2014
Thạc Sỹ HUỲNH VĂN RẠNG
Phó Hiệu trưởng
Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật
TÂN BÁCH KHOA – MIỀN TÂY
------------------------------------------------------------------
Một đời người có bao năm,
Ngắn ngủi nhưng phải có tầm.
Sống sao cho vẹn niềm mong ước,
Có ích cho đời, hạnh phúc vui.
Năm tháng ra đi cùng tuế nguyệt,
Tên người
lưu lại mãi không phai.
Tiếng thơm
phản phất hoài không mất,
Tiếng xấu
năm dài chẳng rửa trôi.
Ai ơi! nhớ sống
sao cho tốt,
Chẳng phí cuộc
đời ngắn ngủi thôi.
Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014
GIÁO DỤC HOA KỲ (bài tham khảo)
Giáo dục Hoa Kỳ:
Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên bang, tiểu bang, và
địa phương ở Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính. Việc giáo dục trẻ
em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo mang tính chất bắt buộc. Một phần của giáo dục
bắt buộc được thực hiện thông qua nền giáo dục công. Giáo dục công có tính chất
phổ cập ở cấp tiểu học và trung học. Ở các cấp học này, hội đồng học khu gồm
những thành viên được bầu chọn thông qua bầu cử ở địa phương đề ra chương trình
học, mức độ hỗ trợ tài chính, và những chính sách khác. Các học khu có nhân sự
và ngân sách độc lập, thường tách biệt khỏi các cơ cấu có thẩm quyền khác ở địa
phương. Chính quyền các tiểu bang thường quyết định các tiêu chuẩn giáo dục và
thi cử. Độ tuổi bắt buộc đi học thay đổi tùy theo tiểu bang, độ tuổi bắt đầu ở
khoảng từ 5 đến 8 tuổi và độ tuổi có thể nghỉ học ở khoảng từ 14 đến 18.[1]Càng
ngày càng có nhiều tiểu bang yêu cầu thanh thiếu niên phải học cho đến khi đủ
18 tuổi.
Trẻ em có thể hoàn thành
các yêu cầu giáo dục bắt buộc bằng cách theo học trong các trường công lập hay
các trường tư thục do tiểu bang chứng nhận, theo học một chương trình giáo dục
ở nhà được cơ quan giáo dục chấp thuận, hay theo học trong một trại trẻ mồ côi.
Trong hầu hết các trường công lập và tư thục, giáo dục được chia thành ba cấp:
tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông. Trong hầu hết các trường ở
các cấp học này, trẻ em được chia nhóm theo độ tuổi thành các lớp, từ mẫu giáo
(kế đó là lớp 1) cho các em nhỏ tuổi nhất trong trường tiểu học cho đến lớp 12,
lớp cuối cùng của bậc trung học. Độ tuổi chính xác của học sinh theo học các
lớp này hơi khác nhau từ vùng này
sang vùng khác. Giáo dục sau trung học thường được điều hành tách biệt với hệ
thống các trường tiểu học và trung học.
Vào năm 2000, Hoa Kỳ có 76,6 triệu
học sinh và sinh viên theo học từ mẫu giáo cho đến sau đại học. Trong số này,
có 72% số người trong độ tuổi từ 12 đến 17 được xem là học "đúng lớp đúng
tuổi" (tức là đang theo học bậc phổ thông hoặc cao hơn). Trong số những
học sinh theo học bậc phổ thông, có 5,2 triệu (10,4%) theo học trong các trường
tư thục. Hơn 85% dân số ở độ tuổi trưởng thành ở Hoa Kỳ hoàn thành chương trình
trung học; 27% có bằng đại học hoặc bằng cấp cao hơn. Theo số liệu năm 2005 của
Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau), mức lương trung bình của một
người tốt nghiệp từ một trường đại học hay viện đại học là hơn 51.000 đô la/năm,
cao hơn 23.000 đô la so với mức lương trung bình của những người chỉ có bằng
trung học. Có 98% dân số Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ, trong khi
mức độ am hiểu về toán và khoa học bị xếp dưới mức trung bình so với các quốc
gia phát triển khác.[ Vào
năm 2008,
tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học ở Hoa Kỳ là 77%; tỉ lệ này thấp hơn tỉ lệ
tốt nghiệp ở hầu hết các nước phát triển. Ngoài ra, tỉ lệ 33% số người có
bằng đại học tham gia lực lượng lao động là hơi thấp so với mức trung bình
(35%) ở các quốc gia phát triển khác, trong khi tỉ lệ người lao động theo
học giáo dục thường xuyên lại cao. Trong một nghiên cứu thực hiện vào
những năm 2000,
Jon Miller của Viện Đại học
Michigan State cho rằng "Hoa Kỳ có tỉ lệ dân số trưởng
thành có hiểu biết căn bản về khoa học cao hơn một chút so với tỉ lệ ở Nhật Bản hay
các nước châu Âu".
Trải nghiệm nền giáo dục chất lượng cao
tại Mỹ
Là một quốc gia có nền giáo dục hàng đầu, Mỹ đã và đang đào tạo
nên một nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, được nhiều tập đoàn lớn trên
thế giới tin tưởng tuyển dụng. Ở Mỹ, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức
chuyên ngành cần thiết, các sinh viên sau khi tốt nghiệp còn thuần thục nhiều
kỹ năng mềm quan trọng như: khả năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng hùng biện, khả năng phân tích tình hình... Vì vậy, có thể coi du học Mỹ
như một bước tiền đề vững chãi cho sự thành đạt sau này của mỗi sinh viên.
Giáo dục Mỹ có nhiều quan điểm tiến bộ trong việc học tập và giảng
dạy, đặc biệt là ở cấp bậc đại học và sau đại học. Ở Mỹ, không có tình trạng
thầy đọc, trò chép. Giảng viên sẽ trình chiếu bài giảng hoặc phát bài đọc rồi
nói về những vấn đề đó. Những điều cần giải thích thêm sẽ được giảng viên chú
thích trên bảng trong quá trình giảng bài.
Sinh viên sau giờ học còn có thể lên website của mỗi giảng viên xem lại bài trình chiếu nhằm bổ trợ cho quá trình tự học. Các giảng viên luôn rất đúng giờ và hầu như đều vào lớp trước giờ học. Có một điểm khác biệt nữa ở Mỹ là cách thức đánh giá sinh viên của các trường đại học. Trong một kỳ, một sinh viên thông thường sẽ được học 5 môn. Mỗi môn có từ 3 đến 6 bài kiểm tra, chưa kể các bài trắc nghiệm bắt buộc trên mạng với phần trăm điểm đánh giá được phân bố hợp lý. Vì thế, sinh viên của Mỹ hầu như tuần nào cũng có ít nhất một bài kiểm tra. Thậm chí, có tuần có tới 4 bài kiểm tra, bài viết phải nộp và bài thuyết trình trên lớp.
Hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ có tính dân chủ và tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Một điều hết sức bình thường ở Mỹ là giáo sư sẽ vui vẻ cảm ơn mỗi khi sinh viên chỉ ra điểm sai trong bài giảng và thậm chí còn được cộng điểm nếu chỉ ra được những lỗi như vậy. Điều này đã giúp sinh viên luôn có phong cách tự tin, họ nhận được sự khuyến khích thực sự từ các thầy cô mỗi khi phát biểu.Bên cạnh đó, sinh viên thường phải viết rất nhiều nên họ phải tìm tư liệu ở khắp nơi.
Họ cũng cần tự rèn luyện khả năng này của mình bởi sẽ có thể bị đánh trượt ngay lập tức nếu vi phạm lỗi đạo văn dù chỉ là sao chép trong một bài luận. Việc được nhận kết quả thi của mỗi sinh viên là tuyệt đối riêng tư. Nếu không trực tiếp trao đổi thì ngay cả bạn bè cũng không thể biết được kết quả học tập của nhau. Việc học lúc này chỉ được coi là có ích cho bản thân người học chứ không phải vì nỗi sợ bị bạn bè đánh giá. Ở đây, phụ huynh chỉ có quyền biết điểm của con mình nếu như họ là người đóng tiền học cho con.
Họ cũng cần tự rèn luyện khả năng này của mình bởi sẽ có thể bị đánh trượt ngay lập tức nếu vi phạm lỗi đạo văn dù chỉ là sao chép trong một bài luận. Việc được nhận kết quả thi của mỗi sinh viên là tuyệt đối riêng tư. Nếu không trực tiếp trao đổi thì ngay cả bạn bè cũng không thể biết được kết quả học tập của nhau. Việc học lúc này chỉ được coi là có ích cho bản thân người học chứ không phải vì nỗi sợ bị bạn bè đánh giá. Ở đây, phụ huynh chỉ có quyền biết điểm của con mình nếu như họ là người đóng tiền học cho con.
Với mong muốn nuôi dưỡng và đào tạo nên những tài năng lớn cho đất nước, IvyPrep - một mô hình đào tạo dự bị đại học theo tiêu chuẩn Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sẽ mang đến lộ trình được xây dựng hợp lý nhất, đưa các em vào môi trường giáo dục và đào tạo tại Mỹ sát thực tế nhất. Chương trình có những giai đoạn khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi, góp phần tạo bước tiền đề vững chãi trước dự định du học trong tương lai của các học viên.
Với thời lượng hai buổi mỗi tuần gồm các chương trình được thiết
kế để dành riêng cho các em học sinh từ lớp 4 cho tới lớp 12, Ivy Prep sẽ mang
đến một sự phát triển toàn diện cho các học viên sẵn sàng trước một môi trường
học tập mới lạ. Không chỉ đảm bảo về khả năng Anh ngữ cho học viên với số
điểm đầu ra cam kết (trên 95 với TOEFL iBT và trên 1900 với SAT), IvyPrep còn
xây dựng một chương trình đào tạo hợp lý, nhằm cung cấp cho các em những bài
học về tư duy sáng tạo, cảm thụ văn học thế giới, trau dồi kỹ năng thuyết
trình, hùng biện, phương pháp nghiên cứu bậc đại học tại Mỹ... và đặc biệt là
kỹ năng lãnh đạo để các em luôn sẵn sàng trở thành một nhà lãnh đạo trong tương
lai.
Học viện IvyPrep còn cam kết tìm học bổng du học Mỹ cho 100% học
sinh sau khi tốt nghiệp với giá trị từ 15.000 đến 20.000 USD một năm tại top
100 trường đại học danh tiếng của Mỹ. Đây là lời đảm bảo vững vàng của Ivy Prep
trước tương lai của mỗi học viên, giúp các em thêm tự tin để trở thành những
người đứng đầu sau này.
Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014
CHỮ HIẾU NGÀY NAY!
Mời các bạn cùng tham khảo.
Đô thị hoá, cuộc sống hiện đại với những căn hộ nhiều phòng, không
gian gia đình bị chia nhỏ, ngăn cách sự sum vầy, cuộc sống gấp gáp làm mọi
người đổ xô vào việc thực hiện cho được mục tiêu cá nhân, thiếu quan tâm đến ông
bà, cha mẹ. Nhiều người đổ lỗi cho hoàn cảnh và tạo nên không ít chuyện đau
lòng quanh chữ hiếu. Họ cho rằng, người làm con, cháu thời nay dần dần ít có
thời gian để quan tâm, chăm sóc, thậm chí ăn với cha mẹ, ông bà bữa cơm đầm ấm
hay ở bên cạnh lúc ốm đau nên chọn giải pháp thuê người giúp việc, hoặc đưa cha
mẹ vào trung tâm dưỡng lão để dành toàn tâm, toàn lực cho công việc. Những gia
đình có cha mẹ ở xa, một năm con cháu về thăm đôi ba lần. Khi bố mẹ nhớ cháu,
ra thăm thì vợ chồng con cái lại bận rộn nên chẳng thể chu đáo với cha mẹ. Vì
thế, không ít người có con cái đông đủ nhưng lại ở với người giúp việc.
Một điều đáng buồn nữa đang xảy ra chính là thái độ ứng xử của con cháu với
những người đã sinh thành ra mình, cạn kiệt đến mức nhiều người già đã chua
chát ví cuộc đời mình như quả chanh, con cháu hè nhau vắt hết nước rồi lạnh
lùng vứt bã. Những câu chuyện con đuổi cha ra đường, đánh đập tàn nhẫn mẹ không
còn là cá biệt, như đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ cho sự suy đồi
của đạo hiếu ngày nay... Những câu chuyện về bố mẹ nghèo, tần tảo sớm hôm nuôi con
thành tài vẫn trở nên phổ biến. Nhưng chuyện con cái thành đạt chăm lo chu toàn
và để đấng sinh thành sống buổi xế chiều vui vẻ lại là hiện tượng không nhiều.
Hiện nay, mỗi dịp trẻ con được nghỉ hè, nhiều gia đình trẻ kéo
nhau về quê thăm bố mẹ, nhưng cũng không ít người đi du lịch để thỏa mãn chính
mình. Họ gửi cho bố mẹ ít tiền coi như đã làm xong phận sự. Nhưng đối với các
bậc làm cha, làm mẹ, tiền không phải là tất cả... Bởi vật chất thì người già
chẳng có nhu cầu nhiều, tinh thần mới là điều quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu
về gia đình đã cho rằng: Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng, sự báo hiếu về
vật chất được thể hiện nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ, quan niệm về chữ hiếu đã có
nhiều đổi khác.
Chữ hiếu về bản chất phải
xuất phát từ tình cảm của con người. Trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu
thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái. Giúp
con cái thẩm thấu, cảm nhận và trân trọng những giá trị đích thực của mối quan
hệ huyết thống. Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ nghi thái
quá và cực đoan, thì chữ hiếu thời hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng
tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần bình đẳng và dân chủ, sẻ chia, tâm
lý. Nhiều gia đình nuôi dạy con tử tế nên con hiếu đễ với cha mẹ. Hiếu lễ với
cha mẹ không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con.
Hiếu đạo của người
Trung Quốc theo câu mở đầu của Hiếu kinh là: "Thân thể tóc da, nhận từ cha
mẹ, không dám tổn thương đó là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành đạo, dương danh
với hậu thế, đó là kết cục của hiếu.” (Thân thể phát phu, thọ chi phu mẫu, bất
cảm tổn thương, hiếu chi thủy. Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, hiếu
chi chung).
Nội dung đạo hiếu của người Việt Nam thời tiền
Phật giáo như hoàn toàn khác hẳn đạo hiếu của người Trung Quốc. Cần nhớ là chữ
hiếu trong tiếng Phạn không có một từ tương đương với chữ hiếu của tiếng Hán.
Từ một nội dung chữ hiếu như thế, ta mới thấy Lục độ tập kinh 5 ĐTK 152 tờ
28a22-24, truyện 49, đã lên tiếng phê phán đạo hiếu của người Trung Quốc:
"Tôi ở đời lâu năm, tuy thấy Nho sĩ tích đức làm lành, há có ai như đệ tử
Phật quên mình cứu người, âm thầm mà không nêu danh ư?" (Xử thế hữu niên,
tuy độ Nho sĩ tích đức vi thiện, khởi hữu nhược Phật đệ tử, thứ kỷ tế chúng ẩn
xứ nhi bất dương danh dã hồ?).
Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014
PHONG THỦY? (bài sưu tầm tham khảo)
Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết
chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió,
hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người.
Về mặt từ nguyên, 風 phong có nghĩa là "gió",
là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho
địa thế.
Phong thủy không phải là
yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh
nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng,
hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát
hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp,
hung ắt là phong thủy không hợp.
Sách Táng thư viết: "Mai táng
phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước
(thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có
chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy".
Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và
chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là
thuật Phong thủy. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí,
thuyết âm dương, ngũ hành.Các bạn tham khảo thêm
Một khoa chuyên nguyên cứu về quan hệ
giữa gió và nước và ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người.
Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì quả là
chưa đánh giá đúng cái chân giá trị và vai trò của Phong thuỷ trong đời sống
con người!
Lịch sử hình thành các dân tộc phương Đông có khoảng trên dưới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử đó đã thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong Thuỷ.
Lịch sử hình thành các dân tộc phương Đông có khoảng trên dưới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử đó đã thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong Thuỷ.
Các thành ngữ trong dân gian như : “Chọn
đất mà ở” (trạch địa nhi cư), “Gần nước hướng về mặt trời” (cận thuỷ hướng
dương) cho thấy các quan niệm chọn đất có phương pháp đã phổ biến rộng rãi trong
tư tưởng mọi người. Điều này chỉ ra rằng: đã có một hệ thống tư tưởng định
hướng cho dân cư cổ đại trong việc chọn địa bàn sinh sống khi thòi kì quần cư
bắt đầu. Chứng tỏ con người thời kì này đã ý thức rất rõ về sự khác biệt giữa
hình thể và tác dụng của nó ảnh hưởng thế nào đối với con người.
Truyền thống ứng dụng phong thủy của nền
văn hiến Việt cũng được nhắc nhở tới từ thời Hùng Vương dựng nước: Trong những
câu chuyện truyền miệng của các cụ già ở đất Phong châu xưa, sự kiện Vua Hùng
tìm đất đóng đô dựng nước vẫn luôn được nhắc đến với đầy lòng trân trọng và sự
tự hào, Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính cũng đã sưu tầm và biên soạn truyền thuyết
này vào trong cuốn Nghìn xưa văn hiến do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm
1999. Như vậy có thể nói Phong thuỷ tồn tại song hành với lịch sử phát triển
trải hàng nghìn năm. Tính hiệu quả của phong thủy trong xã hội Đông phương là
không thể phủ nhận. Phong thuỷ đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát
triển của các quốc gia Phương Đông, có tính tích cực như góp phần hoạch định
những khu Kinh thành sầm uất náo nhiệt, kiến tạo nên những cung điện nguy nga,
khiến Tây phương cũng phải ngưỡng mộ. Nhưng trong một số không ít các trường
hợp do cách giải thích của những người làm nghề phong thủy vì mục đích vụ lợi
hay do thiếu hiểu biết khiến ; khiến Phong thuỷ được hiểu như là một môn khoa
học thần bí và bị ngộ nhận là bùa mê, thuốc lú làm tiền người dân, mê muôi một
bộ phận dân chúng, gây những nghi ngờ không đáng có đối với bộ môn này.
Ngày nay, phong thuỷ đã được coi là một
đối tượng nghiên cứu khoa học. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những
cơ quan nghiên cứu về phong thuỷ. Nếu
chúng ta loại bỏ những cách giải thích rời rạc, bí ẩn về những khái niệm trong
phong thuỷ thì những phương pháp ứng dụng trên thực tế của phong thuỷ hoàn
toàn mang tính khách quan, tính quy luật, tính nhất quán và khả năng tiên tri. Đấy
là những yếu tố thoá mãn tiêu chí khoa học cho một phương pháp khoa học.
Căn cứ vào những tiêu chí này, chúng tôi
có thể khẳng định rằng: Phong thuỷ là một phương pháp khoa hoc, hoàn toàn không
mang tính tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan. Phong thuỷ là hệ quả của một tri thức
nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, môi trường và là phương
pháp thay đổi chỉnh sửa những hiệu ứng tương tác của môi trường lên cuộc sống
của con người.
Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải tiếp
tục coi phong thuỷ như là một đối tượng khoa học để khám phá những thực tại
được thể hiện qua những khái niệm ngôn ngữ cổ trong phương pháp luận của phong
thuỷ.
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)