Giáo dục Hoa Kỳ:
Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên bang, tiểu bang, và
địa phương ở Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính. Việc giáo dục trẻ
em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo mang tính chất bắt buộc. Một phần của giáo dục
bắt buộc được thực hiện thông qua nền giáo dục công. Giáo dục công có tính chất
phổ cập ở cấp tiểu học và trung học. Ở các cấp học này, hội đồng học khu gồm
những thành viên được bầu chọn thông qua bầu cử ở địa phương đề ra chương trình
học, mức độ hỗ trợ tài chính, và những chính sách khác. Các học khu có nhân sự
và ngân sách độc lập, thường tách biệt khỏi các cơ cấu có thẩm quyền khác ở địa
phương. Chính quyền các tiểu bang thường quyết định các tiêu chuẩn giáo dục và
thi cử. Độ tuổi bắt buộc đi học thay đổi tùy theo tiểu bang, độ tuổi bắt đầu ở
khoảng từ 5 đến 8 tuổi và độ tuổi có thể nghỉ học ở khoảng từ 14 đến 18.[1]Càng
ngày càng có nhiều tiểu bang yêu cầu thanh thiếu niên phải học cho đến khi đủ
18 tuổi.
Trẻ em có thể hoàn thành
các yêu cầu giáo dục bắt buộc bằng cách theo học trong các trường công lập hay
các trường tư thục do tiểu bang chứng nhận, theo học một chương trình giáo dục
ở nhà được cơ quan giáo dục chấp thuận, hay theo học trong một trại trẻ mồ côi.
Trong hầu hết các trường công lập và tư thục, giáo dục được chia thành ba cấp:
tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông. Trong hầu hết các trường ở
các cấp học này, trẻ em được chia nhóm theo độ tuổi thành các lớp, từ mẫu giáo
(kế đó là lớp 1) cho các em nhỏ tuổi nhất trong trường tiểu học cho đến lớp 12,
lớp cuối cùng của bậc trung học. Độ tuổi chính xác của học sinh theo học các
lớp này hơi khác nhau từ vùng này
sang vùng khác. Giáo dục sau trung học thường được điều hành tách biệt với hệ
thống các trường tiểu học và trung học.
Vào năm 2000, Hoa Kỳ có 76,6 triệu
học sinh và sinh viên theo học từ mẫu giáo cho đến sau đại học. Trong số này,
có 72% số người trong độ tuổi từ 12 đến 17 được xem là học "đúng lớp đúng
tuổi" (tức là đang theo học bậc phổ thông hoặc cao hơn). Trong số những
học sinh theo học bậc phổ thông, có 5,2 triệu (10,4%) theo học trong các trường
tư thục. Hơn 85% dân số ở độ tuổi trưởng thành ở Hoa Kỳ hoàn thành chương trình
trung học; 27% có bằng đại học hoặc bằng cấp cao hơn. Theo số liệu năm 2005 của
Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau), mức lương trung bình của một
người tốt nghiệp từ một trường đại học hay viện đại học là hơn 51.000 đô la/năm,
cao hơn 23.000 đô la so với mức lương trung bình của những người chỉ có bằng
trung học. Có 98% dân số Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ, trong khi
mức độ am hiểu về toán và khoa học bị xếp dưới mức trung bình so với các quốc
gia phát triển khác.[ Vào
năm 2008,
tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học ở Hoa Kỳ là 77%; tỉ lệ này thấp hơn tỉ lệ
tốt nghiệp ở hầu hết các nước phát triển. Ngoài ra, tỉ lệ 33% số người có
bằng đại học tham gia lực lượng lao động là hơi thấp so với mức trung bình
(35%) ở các quốc gia phát triển khác, trong khi tỉ lệ người lao động theo
học giáo dục thường xuyên lại cao. Trong một nghiên cứu thực hiện vào
những năm 2000,
Jon Miller của Viện Đại học
Michigan State cho rằng "Hoa Kỳ có tỉ lệ dân số trưởng
thành có hiểu biết căn bản về khoa học cao hơn một chút so với tỉ lệ ở Nhật Bản hay
các nước châu Âu".
Trải nghiệm nền giáo dục chất lượng cao
tại Mỹ
Là một quốc gia có nền giáo dục hàng đầu, Mỹ đã và đang đào tạo
nên một nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, được nhiều tập đoàn lớn trên
thế giới tin tưởng tuyển dụng. Ở Mỹ, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức
chuyên ngành cần thiết, các sinh viên sau khi tốt nghiệp còn thuần thục nhiều
kỹ năng mềm quan trọng như: khả năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng hùng biện, khả năng phân tích tình hình... Vì vậy, có thể coi du học Mỹ
như một bước tiền đề vững chãi cho sự thành đạt sau này của mỗi sinh viên.
Giáo dục Mỹ có nhiều quan điểm tiến bộ trong việc học tập và giảng
dạy, đặc biệt là ở cấp bậc đại học và sau đại học. Ở Mỹ, không có tình trạng
thầy đọc, trò chép. Giảng viên sẽ trình chiếu bài giảng hoặc phát bài đọc rồi
nói về những vấn đề đó. Những điều cần giải thích thêm sẽ được giảng viên chú
thích trên bảng trong quá trình giảng bài.
Sinh viên sau giờ học còn có thể lên website của mỗi giảng viên xem lại bài trình chiếu nhằm bổ trợ cho quá trình tự học. Các giảng viên luôn rất đúng giờ và hầu như đều vào lớp trước giờ học. Có một điểm khác biệt nữa ở Mỹ là cách thức đánh giá sinh viên của các trường đại học. Trong một kỳ, một sinh viên thông thường sẽ được học 5 môn. Mỗi môn có từ 3 đến 6 bài kiểm tra, chưa kể các bài trắc nghiệm bắt buộc trên mạng với phần trăm điểm đánh giá được phân bố hợp lý. Vì thế, sinh viên của Mỹ hầu như tuần nào cũng có ít nhất một bài kiểm tra. Thậm chí, có tuần có tới 4 bài kiểm tra, bài viết phải nộp và bài thuyết trình trên lớp.
Hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ có tính dân chủ và tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Một điều hết sức bình thường ở Mỹ là giáo sư sẽ vui vẻ cảm ơn mỗi khi sinh viên chỉ ra điểm sai trong bài giảng và thậm chí còn được cộng điểm nếu chỉ ra được những lỗi như vậy. Điều này đã giúp sinh viên luôn có phong cách tự tin, họ nhận được sự khuyến khích thực sự từ các thầy cô mỗi khi phát biểu.Bên cạnh đó, sinh viên thường phải viết rất nhiều nên họ phải tìm tư liệu ở khắp nơi.
Họ cũng cần tự rèn luyện khả năng này của mình bởi sẽ có thể bị đánh trượt ngay lập tức nếu vi phạm lỗi đạo văn dù chỉ là sao chép trong một bài luận. Việc được nhận kết quả thi của mỗi sinh viên là tuyệt đối riêng tư. Nếu không trực tiếp trao đổi thì ngay cả bạn bè cũng không thể biết được kết quả học tập của nhau. Việc học lúc này chỉ được coi là có ích cho bản thân người học chứ không phải vì nỗi sợ bị bạn bè đánh giá. Ở đây, phụ huynh chỉ có quyền biết điểm của con mình nếu như họ là người đóng tiền học cho con.
Họ cũng cần tự rèn luyện khả năng này của mình bởi sẽ có thể bị đánh trượt ngay lập tức nếu vi phạm lỗi đạo văn dù chỉ là sao chép trong một bài luận. Việc được nhận kết quả thi của mỗi sinh viên là tuyệt đối riêng tư. Nếu không trực tiếp trao đổi thì ngay cả bạn bè cũng không thể biết được kết quả học tập của nhau. Việc học lúc này chỉ được coi là có ích cho bản thân người học chứ không phải vì nỗi sợ bị bạn bè đánh giá. Ở đây, phụ huynh chỉ có quyền biết điểm của con mình nếu như họ là người đóng tiền học cho con.
Với mong muốn nuôi dưỡng và đào tạo nên những tài năng lớn cho đất nước, IvyPrep - một mô hình đào tạo dự bị đại học theo tiêu chuẩn Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sẽ mang đến lộ trình được xây dựng hợp lý nhất, đưa các em vào môi trường giáo dục và đào tạo tại Mỹ sát thực tế nhất. Chương trình có những giai đoạn khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi, góp phần tạo bước tiền đề vững chãi trước dự định du học trong tương lai của các học viên.
Với thời lượng hai buổi mỗi tuần gồm các chương trình được thiết
kế để dành riêng cho các em học sinh từ lớp 4 cho tới lớp 12, Ivy Prep sẽ mang
đến một sự phát triển toàn diện cho các học viên sẵn sàng trước một môi trường
học tập mới lạ. Không chỉ đảm bảo về khả năng Anh ngữ cho học viên với số
điểm đầu ra cam kết (trên 95 với TOEFL iBT và trên 1900 với SAT), IvyPrep còn
xây dựng một chương trình đào tạo hợp lý, nhằm cung cấp cho các em những bài
học về tư duy sáng tạo, cảm thụ văn học thế giới, trau dồi kỹ năng thuyết
trình, hùng biện, phương pháp nghiên cứu bậc đại học tại Mỹ... và đặc biệt là
kỹ năng lãnh đạo để các em luôn sẵn sàng trở thành một nhà lãnh đạo trong tương
lai.
Học viện IvyPrep còn cam kết tìm học bổng du học Mỹ cho 100% học
sinh sau khi tốt nghiệp với giá trị từ 15.000 đến 20.000 USD một năm tại top
100 trường đại học danh tiếng của Mỹ. Đây là lời đảm bảo vững vàng của Ivy Prep
trước tương lai của mỗi học viên, giúp các em thêm tự tin để trở thành những
người đứng đầu sau này.