CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Sức Khỏe

1. LÀM ĐẸP TỪ CÂY THUỐC NAM
     Làm đẹp bằng thảo mộc không chỉ giúp có một làn da đẹp, mái tóc óng ả mà giá thành còn rất phải chăng, nhiều người có thể thực hiện và không sợ những phản ứng phụ.
    Ðến các sạp hàng lá ở các chợ hay hiệu thuốc Nam, bạn sẽ tìm được những nguyên liệu cần thiết để chế ra loại thuốc làm đẹp cho mình.
- Làm cho da mặt không bị thô ráp: Xương ống chân dê tán nhỏ hoà với lòng trắng trứng gà. Bôi lên mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, sáng dạy rửa sạch bằng nước vo gạo. Làm như vậy liên tiếp trong 3 ngày.
- Làm da mặt hết bị đen cháy: Chót gạc hươu, mài với nước cho đặc. Ðắp lên mặt một lớp dày sẽ có tác dụng.
Có thể thay gạc hươu bằng lá ké đầu ngựa, sao khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 5 đến 6 g, uống với nước cơm sau khi ăn xong. Thực hiện như vậy trong một tháng liền.
- Tẩy nốt ruồi: Hạt mùi sắc lấy nước rửa mặt đều đặn hàng ngày sẽ hết.
- Chữa trứng cá bọc: Bèo tấm giã nát bôi vào hàng ngày sẽ có hiệu quả.
- Làm da hết nhăn và mặt nhẵn nhụi: Lấy rau sam sắc nước thật đặc để rửa mặt hàng ngày.
- Làm tóc dài và đen: Dầu vừng nấu với lá dâu, bỏ lá đi rồi xát vào đầu đều đặn sẽ có mái tóc như ý muốn.
- Làm tóc hết vàng đỏ: Dùng đậu đen nấu với giấm thật đặc làm nước gội đầu thường xuyên.

2. CÀ LEO CÂY THUỐC NAM BẢO VỆ GAN ĐỘC ĐÁO
    Gan là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Là tổng kho dự trữ và cung cấp năng lượng, một trung tâm chuyển hóa quyết định tình trạng sức khỏe của cơ thể (Glucid, Protein, Lipid, Vitamin đều được tổng hợp và dự trữ ở Gan). Một chức năng rất quan trọng của Gan đó là khử độc.
    Các nguyên nhân gây phá hủy tế bào gan do tiến trình viêm mãn tính như: Các siêu virus B, A, C, D, E và ký sinh trùng, rượu, các chất độc như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản bị cấm, thuốc…Nguyên nhân thường gặp nhất của xơ gan là rượu. Tất cả những người uống rượu nhiều và thường xuyên đều có nguy cơ bị xơ gan. Thời gian uống rượu càng lâu khả năng tổn thương tế bào gan và phát triển thành xơ gan càng cao.
    Do ảnh hưởng quan trọng của gan với sức khỏe vậy nên rất cần phải bảo vệ tế bào Gan hàng ngày bằng cách hạn chế tối thiểu các độc tố đưa vào cơ thể, nhất là các độc tố gây hại trực tiếp cho gan như rượu, thuốc lá, hóa chất bảo quản thực phẩm…mặt khác phải tăng cường chức năng giải độc và bảo vệ tế bào gan. Có gần 50 nghiên cứu về hóa thực vật từ 101 loại cây thuốc có liên quan đến bảo vệ gan như Diệp hạ châu, Cúc gai (sylimarin), Núc nác, Sài hồ bắc, Cam thảo, Tam Thất, Nhân Sâm…
    Cây thuốc nam có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao. Đây là cây thuốc nam được đánh tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan. Đó là cây Cà Gai Leo (Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae). Còn có tên khác là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.
    Bộ phận dùng: Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
    Công dụng: Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.
    Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g
    Theo TS. Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” - Đề tài cấp nhà nước cho biết, đã chứng minh tác dụng chống viêm và tác dụng antioxydant rất tốt của cà gai leo (dạng toàn phần và dạng chiết glycoaloid), xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cà gai leo. Thử trên tác dụng trên lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn hoạt động kết quả điều trị ở nhóm dùng Cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt 66.7%, ngược lại ở nhóm chứng (Flacebo) chỉ ở mức trung bình và kém 93.3%, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn. Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể kết luận cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động.
    Theo Luận án Tiến sĩ Dược học 1997 đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan dotiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm”đi đến kết luận: Dịch chiết cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chuột dưới ảnh hưởng độc của TNT với các khả năng: hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc; ngăn chặn thoái hoá mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan; làm giảm sự huỷ hoại tế bào và tan rã nhu mô gan, do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thuỳ gan.
    Những kết quả nghiên cứu trên đã chứng minh cho việc sử dụng Cà gai leo để giải độc gan và chống viêm mạnh của người dân, điều này cũng cho thấy cây thuốc nam của chúng ta có tác dụng mạnh và sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân nếu được quan tâm đúng mức.

3. ĐINH LĂNG - CÂY THUỐC TĂNG LỰC.
    Cây đinh lăng thường được trồng ở các đình chùa, trước sân nhà làm cảnh bởi lẽ có dáng cây, kiểu lá đẹp xum xuê và quanh năm xanh tốt. Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn gỏi cá nên còn gọi là cây gỏi cá.

    Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L...) Harms, cùng họ với cây nhân sâm (sâm Triều Tiên) nổi tiếng (họ Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều. Vò ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt. Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.
    Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất... Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.
    Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.
    Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học quân sự) cũng có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.
Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.
    Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.

4. PHÓNG SỰ - KHÁM PHÁ.
    Kỳ bí cây thuốc biến chị em có “mặt cóc” thành… tiên nữ
Sống bao đời trên núi cao, người Dao Tiền ở Hòa Bình ngoài những bài thuốc gia truyền chữa bệnh còn có cách làm đẹp riêng cho mình. Chỉ với vài thang thuốc lá cây được đun để tắm và uống, người ta có thể biến những người có nước da sạm, sần sùi mụn nhọt trở nên trắng trẻo, trẻ ra vài tuổi. Qua tìm hiểu của chúng tôi thì những bài thuốc không phải để “quảng cáo” mà nó thực sự hiệu quả. Nhưng không phải ai cũng tìm được và ai cũng bốc được những bài thuốc này.
    “Không còn dấu hiệu của mụn”

    Tôi “nịnh” mãi nhưng cô bé Lý Thị Lan (ngụ xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) vẫn không cho chụp ảnh khuôn mặt của em. Nhìn khuôn mặt da trắng, mịn màng ở cái tuổi 19 không ai nghĩ rằng trước đây em có khuôn mặt “quỷ ám”. Trước đó, thấy mặt em ngày càng mọc nhiều mụn, người dân trong xóm nghĩ rằng em bị chứng nan y khó chữa nên chẳng ai dám chơi, chẳng ai dám đến gần. Bà Lý Thị Yên mẹ em bảo: “Đến tôi lúc đó cũng thấy sợ mặt con gái mình. Mặt nó mụn lấm tấm như cái bánh đa rắc vừng”.
    Thế rồi nghe nhiều người trong xóm mách, em đến bà lão Tà Củ Thao (Tiếng dân tộc Dao, người Kinh gọi bà là đơn giản với cái tên bà Thao). Bà lão người dân tộc này ra nương nhổ một ít cỏ bụi về bảo: “Mày về rửa sạch mấy cái cây này đi, đun lấy nước rồi rửa mặt hàng ngày. Càng rửa nhiều thì càng nhanh khỏi”. Lan về làm đúng như cách của bà lang vườn. Điều kỳ lạ đã xảy ra: Sau 4 ngày thì những vết mụn trên khuôn mặt dần lặn đi, đến một tuần sau thì “không còn dấu hiệu của mụn”.
    Thấy có hiệu quả, các thôn nữ trong bản xôn xao bàn tán, dù mặt không có mụn nhưng vẫn lũ lượt kéo đến nhà bà Thao với yêu cầu “quá đáng” hơn: “Mế ơi, mế biết nhiều chuyện quá. Mế tìm cho chúng con vị thuốc để làm da đẹp hơn, có như vậy thì các con của mế mới được chồng yêu hơn”. Bà lão phúc hậu sau một hồi ngẫm nghĩ, nghe các sơn nữ nằn nì nhiều rồi cũng phải xiêu lòng: “Mày chờ tao mấy hôm nữa tao lên rừng kiếm cho, lâu lắm không có đứa con gái nào làm đẹp bằng cây dại mà toàn thích son phấn lòe loẹt nên tao không đi lấy về”.
    Bán tín bán nghi vì không nghĩ bà lão này lại giỏi giang hơn cả… công ty mỹ phẩm, thế nhưng mấy hôm sau các cô vẫn quay lại để kiểm nghiệm lời bà lão. Bà lang vườn đưa cho các cô gói ni lon chứa chỉ 2 loại cây lá lổn nhổn: Một là cây và lá khô, một là dây rừng. Theo chỉ dẫn của bà, hai vị này đun với nước sôi sùng sục rồi chờ đến khi nước ấm thì một ít cho vào cốc uống, số còn lại dùng để tắm. Chỉ chưa dùng hết 6 thang những vết nám trên cơ thể cũng lặn dần, màu da chuyển dần sang trắng, da Lan mịn màng và đầy sức sống.
    Sơn nữ này chưa hết kinh ngạc: “Em là người Dao sinh ra lớn lên ở đây. Trước em chỉ nghe nói có bài thuốc đó nhưng quả thực không tin lắm. Khi sử dụng rồi mới biết nó hiệu nghiệm như nào. Từ lần đó em vẫn đến lấy thuốc tắm. Hôm nào bận thì thôi chứ rảnh rỗi là đun thuốc tắm và tuyệt đối “giã từ” thuốc tẩy trắng, xà bông”.
    Tác dụng "3 trong 1"
    Không rõ loài cây lá mà các sơn nữ thuật lại là gì, chúng tôi quyết tâm vượt hàng chục cây số đường rừng tìm đến nhà bà lão nắm được bí quyết bài thuốc làm đẹp da. Nhà Tà Củ Thao ở cuối xóm Hạ Sơn, xung quanh là rừng núi chập chùng. Con đường vào nhà bà toàn phơi cây thuốc. Bà lão chân thật: “Đây là bí quyết riêng của người Dao chúng tôi. Tôi được ông bà, bố mẹ truyền lại cho làm thấy hiệu quả lắm. Gọi là bí quyết nhưng với nhà báo thì mình không giấu đâu”.
    Theo lời bà lão, cách chữa mụn trên mặt bằng lá cây thì với người Dao là chuyện “nhỏ như con thỏ”: Lấy cây To tét (Tên tiếng Mường, còn tiếng Kinh thì không rõ là gì) đun với nước, để nguội làm nước rửa mặt là vài bữa hết mụn. Rồi bà ra vườn nhổ cho tôi mấy cây. Đó là loài cây mọc hoang, cây cao nhất cũng chỉ chưa đầy hai gang tay, cây nhiều nhất có chưa đến 10 chiếc lá màu xanh ngắt kèm mấy nụ hoa cứng ngắc.
    Cũng theo bà lang, loại cây To tét không chỉ có tác dụng mà còn có thể chữa bệnh mất sữa với những phụ nữ đang nuôi con. Bà nói:”Rửa sạch nó đi rồi đun nước uống khoảng 4 - 5 ngày là sữa về nhiều lắm”. Chỉ với “thần dược mọc hoang” này, hàng chục năm nay bà đã chữa được bệnh mặt mụn, mất sữa cho bao nhiêu phụ nữ quanh vùng.
    Còn với những thanh niên muốn trắng da cho đẹp thì dùng lá cây trên rừng. Bài thuốc này chủ yếu 2 loại cây theo tiếng Dao gọi là Đen Chi Liếc và Oạp Tam Mây (còn tiếng Kinh không biết gọi là gì). Cây Đen Chi Liếc là cây thân gỗ sống ở núi đá cao, không khí lạnh, có màu lá xanh đậm, da sần sùi, có mùi thơm và chỉ sống ở rừng già. Cây Oạp Tam Mây là loại cây dây có màu trắng muốt, sống bám vào đá không có mùi thơm. Hai giống cây này sống gần nhau.
    Người Dao quan niệm hai loài cây này là tượng trưng cho nếp và tẻ, âm và dương. Khi kết hợp làm vị thuốc tắm, sẽ tẩy được những độc tố có trong da, khi dùng nước uống thì những chất độc có hại cho da đi theo đường tiêu hóa. Nếu sử dụng chỉ tắm hoặc chỉ uống nước thì không có tác dụng.
    Đã có thuốc, thế nhưng để sử dụng sao cho hiệu quả thì bắt buộc người ta cũng phải tuân theo những quy tắc nhất định, nếu không thì sẽ “mất thiêng”. Với nước tắm thì sơn nữ chỉ sử dụng tắm vào buổi tối và phải là nước đun sôi để ấm. Bà mế này phân tích có vẻ rất rành rọt: “Đừng bảo là thuốc của người Dao ta không khoa học đâu nhé. Tắm nước thuốc này vào buổi tối vì đây là lúc những chất không có lợi cho da phát triển mạnh nhất gây hại cho cơ thể. Lúc này tắm thì lá thuốc có hiệu quả cao nhất”.
    Theo bà lão, chỉ cần dùng hết 5 - 10 thang thuốc này thì da phụ nữ giảm dần chất độc hại, chuyển sang trắng mịn như da trẻ con. Bà Thao kể, hai giống cây này rất khó gặp trên rừng. “Nhiều lúc đi tìm nó thì không thấy, nhiều lúc không đi tìm nó thì thấy”, bà nói. Cách đây nửa tháng khi đi lấy cây thuốc, may mắn bà tìm thấy lấy về một bao tải. Nghe nói bà lấy được chị em phụ nữ quanh vùng đến mua và chỉ một ngày sau là hết veo. Hỏi: “Tác dụng thần kỳ như thế thì giá có đắt không?”, bà đáp: “Ta không bán đâu, chỉ lấy tiền công đi leo rừng thôi, có người cho vài chục ngàn mỗi lần là nhiều lắm rồi”.
    Chưa dùng lần nào nên tôi vẫn bán tín bán nghi, thế nhưng trên đường về xuôi, gặp những sơn nữ lưng đeo gùi, nét mặt vui tươi với làn da trắng như trứng gà bóc mỉm cười chào khách lạ, cũng có lúc người ta phải tự nhủ: “Chắc những thang thuốc làm đẹp của người dân tộc phải hữu ích, thì vẻ mặt, làn da của những sơn nữ vùng cao này mới làm xiêu lòng du khách đến thế”.

5. Cà Tím độc hay bổ?
     Cà tím có nhiều loại, thường nhất là màu tím, xanh hoặc trắng. Hình dạng quả giống như trứng ngỗng hoặc trứng gà nên được gọi với tên là “eggplant” (cây trứng gà).
Một chén cà bằng ba chén thuốc
     Cà tím có tên khoa học là Solanum melongena, nguồn gốc ở Ấn Độ. Nó đã được trồng ở các nước Đông Nam Á thời tiền sử, quen thuộc với thế giới phương Tây từ cách đây 500 năm. Cà tím có nhiều loại, thường nhất là màu tím, xanh hoặc trắng. Hình dạng quả giống như trứng ngỗng hoặc trứng gà nên được gọi với tên là “eggplant” (cây trứng gà). Cây thuộc họ cà (Solanaceae), trong nhóm này có cà độc dược chứa nhiều ancaloit độc như solanin, vì vậy đa phần người ta thường nghĩ rằng ăn cà tím độc và đau nhức mình mẩy.
     Các món ăn có cà tím thường là nướng rồi lột vỏ xốt mỡ hành chấm nước mắm tỏi ớt, mắm kho, hoặc um hay xào chung với các loại rau củ quả khác. Ăn sống thì vị hơi đắng, nấu chín sẽ hết đắng và mùi vị thơm dễ chịu. Khi chế biến, nên ướp qua tí muối rồi rửa sạch và xắt lát, cà sẽ mềm hơn và bớt đắng (hiện nay người ta đã trồng được các giống cà không đắng). Thịt quả khi xào với dầu thường hấp thu dầu béo rất nhiều, chính quá trình ướp muối sẽ giúp hạn chế lượng dầu thấm vào thịt quả. Thịt quả mềm, chứa nhiều hạt nhỏ dính vào thịt, người ta thường ăn luôn vỏ quả và hạt.
     Cà tím được dùng trong các món ăn thông dụng của đa số người dân ở Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Ấn Độ với nhiều tên gọi khác nhau. Thường được hầm chung với cà chua, tỏi, nêm thêm với các gia vị như nghệ, càri, làm nước xốt chung với cà, me chua, hoặc nấu chung với gạo, thịt, các loại đậu… thành nhiều món ăn. Người Ấn sử dụng quả cà tím rất phổ biến và gọi nó là “vua của rau củ”. Một món ăn độc đáo từ cà tím là món beguni của người Pakistan: cà được xắt lát mỏng, sau đó tẩm muối và ớt bột, rồi phủ lên một lớp cá và chiên với dầu, món này ăn giòn ngon như một loại bánh snack. Dân gian ta cũng có món cà tím dồn nhân thịt, nấm mèo, củ hành, sau đó đem chiên ăn cũng rất ngon, bổ và rẻ tiền.
     Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp không nên ăn nhiều và thường xuyên. (Ảnh minh họa)
     Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong cà tím, người ta ghi nhận nó có chứa hợp chất trigonellin, beta-amino-4-ethylglyoxalin và cholin, vỏ quả màu tím có chứa nhiều sắc tố thuộc nhóm anthocyanidin, người ta còn tách chiết được một ester là para-cumarin và delphinidol. Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.
     Kết quả nghiên cứu của viện Sinh học thuộc đại học bang Sao Paulo, Brazil, đã chứng minh cà tím rất hiệu quả trong điều trị chứng cholesterol cao trong máu. Một nghiên cứu khác của viện Tim mạch đại học Sao Paulo còn cho thấy cà tím giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch nhờ tác dụng giống như nhóm statins, giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp cũng như bệnh tiểu đường ở một số người có nguy cơ cao, song họ cũng cảnh báo người bệnh không thể thay thế cà tím cho statins. Cà tím còn giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do nhờ nguồn axit folic và kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên trong cà tím có chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g – không đáng kể so với lượng nicotine có ở một người hút thuốc lá thụ động: phải ăn khoảng 9kg (50 – 70 trái) cà tím mới hấp thụ một lượng nicotine tương đương hút một điếu thuốc.
     Theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng điều hoà thân nhiệt, bổ ngũ tạng hư tổn, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng. Được dùng chữa đại tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, đi cầu ra máu, viêm loét ruột chảy máu, phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi trời lạnh giá, đau răng, viêm lợi...
Nên chọn quả chín do hàm lượng solanin giảm nhiều hơn quả xanh, rễ và vỏ cây phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày. Dùng ngoài có thể dùng dạng tươi hoặc đốt rồi tán bột đắp.
     Tác dụng phụ
     Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Năm 2008, nghiên cứu 741 người ở Ấn Độ (nơi cà tím được tiêu thụ nhiều nhất) cho thấy gần 10% nói rằng có triệu chứng giống như bị dị ứng sau khi ăn cà tím, trong khi 1,4% cho thấy các triệu chứng xuất hiện ngay trong vòng chưa đầy hai giờ sau khi ăn, hiện tượng viêm da hoặc dị ứng với phấn hoa cà cũng đã được ghi nhận. Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hoá có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao, nên cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Dù vậy, nhiều nghiên cứu cũng xác định khi nấu chín và kỹ thì có thể ngăn chặn được tác dụng phụ này.
Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) không nên ăn nhiều và thường xuyên.

6. 20 bài thuốc chữa đau lưng.

     Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.

     Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.
     Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
     Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
     Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
     Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
     Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.
     Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
     Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
     Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
     Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
     Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
     Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
     Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
     Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
     Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
     Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
     Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
     Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
     Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.
     Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
     Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần

7. 4 động tác để cơ thể khỏe mạnh từ sáng đến tối

     Chỉ cần tập như mô tả dưới đây mỗi ngày, các khớp xương của bạn sẽ linh hoạt. Những động tác này cũng giúp bạn xua đi căng thẳng để có một tinh thần sáng suốt.
1. Hãy đánh thức cơ thể
     Đứng, hai tay đặt lên thành giường, hít vào thật sâu, đồng thời thóp bụng vào và uốn cong lưng từ từ. Thở ra và ngẩng đầu lên, lặp lại động tác này một lần nữa.


2. Thức dậy với đôi chân năng động
     Dựa vào thành giường, một chân co lại, chân kia duỗi ra sau. Đưa cánh tay bên kia ra phía trước thật xa (so với chân đang duỗi). Giữ đầu thẳng theo sống lưng. Giữ tư thế đó vài giây. Làm lại động tác này với phần bên kia.
3. Thỉnh thoảng ngừng công việc
    Ngồi trên ghế. Xoay thân trên từ phải sang trái, sao cho chân không nhúc nhích. Lặp lại 6-7 lần. Sau đó giữ chặt mép ghế, làm như bạn muốn nhìn về phía sau lưng (hơi gắng sức một tí). Nhất thiết không cử động phần hông. Đổi bên.
4. Ngủ như một em bé


     Không bài tập nào hiệu quả bằng bài tập này khi muốn xua đi cảm giác nặng nề của đôi chân và chuẩn bị đi vào giấc ngủ:
     Nằm ngửa, hai chân khép lại, dựa vào tường. Dang từ từ hai chân và để chúng tự trượt xuống. Khi hai chân đã dang hết cỡ, hãy nới lỏng tối đa các bắp thịt trên trong phần đùi. Sau đó gập đầu gối lên ngực.

8. SỨC KHỎE CHO NGƯỜI ĐI BỘ

     Trong nhịp sống vội vã, bận rộn hiện nay, việc giành thời gian để tập một mơn thể thao nào đĩ đơi khi rất khĩ thực hiện. Riêng đi bộ - một hoạt động tự nhiên của con người khơng địi hỏi kỹ năng và thể lực, lại dễ thực hiện và ít tốn kém - đã được rất nhiều người tham gia và trở thành một hình thức tập luyện ngày càng phổ biến.

     Cũng như tất cả những mơn thể thao khác, muốn đạt hiệu quả thì đi bộ cũng phải theo đúng phương pháp luyện tập; Hy vọng bài viết SAU ĐÂY sẽ cung cấp thêm một số thông tin về loại hình thể dục được nhiều người ưa thích này.

     Những lợi ích của đi bộ

     Đi bộ là mơn thể thao rất đơn giản nhưng mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe. Trung bình khi đi bộ 1,6km, cơ thể sẽ “đốt cháy” khoảng 100 calori; Đi bộ 3,6km/ngày và 3 lần/tuần có thể giúp giảm 0,5kg trong 3 tuần luyện tập đều đặn. Đặc biệt, đi bộ có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hòan; Ở những người năng hoạt động (vừa với sức mình) nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm 50% so với người ít vận động, và ở nam giới không tập thể dục có đến 60% bị cao huyết áp. Ngòai ra, luyện tập đi bộ cũng giúp phần kiểm sốt đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường; Có tác dụng đến sức khoẻ tinh thần như giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm, giúp cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý người cao tuổi, giúp họ lạc quan, không mang mặc cảm là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
     Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ đi bộ có những lợi ích cụ thể sau:
     - Giảm nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ.
     - Giúp phần giảm huyết áp.
     - Giúp giảm cholesterol ở những người có nồng độ cholesterol cao trong máu.
     - Giảm khối lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
     - Tăng sự hưng phấn, chống trầm cảm lo âu, giúp có giấc ngủ tốt.
     - Tăng đậm độ xương nên giúp ngăn chặn loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh - những đối tượng dễ bị gãy cổ xương đùi.
     - Giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
     - Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.
     - Giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Chuẩn bị cho một buổi tập

     - Trước khi tham gia bất kỳ một môn thể thao nào, cũng nên đến bác sĩ tư vấn về những vấn đề liên quan đến sức khỏe.
     - Chuẩn bị một đôi giày vừa vặn, thích hợp, không mang giày quá chật, nên chọn loại giày vừa chân và thoáng.
     - Mặc quần áo tùy theo thời tiết, miễn sao đảm bảo sự thoải mái trong lúc luyện tập.
     - Trước khi bắt đầu luyện tập, nên giành 5-10 phút tập những động tác khởi động để làm “ấm cơ thể”, tránh căng cơ, mau mệt mỏi trong quá trình luyện tập. Nên tập khi đi hoặc chỉ cần uống một cốc nước trái cây.

Đi bộ như thế nào là đúng

     + Tư thế khi đi bộ:
     - Đầu luôn giữ thẳng và hướng về trước, thẳng lưng.
     - Vai và cánh tay nên để thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự nhiên (tốt nhất là tạo với khuỷu một gĩc 900).
     - Khi bước, luôn đặt gót chân xuống rồi hơi nhìn tới trước lấy điểm tựa ở phần nền xương bàn đốt ngón chân (lúc đó bạn sẽ có cảm giác hơi căng ở phần trên của đùi) và nâng gối lên một chút. Nên giữ các ngón chân hướng thẳng về phía trước.
     + Khoảng cách mỗi bước chân, tốc độ và thời gian đi bộ:
     Thật ra, khó có thể đưa ra con số chính xác, bạn có thể bắt đầu đi trong 20 phút, 4-5 lần một tuần rồi tăng dần thời gian tập luyện, không nên cố gắng quá sức. Thực ra tốc độ đi nhanh hay chậm không quan trọng bằng thời gian đi.
     Lúc bắt đầu nên đi chậm, sau đó tăng nhanh hơn một chút. Đi với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất là được. Thời gian mỗi buổi tập tùy theo từng người, đối với người mới bắt đầu, nên tập ít, sau đó tăng dần.
Cách đơn giản để tính năng lượng tiêu thụ trong buổi đi bộ: trọng lượng cơ thể x quãng đường = năng lượng tiêu thụ, Ví dụ: một người nặng 67,5kg đi 1,6km sẽ tiêu thụ một năng lượng khoảng 100 calori. Với những người mới bắt đầu tập, nên tăng dần quãng đường đi, sau đó mới tăng dần tốc độ.
     + Phối hợp hít thở trong quá trình luyện tập:
     Nhiều người có thể chưa quan tâm đến vấn đề này nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng. Nên kết hợp hít thở trong khi đi, thông thường chọn nhịp 2:1, tức là đi 2 bước kết hợp hít vào và và đi 4 bước kết hợp thở ra (đây là nhịp thông thường nhất; có một số người thích áp dụng nhịp 3:1, đi 2 bước kết hợp hít vào và đi 6 bước kết hợp thở ra).
     Tốt nhất nên hít vào bằng mũi và thở ra qua miệng. Hít thật sâu và đều đặn.
     + Thời gian, địa điểm:
     Một trong những ưu điểm của đi bộ là có thể luyện tập bất kỳ nơi đâu môi trường không khí trong lành như: công viên, đường phố, vỉa hè... Không bó buộc về thời gian đi bất cứ lúc nào có thể.

Hãy bắt đầu luyện tập ngay từ bây giờ

     Đi bộ nửa giờ/ngày, 6 ngày/tuần có khả năng giảm phân nửa tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, đi bộ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, vì vậy sẽ không bao giờ quá trễ để bắt đầu.

9. Mật ong với sức khỏe và đời sống

     Mật ong đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm TCN, từ nền văn minh Sumer (4000 năm TCN), nền văn minh Ai Cập cổ đại (1900-1230 TCN)...cho đến tận ngày nay. Dễ nhận thấy ngay rằng, mật ong là một món ăn tự nhiên rất thơm ngon và bổ dưỡng. Người châu Âu ăn bánh mì có phết bơ với mật ong thay cho mứt. Người Việt Nam lại có tục lệ ăn bánh tro với mật ong vào ngày 5-5 âm lịch. Mật ong có trong bánh ' Pain d'épice' của người Pháp, bánh Bí đỏ - Mật ong trong lễ Halloween của người Mỹ...
     Mật ong còn được xem là môn thuốc cổ truyền nhất. Từ xa xưa, con người đã sử dụng mật ong làm phương thuốc bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực. Thành phần mật ong chứa đường hấp thu nhanh (glucose và fructose) nên nhanh chóng tạo năng lượng cho cơ thể, chống mệt mỏi và suy nhược. Thêm mật ong vào thức ăn hoặc đồ uống hằng ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và trẻ lâu: Mỗi buổi sáng, uống một ly nước nóng pha mật ong và chanh sẽ làm sạch cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh. Trước khi luyện tập thể thao, dùng một muỗng cafe mật ong để cung cấp năng lượng, tăng cường hoạt động thể lực, duy trì sức bền bỉ và dẻo dai. Mật ong có thể dùng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt tốt cho trẻ em bị suy dinh dưỡng và người già muốn kéo dài tuổi thọ.
Mật ong được sử dụng phổ biến còn nhờ có tính năng sát khuẩn tự nhiên. Sử dụng mật ong để bảo quản thực phẩm giúp giữ nguyên được mùi vị đặc trưng trong một thời gian dài (vài năm). Trong y dược, Mật ong được dùng để sát khuẩn các vết chầy xước trên da, hỗ trợ tích cực điều trị các nhiễm khuẩn tại hầu họng. Mật ong còn được phối hợp trong các bài thuốc đông y vừa làm chất bảo quản tự nhiên, vừa phát huy tác dụng dược lý riêng.
     Y dược học ngày càng khẳng định vai trò làm lành vết loét của mật ong. Theo quan điểm tây y, thành phần mật ong có chứa Albumin và acid Panthotenic tham gia vào cấu tạo và hình thành tế bào mới, do vậy có khả năng phục hồi nhanh các tổn thương: đau rát niêm mạc hầu họng do ho kéo dài, thậm chí là các tổn thương khó trị như loét niêm mạc dạ dày - tá tràng...
     Đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng của mật ong trong đời sống và y dược học, tìm cách phối hợp mật ong trong các bài thuốc chữa bệnh đang ngày càng được quan tâm.
     Mật ong đã được phối hợp trong thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Đặc biệt hơn, mật ong còn được phối hợp trong các thuốc ho đông dược để tăng hiệu quả điều trị ho mạn tính (như thuốc ho Bảo Thanh của Công ty TNHH Dược phẩm Nata - Hoa Linh). Với sự góp mặt trong thành phần thuốc ho, mật ong vừa làm chất bảo quản tự nhiên, vừa phát huy tính năng sát khuẩn, hỗ trợ điều trị các nhiễm khuẩn tại hầu họng (viêm họng). Mật ong còn làm dịu các đau rát, giúp mau lành các tổn thương niêm mạc do ho kéo dài gây ra. Với tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, mật ong còn giúp bệnh phục hồi nhanh chóng.
10. Chữa Gout bằng thức ăn.
     Các nhà dinh dưỡng khuyên nên ăn vừa phải chất đạm, nhất là thịt, theo nghĩa chỉ cần đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể. Nhu cầu người lớn chỉ cần 1g đạm/kg trọng lượng cơ thể/ngày.
     Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thống phong hay còn gọi là gout (gút) đang có chiều hướng tăng ở nước ta.
     Bệnh thường gặp ở những người uống rượu, bia nhiều, hoặc lạm dụng thức ăn nhiều đạm, hải sản, phủ tạng động vật. Có tới 90% bệnh nhân là nam giới và 95% trong số đó là người khỏe mạnh.
     Với những người thích uống chất cồn, cần lưu ý là bia gây nguy cơ gout cao hơn rượu. Đáng chú ý, thời gian gần đây, gout bắt đầu tấn công cả người trẻ với độ tuổi chỉ 30.
     Đây là bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa Acid Uric, được mô tả ngay từ thời Hy Lạp cổ. Thế kỷ thứ tư trước công nguyên, Hipocrates mô tả và gọi là “bệnh của vua” hay “vua của các bệnh”.
     Khi bị thống phong, nồng độ Acid Uric trong máu thường tăng. Bệnh khớp do chuyển hóa này là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Người ta thấy tỷ lệ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim có liên quan tỷ lệ Acid Uric trong máu.
     Bệnh có nhiều biến chứng như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận. Cần lưu ý, bệnh nhân mắc bệnh thống phong thường có thể mắc một số bệnh kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh mạch não. Ngược lại, bệnh nhân mắc bệnh trên cũng dễ mắc thống phong.
     - Ăn gì
     Các nhà dinh dưỡng khuyên nên ăn vừa phải chất đạm, nhất là thịt, theo nghĩa chỉ cần đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể. Nhu cầu người lớn chỉ cần 1g đạm/kg trọng lượng cơ thể/ngày.
     Để giảm Acid Uric máu, nên hạn chế ăn tim, gan, thận, trứng cá, cá trích, cá đối, đậu nành, súp lơ, rau cần, đậu phụ, lạc. Đấy là những thực phẩm có nhiều chất purin có thể làm tăng Acid Uric máu.
     Tóm lại, hạn chế tối đa rượu, bia, tăng ăn rau xanh, hoa quả tươi. Nên uống nhiều nước, nhất là nước khoáng có gas. Bicarbonate có tác dụng kiềm hóa máu và nước tiểu, làm tăng đào thải Acid Uric.
     Với người đã mắc thống phong, chế độ ăn cần ngặt nghèo hơn. Giới đông y thường lưu truyền mấy chế độ ăn đặc biệt cho người thống phong như sau:
     - Chè táo gừng gồm đại táo (12 quả), sinh khương (gừng tươi) 5 lát, quế chi (10g), đường trắng (50g), và nước (500ml).
     Cho đại táo, sinh khương quế chi vào nước, đun sôi trong 10 - 15 phút. Sau đó, cho đường vào, bỏ bã, lấy nước uống mỗi lần 100ml. Món này có tác dụng thông tắc, hoạt lạc làm giảm đau.
     Chè mộc nhĩ trắng gồm mộc nhĩ trắng (20g), đường (100g), và nước (800ml). Dùng nước sạch ngâm mộc nhĩ trắng một đêm, thái nhỏ cho vào nước nấu nhừ, cho đường cát vào. Mỗi ngày ăn ba lần.
     - Lá lốt xào trứng gồm lá lốt (50g), trứng gà (1 quả), dầu thực vật (2g), và muối (2g). Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ. Cho dầu vào chảo đun nóng cho lá lốt vào đảo đều, đập trứng vào, cho muối, đảo đều, bắc ra ăn nóng.
     Một số trái cây như:
     - Quả anh đào (cherries), loại quả chua chứa hàm lượng vitamin C cao (12%). Theo kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học thuộc Trường đại học British Columbia ở Vancouver, Canada vừa công bố, vitamin C rất hiệu quả trong việc làm giảm lượng axit uric trong máu. Người bị gout mỗi ngày ăn tối thiểu nửa ký sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau. Tuy nhiên giá loại quả này tương đối cao, vì vậy cũng có thể sử dụng quả sơri VN.
     - Quả dâu tây, một chén dâu tây tương đương 144 gam chỉ cung cấp 45 calories nhưng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời về hàm lượng vitamin C (82mg) và flavonoids. Không chỉ làm đẹp da, chống lão hóa, vitamin C trong dâu tây giúp ngăn ngừa bệnh gout rất hiệu quả.
     - Quả kiwi có nhiều vitamin A, C, E giúp phòng chống nhiều bệnh. Là trái cây có nhiều dinh dưỡng, kiwi chứa nhiều kali và hàm lượng vitamin C cao hơn cam. Có thể ăn quả tươi, trái cây hỗn hợp, trộn xà lách... tốt cho người bị gout.

11. Công dụng của dưa leo
     Bấy lâu các chị em đã biết công dụng của trái dưa leo trong việc làm đẹp, tuy nhiên họ còn chưa biết thứ quả diệu kỳ này còn nhiều công dụng hơn thế.
     Thành phần dinh dưỡng
     Giá trị dinh dưỡng trong 100g: Đạm 0,6g, đường 1,2g, chất béo 0,1g, chất xơ 0,7g, nước 95g, năng lượng 10kcal, các vitamin và khoáng chất, kali (150mg/100g), phốt pho (23mg/100g), canxi (19mg/100g), natri (13mg/100g), sắt (1mg/100g), vitamin B, C, tiền vitamin A (có trong vỏ dưa), vitamin E (có trong vỏ dưa) 
     Giải khát, thanh nhiệt
     Nhờ chứa một hàm lượng nước rất cao và vị hơi đắng, dưa leo có tác dụng giải khát mà không ai có thể phủ nhận được. Chính vì thế, loại quả này thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn với hình thức cắt lát, chẻ miếng.
     Tuy nhiên, nếu ăn sống nhiều, dưa leo có thể gây khó tiêu.
     Ngoài tác dụng giải khát, dưa leo còn có tác dụng lọc máu, hòa tan axit uric và urat, lợi tiểu và gây ngủ nhẹ. Do hàm lượng canxi cao nên dưa leo có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn và người già.
     Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, dùng loại quả này cũng rất tốt nhờ lượng kali dồi dào.
     Thải độc, lợi tiểu
     Là cơ quan quan trọng bậc nhất trong quá trình bài trừ độc tố, thận có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra sau quá trình phân giải các protein và bài tiết chúng ra ngoài qua nước tiểu.
     Với tác dụng lợi tiểu, dưa leo có thể làm sạch niệu đạo, giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu.
     Ngoài ra, dưa leo còn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dạ dày. Do đặc điểm giàu kali và ít natri, dưa leo kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có tác dụng bù đắp lượng khoáng cho cơ thể với tỷ lệ cực kỳ thích hợp.
     Hỗ trợ điều trị AIDS
     Qua thực nghiệm hơn 10 năm, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm thiên nhiên có tác dụng kháng HIV. Ở đầu xanh thẫm của quả dưa có chứa chất cucurbitacin, có thể kích thích công năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống ung thư.
     Chính vì vậy, dưa leo thích hợp với bệnh nhân có u nhọt, có tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh AIDS.  Các nhà nghiên cứu cho rằng, với khả năng trên, những người bị nhiễm HIV ăn dưa leo sẽ rất có lợi.
     Dưa leo còn được các nhà nghiên cứu của trường Đại học bang Kansas ở Mỹ dùng để chữa trị bệnh máu trắng.
     Thực phẩm giảm cân
     Nhờ tác dụng ức chế sự hình thành mỡ trong cơ thể, dưa leo rất có lợi cho người mập muốn giảm cân. Nó có khả năng khống chế đường chuyển hóa thành mỡ, đồng thời giúp tăng cường hoạt động của dạ dày, ruột, không làm tăng năng lượng cho cơ thể nhờ chứa nhiều chất xơ.
     Ngoài ra, dưa leo còn giúp giảm lượng cholesterol và chống khối u.
     Mỹ phẩm thiên nhiên
     Nhiều hãng mỹ phẩm hiện nay đã sử dụng chiết xuất từ dưa leo để làm mát và tái tạo da, đặc biệt đối với da đầu. Nước dưa leo có thể được coi là loại nước tonic tuyệt hảo và giúp se khít lỗ chân lông.
     Nếu da bạn bị cháy khi tắm nắng, hãy nghiền nát dưa leo và đắp vào chỗ bỏng rát. Những khoảng da bị rộp, bong sẽ hết liền.
     Dưa leo nghiền lấy nước hoặc thái thành lát mỏng xoa lên mặt, lên tay, chân, có tác dụng làm da nhẵn, mịn màng, tẩy tàn nhang, xoá nhẹ những nếp nhăn.
     Ngoài ra, người ta còn chế ra các loại nước hỗn hợp gồm dưa leo với một số rau quả khác như táo, chanh, cà rốt....để bôi đắp lên da, cho làn da đẹp, mịn màng.

12. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout
     Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút (thống phong) là acid uric. Một trong những biện pháp phòng chống acid uric trong máu tăng cao là dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu.

     Những thức ăn không có lợi cho người bị bệnh Gout :

     Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.

     Do đó, người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu... Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt... 

     Một số thực phẩm có lợi cho bệnh nhân Gout: 

     Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột mỗi ngày dùng 1,5kg, chia thành 3-4 bữa. Nếu ăn rau xanh mỗi ngày 1,5kg chia thành nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm. 

     - Rau cần: cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Có thể dùng cả hai loại, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày. 

     - Súp lơ: là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao. 

     - Dưa chuột (Dưa leo): là loại rau kiềm tính. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết tích  acid uric qua đường tiết niệu. 

     - Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính, và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gút. 

     - : cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định. 

     - Cải bắp: là loại rau hầu như không có nhân purin,  Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng "bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc" nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao. 

     - Củ cải: tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin. 

     - Khoai tây: là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin. 

     - Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu. 

     - Bí xanh: tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt. 

     - Dưa hấu: tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính. 

     - Đậu đỏ: còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút. 

     - Lê và táo: hai loại quả tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mãn tính. 

     - Nho: tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin. 

     - Sữa bò: là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính và mãn tính.