CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

loài thằn lằn biết bay ở Đông Nam Á (sưu tầm)

Có một loại thằn lằn sống trên cây thuộc giống rồng, rất phổ biến ở các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á, mà các nhà khoa học gọi nó là “thằn lằn rồng bay”…

Một đặc điểm đậm chất rồng của loài này đó là cơ thể có vảy và nhiều hoa văn, và phần đầu được bảo vệ khá kĩ. Những con thằn lằn này trông hoàn toàn bình thường nếu chúng chỉ chạy lên chạy xuống trên cây để tìm kiến và các con mồi khác. Tuy nhiên, khi chúng phi ra khỏi cành cây và “sãi đôi cánh” thon dài bên sườn thì ấn tượng ban đầu về loài thằn lằn này hoàn toàn thay đổi.
Thay vì dính chặt vào trước ngực, khi bay, hai bên sườn của thằn lằn rồng mở rộng và cực kì dài; giữa các thanh sườn là một màng da mà khi sãi ra trông rất giống cánh của chiếc máy bay đời cũ. 
Nếu nói một cách chính xác thì thằn lằn rồng không hẳn là "bay", mà đúng hơn là “lướt”, bởi cánh của chúng không hề có lực, mà chỉ có thể nâng cơ thể đi lên và giúp chúng kiểm soát phương hướng. Phần đuôi dài cũng giúp chúng vận động. Thằn lằn rồng có thể “lướt” được một khoảng dài lên đến 9m.
Hiện nay, có hơn 40 loài thằn lằn rồng, với mỗi loại có những đường vân trên cơ thể, màu cánh, và khả năng “lướt” khác nhau. Ví dụ, loài thằn lằn má đen rất nhỏ và nhẹ, nhưng cánh của chúng lại khá rộng, thường sống ở phần dưới của thân cây, bởi chúng có thể mở cánh bay được ngay lập tức và giữ được thăng bằng ngay sau khi cất cánh vào khoảng không.
Thằn lằn đầu vàng thì lại ngược lại: cơ thể ngắn, nhưng lại chắc nịt, cánh rất nhỏ, vì vậy thường sống ở cao trên cây. Để có thể “lướt” được, loài thằn lằn này phải lao thẳng đứng xuống cây trong khi cánh vẫn chưa được mở ra. Sau đó, nó mới bắt đầu mở cánh và bay.
Thằn lằn rồng nói chung thường không tiếp xúc nhiều với mặt đất. Chúng chỉ ở trên cây để tránh những loài ăn thịt. Chúng di chuyển rất nhanh và dễ dàng dọc thân cây, nhưng lại thường nằm chờ con mồi đi qua để tấn công. Khả năng bay cho phép các con đực bảo vệ lãnh thổ của mình (thường là gồm 2 – 3 cây và một “hậu cung” gồm 3 con cái).
Thằn lằn cái thường xuống tận đáy rừng để đẻ trứng, dùng đầu để đào các lỗ nhỏ và đẻ khoảng 5 trứng vào trong. Sau đó, chúng chôn các hố đó lại và nằm canh trứng trong khoảng 24 tiếng, sau đó quay trở lại cây. 32 ngày sau, trứng bắt đầu nở.
Thằn lằn rồng phổ biến nhất ở Đông Nam Á, một phần ở Ấn Độ, và Philippines. Tùy vào đặc tính của mỗi loài mà chúng có các môi trường sống khác nhau, từ các khu rừng rộng rãi thoáng đãng cho đến những vùng cây cối dày đặc, tối tăm và thậm chí là ở bên bờ sông. Những người dân địa phương ở Philippines không ăn loài thằn lằn này bởi họ cho rằng chúng rất độc (mặc dù loài này hoàn toàn không gây độc hại). Hơn nữa, thằn lằn rồng bay cực khó để bị bắt, nên chúng không nằm trong danh sách những loài đang bên bờ vực tuyệt chủng.