CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

CHỮ HIẾU NGÀY NAY!

Mời các bạn cùng tham khảo.
Đô thị hoá, cuộc sống hiện đại với những căn hộ nhiều phòng, không gian gia đình bị chia nhỏ, ngăn cách sự sum vầy, cuộc sống gấp gáp làm mọi người đổ xô vào việc thực hiện cho được mục tiêu cá nhân, thiếu quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Nhiều người đổ lỗi cho hoàn cảnh và tạo nên không ít chuyện đau lòng quanh chữ hiếu. Họ cho rằng, người làm con, cháu thời nay dần dần ít có thời gian để quan tâm, chăm sóc, thậm chí ăn với cha mẹ, ông bà bữa cơm đầm ấm hay ở bên cạnh lúc ốm đau nên chọn giải pháp thuê người giúp việc, hoặc đưa cha mẹ vào trung tâm dưỡng lão để dành toàn tâm, toàn lực cho công việc. Những gia đình có cha mẹ ở xa, một năm con cháu về thăm đôi ba lần. Khi bố mẹ nhớ cháu, ra thăm thì vợ chồng con cái lại bận rộn nên chẳng thể chu đáo với cha mẹ. Vì thế, không ít người có con cái đông đủ nhưng lại ở với người giúp việc.

 Và khi cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn hơn nên mỗi thành viên trong gia đình luôn gấp gáp, mệt mỏi, bởi vậy sự báo hiếu về vật chất được thể hiện nhiều hơn. Hàng tuần, hàng tháng con cái họ gửi cho cha mẹ ít tiền, coi như đã làm xong phận sự. Nhưng đối với các bậc làm cha, làm mẹ, tiền không phải là tất cả... Vì người già chẳng có nhu cầu nhiều, tinh thần mới là điều quan trọng. Không ít người, lúc cha mẹ sống không hỏi han, nhưng khi mất đi, họ lại khóc thật nhiều, làm đám tang thật lớn như một sự an ủi, ăn năn. Tiếc rằng sự hiếu thuận... muộn màng ấy lại đang ngày càng phổ biến.


Một điều đáng buồn nữa đang xảy ra chính là thái độ ứng xử của con cháu với những người đã sinh thành ra mình, cạn kiệt đến mức nhiều người già đã chua chát ví cuộc đời mình như quả chanh, con cháu hè nhau vắt hết nước rồi lạnh lùng vứt bã. Những câu chuyện con đuổi cha ra đường, đánh đập tàn nhẫn mẹ không còn là cá biệt, như đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ cho sự suy đồi của đạo hiếu ngày nay... Những câu chuyện về bố mẹ nghèo, tần tảo sớm hôm nuôi con thành tài vẫn trở nên phổ biến. Nhưng chuyện con cái thành đạt chăm lo chu toàn và để đấng sinh thành sống buổi xế chiều vui vẻ lại là hiện tượng không nhiều.
Hiện nay, mỗi dịp trẻ con được nghỉ hè, nhiều gia đình trẻ kéo nhau về quê thăm bố mẹ, nhưng cũng không ít người đi du lịch để thỏa mãn chính mình. Họ gửi cho bố mẹ ít tiền coi như đã làm xong phận sự. Nhưng đối với các bậc làm cha, làm mẹ, tiền không phải là tất cả... Bởi vật chất thì người già chẳng có nhu cầu nhiều, tinh thần mới là điều quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu về gia đình đã cho rằng: Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng, sự báo hiếu về vật chất được thể hiện nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ, quan niệm về chữ hiếu đã có nhiều đổi khác.
Chữ hiếu về bản chất phải xuất phát từ tình cảm của con người. Trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái. Giúp con cái thẩm thấu, cảm nhận và trân trọng những giá trị đích thực của mối quan hệ huyết thống. Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ nghi thái quá và cực đoan, thì chữ hiếu thời hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần bình đẳng và dân chủ, sẻ chia, tâm lý. Nhiều gia đình nuôi dạy con tử tế nên con hiếu đễ với cha mẹ. Hiếu lễ với cha mẹ không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con.


Các bạn tìm hiểu thêm:
Hiếu đạo của người Trung Quốc theo câu mở đầu của Hiếu kinh là: "Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám tổn thương đó là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế, đó là kết cục của hiếu.” (Thân thể phát phu, thọ chi phu mẫu, bất cảm tổn thương, hiếu chi thủy. Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, hiếu chi chung).
Nội dung đạo hiếu của người Việt Nam thời tiền Phật giáo như hoàn toàn khác hẳn đạo hiếu của người Trung Quốc. Cần nhớ là chữ hiếu trong tiếng Phạn không có một từ tương đương với chữ hiếu của tiếng Hán. Từ một nội dung chữ hiếu như thế, ta mới thấy Lục độ tập kinh 5 ĐTK 152 tờ 28a22-24, truyện 49, đã lên tiếng phê phán đạo hiếu của người Trung Quốc: "Tôi ở đời lâu năm, tuy thấy Nho sĩ tích đức làm lành, há có ai như đệ tử Phật quên mình cứu người, âm thầm mà không nêu danh ư?" (Xử thế hữu niên, tuy độ Nho sĩ tích đức vi thiện, khởi hữu nhược Phật đệ tử, thứ kỷ tế chúng ẩn xứ nhi bất dương danh dã hồ?).