Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết
chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió,
hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người.
Về mặt từ nguyên, 風 phong có nghĩa là "gió",
là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho
địa thế.
Phong thủy không phải là
yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh
nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng,
hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát
hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp,
hung ắt là phong thủy không hợp.
Sách Táng thư viết: "Mai táng
phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước
(thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có
chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy".
Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và
chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là
thuật Phong thủy. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí,
thuyết âm dương, ngũ hành.Các bạn tham khảo thêm
Một khoa chuyên nguyên cứu về quan hệ
giữa gió và nước và ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người.
Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì quả là
chưa đánh giá đúng cái chân giá trị và vai trò của Phong thuỷ trong đời sống
con người!
Lịch sử hình thành các dân tộc phương Đông có khoảng trên dưới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử đó đã thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong Thuỷ.
Lịch sử hình thành các dân tộc phương Đông có khoảng trên dưới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử đó đã thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong Thuỷ.
Các thành ngữ trong dân gian như : “Chọn
đất mà ở” (trạch địa nhi cư), “Gần nước hướng về mặt trời” (cận thuỷ hướng
dương) cho thấy các quan niệm chọn đất có phương pháp đã phổ biến rộng rãi trong
tư tưởng mọi người. Điều này chỉ ra rằng: đã có một hệ thống tư tưởng định
hướng cho dân cư cổ đại trong việc chọn địa bàn sinh sống khi thòi kì quần cư
bắt đầu. Chứng tỏ con người thời kì này đã ý thức rất rõ về sự khác biệt giữa
hình thể và tác dụng của nó ảnh hưởng thế nào đối với con người.
Truyền thống ứng dụng phong thủy của nền
văn hiến Việt cũng được nhắc nhở tới từ thời Hùng Vương dựng nước: Trong những
câu chuyện truyền miệng của các cụ già ở đất Phong châu xưa, sự kiện Vua Hùng
tìm đất đóng đô dựng nước vẫn luôn được nhắc đến với đầy lòng trân trọng và sự
tự hào, Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính cũng đã sưu tầm và biên soạn truyền thuyết
này vào trong cuốn Nghìn xưa văn hiến do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm
1999. Như vậy có thể nói Phong thuỷ tồn tại song hành với lịch sử phát triển
trải hàng nghìn năm. Tính hiệu quả của phong thủy trong xã hội Đông phương là
không thể phủ nhận. Phong thuỷ đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát
triển của các quốc gia Phương Đông, có tính tích cực như góp phần hoạch định
những khu Kinh thành sầm uất náo nhiệt, kiến tạo nên những cung điện nguy nga,
khiến Tây phương cũng phải ngưỡng mộ. Nhưng trong một số không ít các trường
hợp do cách giải thích của những người làm nghề phong thủy vì mục đích vụ lợi
hay do thiếu hiểu biết khiến ; khiến Phong thuỷ được hiểu như là một môn khoa
học thần bí và bị ngộ nhận là bùa mê, thuốc lú làm tiền người dân, mê muôi một
bộ phận dân chúng, gây những nghi ngờ không đáng có đối với bộ môn này.
Ngày nay, phong thuỷ đã được coi là một
đối tượng nghiên cứu khoa học. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những
cơ quan nghiên cứu về phong thuỷ. Nếu
chúng ta loại bỏ những cách giải thích rời rạc, bí ẩn về những khái niệm trong
phong thuỷ thì những phương pháp ứng dụng trên thực tế của phong thuỷ hoàn
toàn mang tính khách quan, tính quy luật, tính nhất quán và khả năng tiên tri. Đấy
là những yếu tố thoá mãn tiêu chí khoa học cho một phương pháp khoa học.
Căn cứ vào những tiêu chí này, chúng tôi
có thể khẳng định rằng: Phong thuỷ là một phương pháp khoa hoc, hoàn toàn không
mang tính tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan. Phong thuỷ là hệ quả của một tri thức
nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, môi trường và là phương
pháp thay đổi chỉnh sửa những hiệu ứng tương tác của môi trường lên cuộc sống
của con người.
Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải tiếp
tục coi phong thuỷ như là một đối tượng khoa học để khám phá những thực tại
được thể hiện qua những khái niệm ngôn ngữ cổ trong phương pháp luận của phong
thuỷ.