Vương quốc Anh là một đảo quốc hoà bình, người dân ở đây rất hiếu khách, đời sống văn hoá rất phong phú. Tại đây,nhu cầu về tôn giáo được tôn trọng và đáp ứng. Anh Quốc luôn chào đón những vị khách thuộc các màu da và các chủng tộc khác nhau trên thế giới.
Cấu trúc hệ thống giáo dục.
Tại Anh Quốc, tất cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi đều phải đi học, hoặc là trường công hoặc là trường tư phải đóng tiền. Ban đầu là nhà trẻ, trường cấp 1, sau đó là trường cấp 2 hay còn gọi là trường phổ thông hỗn hợp có nhiều chương trình và thời gian học khác nhau.
Các em từ 7 đến 13 tuổi sẽ học tại các trường nội trú, hay còn gọi là trường trung học cơ sở và sẽ chuyển lên học trung học phổ thông khi đến độ tuổi 11 đến 13. Học sinh sẽ học nhiều môn để chuẩn bị cho kỳ thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học (GCSE) hoặc chứng chỉ Scottish Standard Grade vào năm 16 tuổi. Sau khi kết thúc các khoá học này, các em có thể học tiếp khoá học lấy chứng chỉ A (A-level), học dự bị đại học hoặc theo học 2 năm (không bắt buộc) tại các trường theo hướng học nghề học thuật hay còn gọi là các trường “6th form” trước khi vào đại học.
Thông thường học đại học ở Anh là 3 năm, sinh viên sẽ nhận được bằng Cử nhân về các môn khoa học xã hội (BA) cho các ngành như ngôn ngữ, nghệ thuật, khoa học xã hội; Cử nhân Khoa học (BSC) cho các bộ môn khoa học và Cử nhân Kỹ thuật (BEng) cho các ngành liên quan đến kỹ thuật và công nghệ.
Đào tạo sau đại học ở Anh Quốc về rất nhiều chuyên ngành khác nhau, các khoá học thường có thời gian ngắn, từ chín tháng đến hai năm. Các chương trình Thạc sỹ nghiên cứu nguyên lý (Mphil), thạc sỹ khoa học xã hội (MA) và Khoa học nghiên cứu (MSc) có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm. Khoá tiến sỹ là một chương trình nghiên cứu từ 3 năm trở lên.
Chất lượng giáo dục.
Vương quốc Anh tự hào là một quốc gia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu trên thế giới hàng thế kỷ nay.
Để có được hệ thống giáo dục như ngày nay, chính phủ Anh Quốc đã vượt qua được tính thủ cựu đặc trưng của đất nước mình. Kể từ năm 1945, hệ thống giáo dục ở Anh Quốc được coi là một hệ thống giáo dục chỉ dành riêng cho tầng lớp giầu có, gây lãng phí nguồn nhân lực tiềm tàng và là nguyên nhân dẫn đến việc tụt hậu so với hệ thống giáo dục của các nước phát triển cùng thời gian đó. Những năm 80, Đảng Bảo thủ ở Anh Quốc đã quyết tâm cải tổ hệ thống giáo dục của đất nước mình.
Anh Quốc có nhiều Đại học danh giá, như trường Đại học Cambridge là một viện đại học tại thành phố Cambridge , Anh. Đây là viện đại học cổ xưa thứ hai tại các nước nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford . Ngày nay, Viện Đại học Cambridge là một trong những viện đại học danh tiếng nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng như của thế giới. Viện Đại học Cambridge hiện có 31 trường đại học thành viên.
Năm 2009 là năm đầy hào hứng của những người dân Cambridge trong chiến dịch kỷ niệm 800 năm trường đại học Cambridge . Lời kêu gọi: “Hãy có những ý tưởng lớn từ những những việc làm nhỏ” được đề cập đến trong bài phát biểu dường như không chỉ dành cho các sinh viên nơi đây...Mỗi năm, có hàng trăm tiến sĩ và thạc sĩ thành đạt từ nơi đây. Những buổi lễ trao bằng long trọng và xúc động được diễn ra định kỳ vào các tháng nhất định của mỗi quý và tuỳ vào thời gian lựa chọn của từng vị tiến sĩ. Họ là niềm tự hào và danh dự của người dân, nhưng họ cũng chính là những trí tuệ tuyệt vời mà nền giáo dục Cambridge đã khai sáng và nuôi dưỡng. Họ là một phần của Cambridge .
Qua nền giáo dục Nhật Bản , Singapore , Anh Quốc . . . .cho ta thấy.
Mỗi một quốc gia có một nền giáo dục riêng cho mình phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và đặc tính dân tộc mình. Tuy nhiên, trong đào tạo thì mục tiêu tạo ra con người đáp ứng được nhu cầu xã hội của dân tộc và hội nhập quốc tế thì đó mới là nền giáo dục thành công.
Theo tôi nhiệm vụ chính của nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam hiện nay là:
-Tìm ra một mô hình giáo dục thích hợp, linh hoạt cao đáp ứng được nhu cầu phát triển dân tộc bền vững và có yếu tố hiện đại ngang tầm nhất định với phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới để bảo đảm hội nhập quốc tế.
-Xây dựng được những đặc điểm giáo dục độc đáo của nhà trường Việt Nam mang tính dân tộc cao và giáo dục hiệu quả. Mọi người Việt Nam phải biết tự hào dân tộc Việt Nam, phải sống với tinh thần luôn tôn trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc Việt nam.
Học sinh Việt Nam tự hào là người Việt, du học sinh tự hào được du học ở Việt Nam .