"Xác định Không gian Xã hội và Môi trường của Châu thổ sông Cửu long"
Trước hết, thành ngữ châu thổ sông Mê Kông (Mekong delta) có ý nghĩa gì? Danh xưng thông thường này trong thực tế thì phức tạp bởi nó có tính cách tổng quát và đa nghĩa (polysemous). Thành ngữ này có thể được giải thích như một không gian địa dư xuyên quốc gia được xác định bởi môi trường vật thể, tự nhiên hay nông nghiệp (hệ thống sông ngòi, khi hậu, thủy văn, trắc diện (relief) …, các rừng tràm, đầm cây đước (mangrove) …; các vườn cây ăn trái, các văn hóa công nghiệp …) hay một cách cụ thể hơn, văn hóa lúa ngập nước bởi nhiều cách: văn hóa lúa gạo, vốn là hoạt động chính và phần nào độc đáo về mặt văn hóa, lệ thuộc trực tiếp vào các hệ thống và mạng lưới thủy văn. Trong trường hợp này, châu thổ sông Mê Kong được định nghĩa bởi nông nghiệp. Nó cũng có thể được cứu xét từ nhiều góc cạnh khác nhau về chủng tộc, các ranh giới hành chính gần đây và quá khứ, các đức tin tôn giáo và các sự hành đạo, các biến cố lịch sử, cách sống v.v… Nói về châu thổ sông Mê Kông là nói về tất cả các khía cạnh này cùng một lúc. Khác xa với một đồng bằng buồn bã và đơn điệu, châu thổ sông Mê Kông ngược lại là một không gian thực sự biến hóa.
Khi nói về châu thổ sông Mê Kông, các nhà hành chính thường đề cập đến Miền Dưới Của Nam Kỳ (Low Cochinchina hay Basse Cochinchine), Miền Tây Nam Kỳ (Western Cochinchina hay Cochinchine occidentale), Miền Quá Sông Bassac (Transbassac), Miền Chưa Tới Sông Bassac (Cisbassac), hay để nói về địa hạt một tỉnh, họ hay dùng tên gọi của các trung tâm hành chính (Cần Thơ, Bạc Liêu …)
Đối với các thành ngữ bằng tiếng Việt, họ đề cập tới các ý niệm không gian khác. Nếu nhóm từ đồng bằng sông Cửu Long được nhất loạt sử dụng để nói về châu thổ sông Mê Kông, nguồn gốc và sự phổ thông hóa của nó vẫn chỉ được biết rõ. Từ ngữ khác được dùng bởi Người Nam (Southerners) là miền tây nam bộ (southwestern region) hay nói cho gọn, miền tây. Về các cư dân của châu thổ sông Mê Kông, họ dùng rất nhiều thành ngữ địa phương khác nhau chứng minh một cách chính xác tính biến đổi của miền hay trong khái niệm về đất đai của họ. Chính vì thế chúng ta có thể nghe trong các cuộc thảo luận các từ ngữ Lục Tỉnh (từ ngữ lịch sử của sáu tỉnh dưới thời vương triều), Hậu Giang (tên chỉ con Sông Đàng Sau (Posterior River) gọi sông Bassac trong quá khứ), miệt dưới (miền phía dưới), hay miệt trên (miền phía trên) để xác định miền ở bên này hay bên kia con Sông Đàng Trước (Anterior River) (tức Tiền Giang), miệt vườn để nới về miền có vườn cây ăn trái. Các thí dụ dĩ nhiên càng tăng khi chúng ta cứu xét đến các định nghĩa phổ thông địa phương thường tham chiếu đến tên của các con kinh hay con sông. Các cách nói và các thành ngữ địa phương này – đôi khi – cho phép xác định không gian châu thổ với các dấu hiệu ranh giới biểu trưng, phát sinh từ một văn hóa bình dân sống động.
Một người của châu thổ sông Mê Kông đã tận tụy cho nền văn hóa bình dân này và cho tất cả các loại truyền thống truyền khẩu đến nỗi ông đã quyết định muốn bảo tồn chúng bằng cách viết lại về chúng, sự việc trở thành trọng tâm trong sự nghiệp sáng tác văn chương của ông. Nhà văn Sơn Nam, dân gốc Kiên Giang, sinh ra từ một địa phương được gọi là miệt thứ (“Miền kinh số 4, gần rừng U Minh) đã cố gắng và đã thành công trong việc trình bày và hiểu được “hồn phổ biến [?]: popular soul” (từ ngữ của chính ông) của miền và của cư dân của nó”. 55 Chính vì thế, hàng tá tác phẩm của ông mang lại cho người đọc một cái nhìn sâu xa và chính xác về lịch sử và xã hội địa phương và cùng một lúc, một cái nhìn tổng hợp về sinh quán của ông, Hậu Giang, một cách tổng quát hơn, về châu thổ sông Mê Kông (đồng bằng sông Cửu Long) và về Miền Nam Việt Nam. Thí dụ, chính một trong những quyển sách của ông đã phổ cập hóa thành ngữ miệt vườn và đã tạo ra từ ngữ mới (neologism) “văn minh miệt vườn: Orchard civilization” để nói về các đặc điểm phân bổ nông nghiệp của Vĩnh Long và Bến Tre.
Ông cũng đề nghị gọi châu thổ sông Mê Kong là “văn minh sông nước: riverine cvivilisation” để mô tả chức năng trung tâm của các thủy lộ (sông, kinh đào, biển duyên hải) trong đời sống hàng ngày, trong kinh tế và trong các tín ngưỡng bình dân, những cũng có quan hệ và trao đổi với các miền khác của Việt Nam và với các nước Đông Nam Á (Căm Bốt, Thái Lan, Mã Lai, Singapore). Thành ngữ này cho phép tác giả của nó biện biệt trong một cung cách đầy màu sắc các miền văn hóa to lớn của Việt Nam: theo khái niệm của ông, miền bắc Việt Nam, cho đến Thanh Hóa, là một nền văn minh đại lục; sau đó từ Hội An (Miền Trung), Việt Nam hướng ra biển, kế đó, từ Sàigòn Việt Nam thuộc vào miền biển Địa Trung Hải Á Châu”.
Nhưng năm gần đây, giao sư Lê Quốc Sử có ấn hành một cuộc nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh kinh tế của miền mà ông ưa gọi là “văn minh kênh rạch: canal civilization””. Ngoài cảm nghĩ cá nhân của ông, tác giả có đề câp đến các thí dụ khác để định nghĩa miền và đề nghị một sự thử xếp loại đầu tiên. Nhưng một vài khía cạnh cần phải được làm chính xác hơn hầu có thể xác định được không gian châu thổ với các tiêu chuẩn lý thuyết và ngữ học xã hội.
Tiếp nối quan điểm kinh tế (văn minh kênh rạch) hay tổng quát hơn, quan điểm văn hóa (văn minh sông nước), cuộc khảo sát làng Sóc Sơn, và phần mở rộng, đến kinh Tri Tôn, có khuynh hướng chứng minh cho giá trị của hai định nghĩa này. Trong thực tế, kinh Tri Tôn là một gốc rễ của các thôn ấp và tiến trình thành lập xã; nó cũng là một địa điểm có nền kinh tế phát đạt.
* * *
Chính vì thế, xem ra cuộc sống đan kết nhau trên con kinh và tinh thần tiên phong cùng chia sẻ của dân số khác biệt này đã tìm thấy một nơi hỗn hợp của xã hội sông nước đồng bằng Cửu Long Giang và một cách tổng quát hơn của một nền văn hóa phổ thông. Các cuộc nghiên cứu về sự thành lập gần đây làng Nam Thái Sơn (tên cũ là Sóc Sơn) cũng phát lộ các tương tác giữa sự quản trị thủy lực của một vùng kém phát triển trong một thời gian lâu dài với các sự định cư của con người dọc theo các kinh đào mới, như trong trường hợp này được tượng trưng bởi phong trào di dân có hoạch định trùng hợp với di dân tự phát. Ở tận các căn nguyên của sự cất cánh kinh tế địa phương, kinh đào cũng là phương tiện cho phép sự luân lưu và nối kết nhau giữa các truyền thống văn hóa khác nhau. Các di dân Bắc Kỳ chỉ là “một mảnh ráp mới của bức tranh ghép đã sẵn được tạo hình” (une nouvelle pièce de la mosaique déjà dessinée” ), hàng trăm gia đình này đã thích nghi với môi trường và dân chúng của “mặt trận tiên phong biến đổi mỗi di dân mới thành một đoàn viên toàn diện của cộng đồng”. Không có gì nghi ngờ rằng loại tiếp nhận - hòa nhập này đã có hiệu quả và nó có thể được giải thích một cách đặc biệt bởi kinh nghiệm chung về sự khai khẩn rừng hoang và quản trị mạng lưới thủy lợi. Trong năm 1924, một văn gia người Pháp, Albert Viviès có viết trong một giọng điệu rất khêu gợi rằng “Bán Đảo Đông Dương có hình dạng của một bầu vú đẹp đẽ và rằng Miệt Dưới Nam Kỳ sẽ là núm vú phong phú của nó. Các mạch sữa của nó chứa đầy một cuộc sống sung túc”. Ẩn dụ cá nhân này là sự bày tỏ hay nhất cho lòng cảm ơn của một dân chúng cần cù đối với mảnh đất nuôi dưỡng mình cũng như cho sức sống của toàn miền thường xuyên được tái tạo bởi dòng nước./-