CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Sưu tầm “hát ru con”

       Từ lâu, những người nuôi trẻ nhỏ khắp trên thế giới đã biết dỗ chúng ngủ bằng cách hát ru con. Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.
        Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con. Như:
 1. Trâu ơi ta bảo trâu này,
    Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
    Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
    Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
    Bao giờ cây lúa còn bông,
    Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
    . . . . .
2. Cái cò cái vạc cái nông
    Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò.
    Không, không, tôi đứng trên bờ,
    Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
   Chẳng tin thì ông đi đối,
   Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
   Con cò mà đi ăn đêm
   Con cò mà đi ăn đêm,
   Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
   Ông ơi, ông vớt tôi nao,
   Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
   Có xáo thì xáo nước trong,
   Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
     . . . . . .
     Thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu nghe được tiếng động và giọng của mẹ từ tháng thứ 4 (mặc dù hệ thống tai-nghe hoàn thành vào tháng thứ 6). Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mặc dù thai nhi nằm trong nước ối và được bao bọc bởi nhiều lớp cơ, màng, có thể nghe được tiếng động, tiếng nhạc, nhịp nhanh chậm, tông độ cao thấp, v.v... gần như chính xác. Tiếng nói của mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể thẳng vào tử cung. (Busnel, Granier-Deberre, and Lecanuet 1992)
      Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Chỉ qua 5 giây, tiếng động kích thích có thể làm thay đổi nhịp tim kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Nhiều tiếng nhạc làm thay đổi chuyển hóa. Trong một cuộc khảo cứu, khi trẻ sinh thiếu tháng được cho nghe bài nhạc "Lullabye" của Brahms 5 phút, 6 lần mỗi ngày rõ ràng có lớn nhanh hơn những trẻ tương tự. (Chapman, 1975)
       Nhịp điệu của bài hát đem lại cảm giác "an toàn" có thể vì làm nhớ lại nhịp điệu tim đập nghe được từ những ngày tháng còn trong lòng mẹ. Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết đang được người bảo bọc.
        Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng những nguyên âm không thành câu ("humming") dễ làm trẻ ngủ hơn là hát thành bài có câu cú rõ rệt.(Trích từ Wikipedia).
    Ầu ơ ... ví dầu
    Cầu ván đóng đinh
    Cầu treo lắc lẻo
    Gập ghềnh khó qua
       ...........
    Ầu ơ ...
    Khó qua mẹ dắt con qua...
    Con đi trường học
    Mẹ đi trường đời ...
    Qua thực tiễn của sự tiến bộ, nhiều bà mẹ tự cho mình là người hiện đại đã tự bỏ mất nhiều nét độc đáo trong mối quan hệ mẫu tử: không biết hát ru, không cho con bú sữa mẹ, không chăm sóc và gần gủi thường xuyên đứa con mình mang nặng đẻ đau . . . điều này góp phần làm cho mối quan hệ thiêng liêng ngày càng thiếu gắn bó. Khi thiếu mối quan hệ này thì sẽ dẫn tới hệ quả không tốt: Tôn kính cha, mẹ; Tấm lòng hiếu thảo; . . . Nhưng những điều đó là những biểu hiện tạo nên một nét văn hóa độc đáo của gia đình Việt Nam.