(Bài sưu tầm)
Với lối kiến trúc cổ từ hàng trăm năm nay, đình Tân Đông (xã Tân
Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) là một ngôi đình “độc nhất vô nhị” ở
Việt Nam
bởi toàn bộ đình cổ được bao bọc bởi một cây bồ đề với hàng trăm búi rễ ôm trọn thân đình.
Đối
với người dân ấp Gò Táo, xã Tân Đông, ngôi đình như báu vật, là trái tim của cả
làng, cả xã.
Khi những ánh nắng yếu ớt cuối ngày của tiết trời tháng 3 đang còn hắt xuống mái đình, chúng tôi - những vị khách lần đầu tiên đặt chân tới ngôi đình không khỏi ngỡ ngàng và bị lôi cuốn bởi nét hoang sơ, cổ kính cũng như được “mục sở thị” những chùm rễ lớn nhỏ của hai cây bồ đề mọc ngay trên hai góc ngôi đình tủa ra quấn chặt lấy những cây cột, bức tường như để bảo vệ cho ngôi đình từ hàng chục năm nay.
Theo
những bậc cao niên làng Gò Táo
thì ngôi đình đã tồn tại hơn 100 năm nay, nhờ có hai cây bồ đề mà ngôi đình còn
tồn tại được đến bây giờ. Hàng năm, đình Tân Đông tổ chức bốn lễ hội chính như:
lễ Kỳ Yên (16-2 âm lịch), lễ Thượng điền (16-5 âm lịch), lễ Hạ điền (16-8 âm
lịch) và lễ cầu Ông (16-11 âm lịch). Mỗi lần lễ tổ chức hai ngày, người dân
trong làng tụ họp nhau lại cùng nấu ăn linh đình rồi mời các đoàn hát bội khắp
nơi về biểu diễn, làm lễ.
Ông Nguyễn Văn Đời (75 tuổi), người tự nguyện chăm sóc cho ngôi đền không bị bỏ hoang từ hàng chục năm nay cho biết, đình Tân Đông được phong sắc thần, thờ phượng Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832), người hai lần được phong Tổng trấn thành Gia Định, có công khai phá phương Nam dưới thời chúa Nguyễn. Tuy nhiên tờ sắc phong này đã bị mất vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
Ông Nguyễn Văn Đời (75 tuổi), người tự nguyện chăm sóc cho ngôi đền không bị bỏ hoang từ hàng chục năm nay cho biết, đình Tân Đông được phong sắc thần, thờ phượng Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832), người hai lần được phong Tổng trấn thành Gia Định, có công khai phá phương Nam dưới thời chúa Nguyễn. Tuy nhiên tờ sắc phong này đã bị mất vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
“Thời
kháng chiến chống Pháp, đình Tân Đông là nơi hội họp bàn bạc kế sách đánh giặc
của các chiến sĩ cách mạng. Đến thời kỳ chống Mỹ đình Tân Đông bị biến thành
nơi giam giữ, trấn áp các gia đình có con em tham gia cách mạng” – ông Đời nhớ
lại.
Hai năm đầu hòa bình lập lại, người dân làng Gò Táo chẳng ai nghĩ đến chuyện cúng bái nên ngôi đình bị bỏ hoang. Đến năm 1978, ông Đời bàn với vợ giết thịt hai con gà đem ra hương khói lại. Sau đó mấy năm người dân mới định kỳ đến cúng bái vào các dịp lễ.
Anh Lê Tấn Thông (cháu ông Đời), hàng ngày thay ông Đời ra thắp nhang cho ngôi đình cho biết: “Từ nhiều năm nay đã có không ít đoàn làm phim, người mẫu và nhiều đoàn khách nước ngoài về đây tham quan, chụp hình cũng như quay phim về ngôi đình này”.
Hai năm đầu hòa bình lập lại, người dân làng Gò Táo chẳng ai nghĩ đến chuyện cúng bái nên ngôi đình bị bỏ hoang. Đến năm 1978, ông Đời bàn với vợ giết thịt hai con gà đem ra hương khói lại. Sau đó mấy năm người dân mới định kỳ đến cúng bái vào các dịp lễ.
Anh Lê Tấn Thông (cháu ông Đời), hàng ngày thay ông Đời ra thắp nhang cho ngôi đình cho biết: “Từ nhiều năm nay đã có không ít đoàn làm phim, người mẫu và nhiều đoàn khách nước ngoài về đây tham quan, chụp hình cũng như quay phim về ngôi đình này”.
Đình Tân Đông được UBND tỉnh Tiền Giang trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vào ngày 9/12/2010.