Đức tính cần cù, sự chịu thương chịu khó, tính bất khuất kiên cường, sự cứng cỏi trước thiên nhiên, trọng nghĩa khinh tài, thấy sự bất bình chẳng tha, trọng quan hệ bạn bè, tự do khoáng đạt trong nếp nghĩ, nếp sống tất cả đã hình thành nên những nét tính cách rất đặc trưng của người nông dân Nam bộ.
Vài nét về lịch sử và điều kiện địa lý - tự nhiên vùng Nam bộ.
Đặc điểm tự nhiên vùng Nam bộ là vùng đất mới được khai phá; với tính hoang dã, thoáng rộng của đồng bằng mênh mông, sông nước và kênh rạch chằng chịt như vùng đồng bằng sông Cửu long, hoặc đồi núi đất đỏ cao nguyên như vùng miền Đông, hải đảo như vùng Kiên Giang, và biển cả trùng trùng. Đây chính là vùng đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên gìau có, phong phú dễ dàng khai thác, nhưng cũng đầy hiểm nguy.
Dân cư Nam bộ gồm người Việt, Khmer, Hoa, Chăm,… trong đó có người theo đạo Phật, đạo Hoà Hảo, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Hồi,… và cả những người không tôn giáo. Do đó, văn hoá Nam bộ là đa màu đa sắc và mang dấu ấn nhiều sắc thái dân tộc hết sức đa dạng từ cội nguồn, nhưng lại kết cấu trên cơ sở tinh thần bao dung, hoà hợp, đồng nguyên. Có thể nói, văn hoá Nam bộ là vùng văn hoá đạo Phật, văn hoá Khmer, văn hoá ấn độ, văn hoá Hoa kiều, nhưng văn hoá Việt là cái nền.
Những tiền đề lịch sử-xã hội cơ bản hình thành nên tính cách của người Việt Nam bộ.
Về phương diện tâm lý học xã hội, tính cách con người được hình thành dưới ảnh hưởng và tác động của các điều kiện xã hội do kết quả của hoạt động cá nhân. Tính cách con người được hình thành, xác định và phát triển không đơn thuần chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh, vào điều kiện khách quan, mà còn do cả những nỗ lực bền bỉ và mạnh mẽ của cá nhân để vượt qua và thắng được sự trói buộc của hoàn cảnh, do sự điều hoà các nguồn ảnh hưởng khác nhau và ngược chiều. Do đó, để tìm hiểu tính cách của người Việt
Theo các nhà nghiên cứu, những người nông dân tộc Việt đến “lập nghiệp” trên vùng đất Nam bộ chủ yếu là từ các miền ngoài vào. Họ là những người nông dân bần cùng lưu tán có óc mạo hiểm muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo, sưu cao thuế nặng của địa chủ phong kiến đặt ra, tránh khỏi chiến tranh liên miên Trịnh Nguyễn đã kéo nhau vào đây mưu sống; hoặc một số người có tiền mộ dân nghèo đi khẩn đất, hoặc là lớp người tội đồ đi tránh sự trừng phạt của vua quan đã trốn tránh lặn lội vào đây ẩn nấu, hoặc là những người lính cứng đầu bị đẩy vào đây để trấn miền biên ải hay khai phá lập đồn điền và khẩn hoang vùng biên giới hải đảo… Đến đây họ đã vượt lên hoàn cảnh của chính mình mà đổi đời, trưởng thành, xây dựng quê mới ngày càng giàu đẹp.
Mục đích khát vọng của những con người vô Nam thời đó là tự do và giải phóng. Thứ nhất là giải phóng ra khỏi cái đói nghèo. Thứ hai là giải phóng ra khỏi ách áp bức bóc lột. Với khát vọng ấy, con người muốn biến đầm lầy thành đồng ruộng, thành vườn xanh không phải dễ dàng mà họ phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn vất vả và cực nhọc, cho nên họ không thể không rèn luyện ý chí, kiên cường bất khuất, vượt qua khó khăn dần trở nên hiên ngang cứng cỏi, mới có thể chế ngự, khai thác được thiên nhiên đầy ác liệt ấy. Chính công cuộc khai phá vùng đất mới, con người đã bền bỉ đấu tranh với thiên nhiên, kiên cường trong lao động sản xuất để đáp ứng nhu cầu sinh tồn của mình, và đấu tranh chống lại áp bức, bất công của triều đình phong kiến, chống thù trong giặc ngoài đã sáng tạo ra cuộc sống của các cư dân Nam bộ; tạo ra cho họ tính cách kiên nhẫn, cần cù, chịu khó, kiên cường, hiên ngang, không chịu bó tay trước những khó khăn thử thách, dám làm, dám đương đầu và mạo hiểm.
Đồng thời, theo Nguyễn Đăng Duy, con người vào đây lúc bấy giờ là “Ba họ mười làng”, thân tộc máu mủ đơn côi, đứng trước cái thiên nhiên xa lạ, không ít ác liệt ấy, con người không thể không dựa vào nhau, tin vào nhau, thực lòng với nhau để cùng nhau tồn tại mưu sinh, trật tự trị an không đặt ra gay gắt. Bởi thế, tình thương thân tương ái, thực lòng giúp đỡ lẫn nhau, trọng nghĩa khinh tài, thấy sự bất bình chẳng tha, trọng quan hệ đối sử bạn bè làng xóm, lân gia, lân ấp đã nhanh chóng nẩy nở ở những lưu dân đầu tiên vào khai phá miền đất Nam bộ. Mặt khác, buổi đầu vào đây, các chúa Nguyễn chưa đủ thời giờ, điều kiện để vươn khắp, chế ngự. Bởi thế, con người nông dân Nam bộ buổi đầu ấy cảm thấy thực sự được tự do, giải phóng về ý thức, con người tha hồ hăm hở vùng vẫy, làm ăn. Sự tự do khoáng đạt trong nếp nghĩ, nếp sống cũng đã nhanh chóng góp vào tính cách người nông dân Nam bộ. Họ là những người không thích bị gò bó, ràng buộc bởi những qui chế chật chẽ, những kỷ luật khắt khe.
Như vậy, đức tính cần cù, sự chịu thương chịu khó, tính bất khuất kiên cường, sự cứng cỏi trước thiên nhiên, trọng nghĩa khinh tài, thấy sự bất bình chẳng tha, trọng quan hệ bạn bè, tự do khoáng đạt trong nếp nghĩ, nếp sống... tất cả đã hình thành nên những nét tính cách rất đặc trưng của người nông dân Nam bộ. Ca dao Nam bộ có câu:
“Trời sinh cây cứng lá dai
Gió lay mặc gió chiều ai chẳng chiều”.
Gió lay mặc gió chiều ai chẳng chiều”.
Chính câu ca dao ấy đã nói lên được đặc trưng tính cách nổi bật của người nông dân Nam bộ, đó là không lùi bước trước trở ngại của thiên nhiên, không luồn cúi trước sức mạnh xã hội phi nghĩa.
Có thể nói, trước cách mạng tháng 8 năm 1945 ,“80% đất đai Nam bộ nằm trong tay các điền chủ (chiếm 1% dân số) trong khi đó khoảng 76% nông dân không có một thước đất trong tay”. “Hầu hết nông dân Nam bộ đều phải làm cả năm mà không đủ ăn, không đủ mặc, ngay đến con gái cũng không có yếm, có áo che thân”. Do đó tính cách “chiều ai chẳng chiều” ở họ đã nhanh chóng làm bùng lên khởi nghĩa để dành cuộc sống no đủ, tự do. Từ giữa thế kỷ XVIII, những người nông dân Việt ở Long Hồ (nay là Vĩnh Long) đã cùng với người Khmer ở Trà Vinh nổi lên chống lại cường hào ác bá để dành lấy ruộng đất do chính tay mình khai phá.
Tính cách kiên cường bất khuất trước bạo lực kẻ thù được thể hiện rõ ở nhiều tấm gương như: Người anh hùng Nguyễn Trung Trực, và sau này là Võ Thị Sáu,… Lời đáp hiên ngang của anh hùng Nguyễn Trung Trực khi ấy trước tên thống đốc Nam kỳ Olier “Bao giờ đất này hết cỏ, dân Nam mới hết người đánh Tây” đã được dân gian hoá thành câu ca dao Nam bộ bất hủ:
“Bao giờ hết cỏ Tháp Mười
Thì dân ta mới hết người đánh Tây”.
Theo Nguyễn Đăng Duy, tính cách người ViệtNam bộ còn được thể hiện ở sự hào phóng và lòng hiếu khách. Người Việt Nam bộ có tính cách đó, Ông giải thích, đó là vì trong môi trường nóng ấm quanh năm, nước nhiều, ít giông bão, đất đai phì nhiêu, sản vật tự nhiên trong rừng, dưới nước phong phú, con người ít phải lo “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”, ăn bữa nay lo bữa mai. Đó là vì trên miền đất lạ mưu sống, con người từ bốn phương hội tụ, họ là những người đơn côi họ lạc máu mủ, nhu cầu đời sống rất cần đến tình người, tình bạn, tình cảm nhân văn. Theo chúng tôi, hai lý do trên là bằng chứng hết sức xác thực để chứng minh cho sự hình thành tính hào phóng và lòng hiếu khách của người Việt Nam bộ.
Thì dân ta mới hết người đánh Tây”.
Theo Nguyễn Đăng Duy, tính cách người Việt
Những nét tính cách cơ bản của người Việt Nam bộ:
Theo các nghiên cứu, chúng tôi thấy người Việt Nam bộ có những tính cách nổi bật đó là: 1. Tinh thần yêu quê hương đất nước nồng nàn, mà cao nhất là tinh thần yêu nước rất nổi trội, nhất là trước hoạ ngoại xâm.
2. Bản lĩnh kiên cường, khí phách hiên ngang, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, hào hiệp và phóng khoáng, bình đẳng và ít bảo thủ.
3. Tinh thần dân chủ và cộng đồng cao, khả năng hợp tác cao, có óc thực tế và thích ứng nhanh.
4. Năng động, sáng tạo cao; dám nghĩ dám làm, tài ứng biến, thích rũ bỏ cái cũ không còn thích hợp với hoàn cảnh mới.
5. Tính cá nhân, tính tự do, độc lập tự chủ, ít phụ thuộc trực tiếp, gò bó vào cộng đồng như những cư dân Bắc-Trung bộ.
6. Biết tính toán, dám làm ăn lớn, và mạo hiểm.
7. Cởi mở, bộc trực mà hoà đồng.
8. Sẵn sàng xả thân cứu người vì nghĩa lớn (giữa đường trông thấy bất bằng chẳng tha).
9. Cần cù và chịu khó trong lao động sản xuất.