Nhưng ở các nước công nghiệp cao Âu – Mỹ, nó đã khá quen thuộc trên dưới 30 năm qua. Đi tiên phong là trường Đại học Anh quốc mang tên Cambridge, vào năm 1969 đã chính thức khai trương việc xây dựng Công ty Đại học. Phương châm của trường là: dùng tiếng tăm, thực lực của trường và tập đoàn đã đứng chân trên lĩnh vực nghiên cứu KHKT thu hút cả vùng Cambridge . Năm 1970, Viện 31 của trường đã xây dựng vườn khoa học Cambridge . Theo đúng kế hoạch, chỉ trong 10 năm đầu, Công ty trường Đại học Cambrige đã tập kết đa số Công ty kỹ thuật và các ngành nghề của nó, gồm phần cứngvà phần mềm của máy tính, máy móc khoa học điện tử, kỹ thuật sinh vật Do các Công ty kỹ thuật có đủ năng lực nghiên cứu và chế tạo, thiết kế, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao với số lượng ít nên tỉ lệ lợi tức của vườn khoa học Cambridge tăng lên nhanh chóng.
Tiếp theo Đại học Cambridge , nhiều trường Đại học ở các nước tiên tiến đều thành lập các vườn khoa học và mô hình đó dần dần xuất hiện hầu hết các nước trên thế giới.
Các Công ty Đại học có 3 đặc điểm:
1 - Để người có kinh nghiệm công tác xí nghiệp làm hiệu trưởng; dùng phương thức thị trường thu hút sinh viên; mời các học giả đến giảng dạy; tăng lương cho các giáo sư trên 60% trong vòng 5 năm; mời các diễn giả nổi tiếngđến nói chuyện
2- Công ty hoá trường Đại học tức là có thể làm cho việcnghiên cứu và giảng dạy trực tiếp hướng về sản xuất, về quản lý kinh doanh, cũng có thể gia tăng thu nhập tài chính, từ đó cải thiện điều kiện xây dựng và nâng cao uy tín của trường.
3- Công ty hoá trường đại học làm cho mối quan hệ giữa xí nghiệp và giáo dục ngày càng mật thiết, tác dụng tương hỗ, tương lợi, bình đẳng về lợi ích trên phương diện dịch vụ kỹ thuật.
Về hình thức Công ty hoá trường Đại học có hai dạng chính là:
1 – Hai bên kí kết khế ướccung cấp nhu cầu và đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Năm 1982, gần 200 Công ty, xí nghiệp ở Boston ký với trường quốc lập Boston bản “Khế ước Boston” để giải quyết vấn đề học sinh chán học vì tìm việc làm khó khăn. Theo đó, đến năm 1989, tất cả học sinh trung học có năng lực học tập và trình độ toán học sau khi tốt nghiệp đều có thể tìm được một công việc thích hợp trong vùng. Đó là một thí nghiệm táo bạo, gây phản ứng trái ngược nhau trên toàn nước Mỹ lúc bấy giờ.
2 - Công ty Đại học tạo điều kiện cho xí nghiệp thu nạp nhà trường để nhà trường trực tiếp cung cấp cho Công ty những công nhân hợp quy cách. Đơn cử một ví dụ: một năm, các xí nghiệp ở Mỹ phải bỏ ra 3 triệu USD để huấn luyện mới và giáo dục lại những công nhân viên chức mới, nếu có thể thu nạp các trường đại học và biến nó thành nơi bồi dưỡng, huấn luyện phục vụ cho Công ty mình thì rất có tác dụng.
Với những ưu điểm vượt trội, các Công ty Đại học ngày càng phát triển. Quan điểm do giám đốc thương hội Dalas (Mỹ) đưara được nhiều người ủng hộ, coi là lý do thuyết phục để hành động: “Công ty là nơi được lợi cuối cùng trong sự nghiệp giáo dục”.
Quá trình xí nghiệp hoá trường Đại học trở thành một xu thế phát triển mới của giáo dục thế giới, một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục, hứa hẹn một chất lượng giáo dục mới. Giáo dục Việt Nam cũng không thể chậm trễ trong việc tìm phương cách thực hiện nếu không muốn tụt hậu thêm nữa.