Mọi người đều thừa nhận rằng trong kinh doanh, khả năng suy nghĩ logic, phân tích khách quan và ra quyết định hợp lý của bạn chính là chiếc chìa khoá mở cánh cửa hướng tới lợi nhuận và phát triển.
Tuy vậy, không phải không tồn tại những nguyên tắc cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến tình hình thực tế liên quan đến các vấn đề cụ thể về sản phẩm hay hoạt động bán hàng. Vậy thì nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng với kết quả kinh doanh của mình, bạn nên quan tâm tới những yếu tố này.
Mời bạn tham khảo 7 nguyên tắc cơ bản mà mọi hoạt động kinh doanh thành công đều cần phải có:
1. Sản phẩm phải thoả mãn các nhu cầu trực tiếp và tức thì.
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên liên quan đến việc lựa chọn đúng đắn một sản phẩm hay dịch vụ mới. Muốn làm được việc này, bạn cần xác định xem sản phẩm/dịch vụ đó có thích hợp hay không, có phù hợp với các nhu cầu hiện tại của khách hàng hay không. Một sản phẩm/dịch vụ mới phải giải quyết một vấn đề nào đó cho khách hàng hay khiến cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn với mức chi phí thấp hơn. Ngay từ trước khi đưa sản phẩm/dịch vụ tới người tiêu dùng, bạn đã phải nắm bắt thật rõ ràng và chính xác về việc sản phẩm/dịch vụ đó sẽ đem lại những lợi ích gì nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống hay công việc cho khách hàng.
2. Đưa ra sản phẩm/dịch vụ với chất lượng tốt và giá thành phải chăng.
Nguyên tắc thứ hai cho thành công trong kinh doanh đối với bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào là phải đảm bảo chất lượng tốt ở một mức giá hợp lý. Nếu sản phẩm/dịch vụ phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ trên thị trường, nó phải có cái gọi là Yếu tố bán hàng đơn nhất – nghĩa là một hay một vài đặc điểm, lợi ích khiến cho sản phẩm/dịch vụ của bạn trở nên duy nhất, độc đáo, khác biệt so với bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào của các đối thủ cạnh tranh đang tồn tại trên thị trường.
Sự đơn nhất luôn là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. Không một sản phẩm/dịch vụ nào có thể vượt qua đối thủ, trừ khi bằng cách này hay cách khác, nó chứng minh được sự nổi trội so với các sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh. Sẽ rất hiếm cơ hội để vươn tới thành công nếu bạn đưa ra một sản phẩm được xem là tương đồng và không có gì khác biệt so với các sản phẩm/dịch vụ sẵn có khác. Có chăng, điểm khác biệt duy nhất là chính bạn, người bán sản phẩm/dịch vụ mà thôi.
Chiến lược kinh doanh an toàn nhất là hãy bắt đầu với một sản phẩm đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường rồi sau đó tìm cách thức nào đó để cải thiện sản phẩm dựa trên một số đặc tính nhất định, chẳng hạn như giao nhận nhanh hơn, sản phẩm có chất lượng tốt hơn, hiệu suất cao hơn, giá thành rẻ hơn… Thay vì cố gắng phát minh ra một ngành kinh doanh hay lĩnh vực công nghiệp mới, bạn nên bắt đầu với một sản phẩm/dịch vụ mà mọi người đã và đang sử dụng quen thuộc, sau đó tìm ra các cách thức khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.
3. Cẩn thận với tiền bạc của bạn.
Nguyên tắc thứ ba là kiểm soát ngân quỹ một cách chặt chẽ, đảm bảo các hoạt động tài chính trong công ty được minh bạch và lành mạnh. Những công ty thành công luôn sử dụng hệ thống sổ sách kế toán hợp lý và họ áp dụng hệ thống này ngay từ khi triển khai kinh doanh và giám sát cẩn thận hiệu quả của mỗi đồng tiền chi tiêu.
Thậm chí cả những công ty đa quốc gia lớn với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm cũng luôn thận trọng trong các khoản chi phí của mình. Các công ty này không ngừng tìm kiếm những cách thức khác nhau để cắt giảm chi phí, đồng thời vẫn duy trì chất lượng sản phẩm/dịch vụ ổn định ở mức tốt nhất. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy họ tập trung vào sự căn cơ, tiết kiệm tại mọi thời điểm.
4. Lưu lượng tiền mặt là thiết yếu.
Trong công ty nhỏ của mình, bạn cần phải bám sát và theo dõi chặt chẽ các khoản tiền mặt giống như một người mới học bơi phải bám chặt lấy thân cây trôi nổi trên sông. Tiền bạc đối với doanh nghiệp có thể so sánh với máu huyết của một cơ thể sống và lưu lượng tiền mặt là một trong những cách thức chủ yếu đánh giá và xác định thành công trong kinh doanh của bạn. Tất cả các chủ doanh nghiệp thành công đều thiết lập những hệ thống kiểm soát và giám sát chặt chẽ lưu lượng tiền mặt của mình ở mọi thời điểm. Họ quan tâm sát sao tới mọi chi phí phát sinh, dành nhiều thời gian để phân tích mục đích sử dụng của từng đồng vốn, làm việc trên cơ sở những khoản thu chi tài chính chi tiết và họ xem xét lại các thu chi này theo định kỳ từng tuần và từng tháng.
Quy tắc cơ bản đem lại thành công của các chủ doanh nghiệp chính là ở đây: chỉ tiêu tiền để kiếm tiền. Trên thương trường chỉ tồn tại hai khái niệm là lợi nhuận và cho phí, vì thế quy tắc cơ bản để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của bạn sẽ là: “Nếu đó không phải là lợi nhuận, thì đó là chi phí”.
5. Bảo vệ cẩn thận tiền bạc của bạn.
Muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì bạn phải luôn ghi nhớ nguyên tắc căn bản là “Căn cơ, căn cơ, căn cơ”. Chắc bạn đã từng nghe nói về những người khởi sự kinh doanh khi trong túi không có nổi 100 USD và đã xây dựng được nên các công ty đa quốc gia khổng lồ với doanh số hàng năm lên đến hàng tỷ USD. Tuy vậy có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy các nhà triệu phú thường xuyên ăn trưa tại những quán cơm nhỏ ở một góc phố khiêm tốn cạnh văn phòng làm việc và lái chiếc xe bình dân đã qua sử dụng. Họ đều cảm thấy hạnh phúc với việc tiết kiệm tiền bạc.
Người sáng lập nên tập đoàn bán lẻ Wal-Mart, Sam Walton, khi đã có trong tay khối tài sản trị giá 25 tỷ USD vẫn đi làm trên một chiếc xe tải nhẹ kiểu cũ. Tính cách đơn giản và tiết kiệm này của vị chủ tịch được thể hiện trong mọi mặt hoạt động kinh doanh của Wal-mart, từ các nhân viên bán hàng cho đến mọi phòng ban trong tập đoàn. Chính thói quen căn cơ, tiết kiệm này đã đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh luôn đem lại lợi nhuận từ năm này qua năm khác.
6. Tối đa hoá hoạt động tiếp thị của bạn.
Có lẽ một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đem lại thành công trong kinh doanh là xung lượng hoạt động mạnh mẽ của bộ phận bán hàng. Điều này yêu cầu bạn cần nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếp thị tới toàn thể công ty. Tất cả các nhân viên trong công ty đều phải suy nghĩ và quan tâm tới công việc bán hàng và làm thoả mãn khách hàng vào mọi thời điểm trong ngày.
Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Một số người nói rằng đó là “tìm kiếm lợi nhuận”. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Mục đích thực sự của kinh doanh phải là “tạo ra khách hàng và giữ chân họ lại với mình”. Lợi nhuận là kết quả của công việc tạo ra và níu giữ một số lượng khách hàng vừa đủ theo một cách thức tiết kiệm chi phí. Tất cả mọi hoạt động, công việc của công ty đều phải hướng tới mục tiêu này.
7. Bán hàng là kỹ năng cốt lõi đem lại thành công.
Chìa khoá hướng tới thành công trong kinh doanh rất đơn giản. Với sự lưu tâm đúng mức tới sản phẩm/dịch vụ, chìa khoá chính là “Hãy bán hàng!”. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn phải trau dồi nếu muốn thành công là khả năng bán sản phẩm tới các khách hàng của bạn.
Trên thực tế, kỹ năng bán hàng là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của doanh nghiệp. Với rất ít các ngoại lệ, tất cả những doanh nghiệp thành đạt đều bắt đầu bằng một cá nhân đơn lẻ, người rất tâm huyết với sản phẩm và đương nhiên là có kỹ năng bán hàng tuyệt vời. Anh ta yêu thích sản phẩm đến nỗi khó có thể chờ đợi để kể với mọi người về sản phẩm của mình. Anh ta háo hức tìm kiếm những mối quan hệ với các khách hàng mới. Tuy nhiên, nếu anh ta không có sự tinh thông trong công việc bán hàng, thì ngay cả những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất rồi cuối cùng cũng sẽ thất bại.
(Dịch từ Entrepreneur)
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)
THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .
Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.
THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .
Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Đây là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011
Kỹ năng sống?
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai... tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul.
Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó". Theo Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo Dục và Đào tạo) Phùng Khắc Bình, trong tương lai và về lâu dài cần xây dựng chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 đến lớp 12.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai... tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul.
Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó". Theo Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo Dục và Đào tạo) Phùng Khắc Bình, trong tương lai và về lâu dài cần xây dựng chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 đến lớp 12.
Giới trẻ dễ bị lợi dụng vì thiếu kỹ năng sống: Chưa có hiểu biết về sức khỏe, lại có tâm lý tò mò, thích tìm hiểu và bắt chước nên học sinh phổ thông dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
Ngày 20/5, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, với sự tham gia của lãnh đạo Bộ và nhiều giảng viên, chuyên gia. Đã khẳng định kỹ năng sống giúp cho mỗi cá nhân tồn tại và vững vàng trong cuộc sống, giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng hiện còn rất thiếu các kỹ năng sống cần thiết.
Hãy nhìn vào các sự kiện và hiện tượng: tội phạm trẻ vị thành niên đang gia tăng; hành vi ứng xử tiêu cực khi các em gặp phải sự cố bất thường nho nhỏ trong cuộc sống; học sinh 18 tuổi tốt nghiệp THPT không biết lựa chọn cho mình hướng đi nào... Để tồn tại và phát triển, con người cần đứng vững và bước vững chắc trên đôi chân của mình... và cần có kỹ năng sống. Lực lượng giáo viên góp một phần không nhỏ vào thành công của hoạt động giáo dục kỹ năng sống này. Giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống, đồng thời phải gần gũi, thân thiện với học sinh và gia đình các em, và bằng kinh nghiệm sống của mình mới có thể giúp học sinh vận dụng tốt những kỹ năng này vào cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ vì mục đích bảo vệ sức khỏe mà còn nhằm giáo dục hình thành nhân cách, tình cảm, đạo đức... việc giáo dục này có thể bắt đầu từ tiểu học hoặc thậm chí có thể ở tuổi mầm non bởi ở lứa tuổi này trẻ đã hình thành hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách.
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011
TRUYỀN THUYẾT ÔNG GIÀ NOEL
Suốt cuộc đời, Thánh Nicholas sống trong sự hy sinh, tận tụy và đầy lòng yêu thương. Ông đã được dân chúng bầu làm Giám Mục cho thành phố Myra . Thánh Nicholas bị giam trong thời gian bắt bớ đạo của Hoàng Đế Diocletian, nhưng sau đó ông được Hoàng Đế Constantine thả ra. Ông dành những ngày ngắn ngủi còn lại của cuộc đời để giúp đỡ người nghèo khó. Ông thường cải trang để đem các món quà đến cho các em nhỏ nghèo trong những làng mạc. Có lần Thánh Nicholas cũng tặng vàng cho một người cha nghèo để làm của hồi môn cho ba đứa con gái. Ông qua đời vào năm 314, lúc 34 tuổi.
Ngày nay, nhiều ngôi thánh đường được đặt tên St. Nicholas, nhất là tại Âu Châu. Câu chuyện Santa Claus thực sự bắt đầu tại nước Đức khi St. Nicholas được gọi là Kriss Kringle và trở thành biểu tượng của Mùa Giáng Sinh. Sau đó, truyền thuyết Kriss Kringle đã lan rộng tới nước Pháp và được người Pháp gọi là Père Noél. Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này với họ qua Mỹ nơi mà họ đã lập ra vùng "New Amsterdam", chính là thành phố "New York" ngày nay. Rồi... hết năm này qua năm khác, "ông già Nô-en" từ tên Hà Lan là "Sinter Klass" dần dần được gọi trại ra thành "Santa Claus" là vì vậy.
"Santa Claus" sau đó từ Mỹ đã theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dưng đến với Anh Quốc, và ở đây ông được gọi là "Father Christmas". Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) Tất cả những con tuần lộc này được gọi chung là "Rudolph". Riêng từng con một thì tên chúng là: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Cupid, Dinder, Blitzen, và Comet. Trong số 8 con nai này, con nào có nhiệm vụ làm đầu đàn dẫn đường sẽ có chiếc mũi đỏ như một ngọn đèn màu để soi sáng đường đi.
Mặc dầu câu chuyện Santa Claus đã thay hình đổi dạng qua nhiều thế kỷ, nhưng vẫn giữ được ý nghĩa đẹp đẽ ban đầu của nó. Thánh Nicholas hay Santa Claus đã thể hiện ý nghĩa chính của Lễ Giáng Sinh, đó là đem tình thương vô vị kỷ đến cho những con người đau khổ.
Ngày nay, nhiều ngôi thánh đường được đặt tên St. Nicholas, nhất là tại Âu Châu. Câu chuyện Santa Claus thực sự bắt đầu tại nước Đức khi St. Nicholas được gọi là Kriss Kringle và trở thành biểu tượng của Mùa Giáng Sinh. Sau đó, truyền thuyết Kriss Kringle đã lan rộng tới nước Pháp và được người Pháp gọi là Père Noél. Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này với họ qua Mỹ nơi mà họ đã lập ra vùng "New Amsterdam", chính là thành phố "New York" ngày nay. Rồi... hết năm này qua năm khác, "ông già Nô-en" từ tên Hà Lan là "Sinter Klass" dần dần được gọi trại ra thành "Santa Claus" là vì vậy.
"Santa Claus" sau đó từ Mỹ đã theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dưng đến với Anh Quốc, và ở đây ông được gọi là "Father Christmas". Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) Tất cả những con tuần lộc này được gọi chung là "Rudolph". Riêng từng con một thì tên chúng là: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Cupid, Dinder, Blitzen, và Comet. Trong số 8 con nai này, con nào có nhiệm vụ làm đầu đàn dẫn đường sẽ có chiếc mũi đỏ như một ngọn đèn màu để soi sáng đường đi.
Mặc dầu câu chuyện Santa Claus đã thay hình đổi dạng qua nhiều thế kỷ, nhưng vẫn giữ được ý nghĩa đẹp đẽ ban đầu của nó. Thánh Nicholas hay Santa Claus đã thể hiện ý nghĩa chính của Lễ Giáng Sinh, đó là đem tình thương vô vị kỷ đến cho những con người đau khổ.
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
Nền Giáo Dục Tiên Tiến của Thụy Điển
(Tham khảo).
GS Lê Tự Hỷ đã sang Hoa Kỳ và có nhiều năm nghiên cứu tại đó. Công trình Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất thế giới hiện nay? Là một nghiên cứu của GS nhằm góp phần cho việc xây dựng chiến lược phát triển nền giáo dục nước nhà.
GS Lê Tự Hỷ đã sang Hoa Kỳ và có nhiều năm nghiên cứu tại đó. Công trình Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất thế giới hiện nay? Là một nghiên cứu của GS nhằm góp phần cho việc xây dựng chiến lược phát triển nền giáo dục nước nhà.
Cuộc cải cách Giáo dục năm 1994 tại Thụy Điển theo hướng chủ thuyết xây dựng kiến thức (constructivism) cho đến nay đã đem lại kết quả như thế nào? Một số nhà cải cách Giáo dục Mỹ rất quan tâm đến kết quả sau hơn mười năm Thụy Điển thực hiện cuộc cải cách Giáo dục theo hướng mà do một trong những nhà Giáo dục của Mỹ là John Dewey đã cổ xúy cách đây gần một thế kỷ (Dewey, J., Democracy and education, 1916). Do đó, họ đã gửi một đoàn nghiên cứu đến tìm hiểu tại chỗ ở các trường học tại Thụy Điển.
Trước năm 1994, nền giáo dục của Thụy Điển cũng gần giống như ở Anh, được điều khiển khá nghiêm ngặt từ Bộ Giáo dục với những chương trình của các cấp học và phương pháp dạy học theo truyền thống cũ.
Năm 1994, Bộ Giáo dục Thụy Điển cho thực hiện cuộc cải cách Giáo dục từ mẫu giáo cho đến hết Trung học phổ thông theo chủ thuyết xây dựng kiến thức kết hợp với việc chuẩn bị cho lực luợng lao động trong nền kinh tế toàn cầu.
Bắt đầu từ mẫu giáo với 4 tuổi, mỗi sáng thứ 2, các em ngồi thành vòng tròn với cô giáo, mỗi em sẽ nói lên những gì mình dự định làm trong tuần, giáo viên sẽ giúp các em điều chỉnh kế hoạch và hàng ngày hỗ trợ làm cho công việc của các em trở nên dễ thực hiện thôi. Vào ngày thứ 6, mỗi em lại nói lên những việc mình đã làm trong tuần, tự đánh giá mức độ hoàn thành, nếu tốt thì mỉm cười, còn chưa tốt thì nhăn mặt.
Tiếp theo là người thầy bàn luận về sự tiến bộ của các em. Người Thụy Điển cho rằng đó là cách bắt đầu rèn luyện nề nếp dân chủ, để khi lên 6 tuổi, các em đã biết dân chủ là quan tâm tới nhau, bàn thảo với nhau để học hỏi lẫn nhau, chứ không tranh giành nhau, đánh lộn nhau.
Ở các trường Trung học cơ sở, các thầy và học sinh gặp nhau hàng tuần trong hội trường để bàn luận về việc họ cảm nhận việc học đang tiến triển như thế nào. Việc học của từng nhóm học sinh được đem ra xem xét cái gì đang tốt, cái gì là xấu. Trước đó các nhóm học sinh đã nộp cho các thầy các bản tự nhận xét, đánh giá của họ. Một số bản nhận xét này sẽ được mọi người dự họp bàn luận, để xem thử có gì có thể giúp làm tốt hơn cho học sinh, cũng có thể làm cho họ nghĩ cái này đã thực sự tốt chưa hay chỉ là cách làm để chống chế… Tại trường Trung học phổ thông, các học sinh tham gia vào hầu hết các mặt của quá trình học tập từ việc lập kế hoạch học tập, đánh giá, và cả tiêu chuẩn cho việc đánh giá.
Mặc dù, học sinh đuợc yêu cầu đạt tới các tiêu chuẩn học lực do Bộ Giáo dục Thụy Điển thiết lập và ban hành ứng với 17 chương trình cấp Phổ thông trung học cho toàn thể 278 học khu ở Thụy Điển, nhưng các tiêu chuẩn và chương trình chỉ có tính hướng dẫn những nét đại cương, các tiêu chuẩn rất là uyển chuyển thường có thể được thay đổi qua các cuộc trao đổi giữa học sinh và thầy giáo.
Trong trường Trung học cơ sở, không có chuông reo báo hiệu giờ học, học sinh tự động vào lớp học, vào làm việc theo nhóm. Đôi khi cũng làm việc cá thể. Thầy giáo hiếm khi bắt đầu buổi học bằng cách đứng trước lớp nói với học sinh, mà thường ngồi trong một nhóm nào đó với học sinh để bắt đầu một đồ án.
Theo chủ thuyết xây dựng kiến thức, việc giảng dạy được cá nhân hoá: mỗi học sinh tự quyết định việc học như thế nào cho tốt đối với riêng mình khi ngồi vòng tròn với nhau và với thầy giáo. Mỗi học sinh được yêu cầu triển khai và dạy một bài học trong một tuần cho các bạn trong lớp mà không phụ thuộc vào bài in sẵn trong sách giáo khoa. Điều này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ sáng tạo hơn và làm phù hợp với hướng ưa thích học tập của các bạn trong lớp căn cứ trên các cuộc bàn thảo ngồi vòng tròn mà họ thường dùng. Sau mỗi bài học, học sinh phải viết ra một vài suy nghĩ về những điều được cho là đúng và những gì chúng sẽ phải thay đổi.
Người Thụy Điển không lo sợ các vấn đề như người Mỹ vì họ cho rằng việc giáo dục cấp Mẫu giáo và Tiểu học của Thụy Điển là tập trung vào rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội, tập cho học sinh biết cách sống hòa hợp với người khác, ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong mọi sinh hoạt tập thể hơn là học kiến thức. Họ cho rằng có ích gì khi chỉ dạy cho trẻ em biết đọc biết viết, biết nhiều thứ để rồi cuối cùng chúng hành xử không tốt với nhau, lớn lên phạm pháp.
Nhà trường Mẫu giáo và Tiểu học chú trọng rèn luyện các kỹ năng sống trong xã hội, còn ở cấp 3 thì học sinh được chuẩn bị lao động theo tinh thần trường Trung học tổng hợp. Trong mỗi học khu ở Thụy Điển có 16 chương trình Trung học cấp 3 chú trọng về hướng nghiệp. Những chương trình này được dạy cùng trong một trường, mỗi thầy thường chỉ làm việc trong một chương trình với quyền tự trị đáng kể. Bộ Giáo dục Thụy Điển chỉ đưa ra các đề cương tổng quát cho mỗi chương trình, cho phép thầy giáo và học sinh bàn bạc cùng quyết định với nhau nên học cái gì. Tất cả 5 môn học chính là tiếng Thụy Điển, tiếng Anh, Toán, Khoa học xã hội, và Khoa học tự nhiên đều là 5 môn bắt buộc trong mỗi chương trình. Nhưng những môn này lại được học trong bối cảnh nghề nghiệp riêng của từng chương trình. Có hai chương trình không tỏ ra hướng nghiệp rõ như 14 chương trình kia mà nặng về chuẩn bị cho học sinh lên Đại học hay Cao đẳng. Tuy nhiên, dù học ở 14 chương trình hướng nghiệp kia thì học sinh vẫn hợp lệ và đủ trình độ vào Đại học.
Ở Thụy Điển, thường chỉ 1/3 học sinh tốt nghiệp Trung học được chọn vào Đại học. Một số học sinh tham gia lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp Trung học. Ngoài 16 chương trình chính quy ra, còn một chương trình thứ 17 là chương trình dành cho các học sinh đặc biệt. Học sinh học theo chương trình 17 là để bổ sung, củng cố kiến thức để cuối cùng được quay trở về một trong 16 chương trình chính quy. Trong 16 chương trình này, học sinh được rèn luyện phong cách để chuẩn bị trở thành người lao động trong nền kinh tế toàn cầu theo 4 chỉ tiêu: làm việc theo nhóm (teamwork), rèn luyện kỹ năng kỹ thuật thực dụng (pragmatic technical skills), tập giải quyết vấn đề (problem solving), và tinh thần dám nghĩ dám làm trong doanh nghiệp (entrepreneuship). Các phong cách này được rèn luyện thông qua việc từng nhóm học sinh thực hiện các đồ án dưới sự hướng dẫn của thầy. Quá trình thực hiện đồ án luôn kèm theo các phân tích có tính phê phán (critical analysis). Mỗi cộng đồng dân cư đều có một hội đồng gồm các nhà lãnh đạo địa phương trong các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp thường kỳ tổ chức nói chuyện cho học sinh nghe về các nhu cầu kinh tế của cộng đồng trong đó nêu rõ các học sinh nên được chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng tham gia lực lượng lao động. Các doanh nghiệp địa phương thường hỗ trợ các phương tiện, thiết bị cho việc thực hành của học sinh, và sắp xếp tạo công ăn việc làm cho học sinh tốt nghiệp. Nên biết rằng ở Thụy Điển mọi nhu cầu tài chính của nhà trường đều do sự đóng góp bắt buộc của các cấp chính quyền.
Việc thiết lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình đòi hỏi học sinh phải sáng tạo và dám nghĩ dám làm. Hơn nữa, có những buổi học cốt tập cho học sinh tinh thần dấn thân trong doanh nghiệp học, như học sinh được cho vay một số tiền để mở doanh nghiệp thực sự trong cộng đồng, thường dưới dạng dịch vụ trực tuyến (online services). Học sinh được vay tiền từ một ngân hàng địa phương dưới sự bảo đảm của ban giám hiệu. Tiền vay phải được hoàn trả cho ngân hàng trước khi học sinh tốt nghiệp. Thống kê cho biết, rất hiếm khi các doanh nghiệp này làm mất tiền vay.
Ở nước ta, cũng có những nhà giáo đầy tâm huyết, thấy được cái lề lối giảng dạy truyền thống là thầy giảng, trò chép về học những kiến thức “chết cứng” trong sách với mục đích lặp lại cho được các kiến thức ấy trong các bài thi để có bằng cấp là sai lầm. Người học trò ngồi thụ động như cái thùng rỗng chờ thầy rót kiến thức vào. Kiến thức ấy là xưa cũ, sáo mòn mà học trò cốt nhớ để làm bài thi, rồi quên ngay vì là kiến thức áp đặt từ bên ngoài chứ không phải do học trò tự thân chứng nghiệm. Do đó, kiến thức ấy đã không hoà tan trong máu thịt học trò, không giúp họ có thể có những phát kiến vượt qua kiến thức, tạo ra cái mới, góp phần cải tiến xã hội hiện tại và tương lai.Trong truyền thống mấy nghìn năm văn hiến, dân tộc ta đã có những giá trị đạo lý làm người như từ bi, hỷ xả; nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư; công bằng, bác ái,... và phương hướng nhận thức thực tại trong kinh sách nhà Phật vốn đã tiềm tàng trong văn hoá dân tộc từ hai nghìn năm nay, thừa sức để chúng ta đúc kết lại thành chuẩn mực văn hoá đạo lý sống như lagom của Thụy Điển và một nền giáo dục phù hợp với tiến bộ khoa học nhưng nhân bản, coi trọng giá trị đạo lý làm người, biết học hỏi và giúp nhau cùng thăng tiến, chứ không phải lợi dụng hay chà đạp người khác để thủ lợi cho riêng mình. Tiếc rằng, chúng ta chưa làm được như vậy.
Nhưng giá trị đạo lý làm người và đường hướng giáo dục tốt đẹp vẫn tiềm tàng trong văn hoá dân tộc, và kinh nghiệm sẵn có của các nền giáo dục tiên tiến ở các nước. Nếu từ đó, những vị lãnh đạo giáo dục rút ra được những bài học kinh nghiệm mà cải tiến giáo dục sao cho nền giáo dục nước ta thoát khỏi các căn bệnh trầm kha và hướng tới nền giáo dục tiên tiến.
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011
Vài suy nghĩ "Đạo Đức Giới trẻ" ngày nay
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.
* Giới trẻ là tương lai của đất nước và nhân loại. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần.
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), những hành vi tàn bạo được đăng trên mặt báo. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.
Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao đánh mất truyền thống tốt đẹp của người Á Đông. Đồng thời, tình trạng nạo pha thai cũng đang ở mức báo động. Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe diễn ra ở nhiều nơi.
Chính những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm, nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi chuông báo động cho chúng ta.
* Nguyên nhân tha hoá đạo đức của giới trẻ
- Nguyên nhân bản thân: Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác.
- Nguyên nhân từ gia đình: “Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của cấp II. Thế mà gia đình trong xã hội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Sau giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thời gian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không có đủ mặt, chưa kể cha mẹ còn xích mích cãi vã, thế là sự “quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ là có tiền cho con đi học, học chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học võ... Và thay vì khuyên bào thì chỉ là quở trách và la mắng. Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập với những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy “số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ chi để chứng tỏ “đẳng cấp”, “thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”.
Xem ra nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc xây dựng nếp sống có văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Có bao nhiêu bậc cha mẹ hiện nay chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phải sống theo và tôn trọng với tư cách là một con người?
- Nguyên nhân từ nhà trường: Nhà trường cũng không khác gia đình mấy, bởi nhà trường hiện nay cũng chỉ đề cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Trong khi đó, vai trò của trường học đâu chỉ bó hẹp trong việc dạy nghề mà còn phải truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác. Thậm chí một số trường học còn là nơi dung dưỡng điều xấu, bởi ta mới chỉ nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Chính vì chỉ quan tâm đến việc nhồi nhét kiến thức nên trường học chỉ có thể đào tạo ra những con người đầy tri thức, thông thạo các kỹ năng mang tính công cụ nhưng không phải là những người trí thức thật sự. Chính vì không phải là người trí thức nên những “sản phẩm giáo dục” ấy rất “hồn nhiên” gây tổn hại đến người khác và vi phạm pháp luật. Lối sống tha hóa đạo đức của một bộ phận không nhỏ của giới trẻ trong xã hội ta có một nguyên nhân cần nhấn mạnh là do ảnh hưởng của những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.”
- Nguyên nhân từ xã hội: Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã và đang diễn ra hằng ngày sẽ thấy những hiện tượng tha hóa đạo đức không phải là hành động bộc phát, mà hầu như chúng tuân theo “quy luật nhân quả”; những hành vi đáng tiếc đó được “lập trình” từ trước do những ảnh hưởng không mong muốn của xã hội. Lối sống tha hóa đạo đức đó là do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại.
Hơn nữa, do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng vững được trước những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo những giá trị vật chất, những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Với xu thế đó, họ không có thời gian để thưởng thức những giá trị tinh thần cao đẹp như những liều thuốc an thần.
Nhìn vào thực tế, ta thấy được những hậu quả do sự phát triển của xã hội, do lối giáo dục từ chương, nhồi sọ, và do cơ chế quản lý. Đó là một lối sống buông thả, gian lận trong thương trường và hưởng thụ quá độ. Những vụ việc như “múa kiếm”, tham ô tham nhũng của người lớn được du di cho qua không thể không khiến người trẻ nghĩ rằng “làm sai cũng chẳng sao cả”, vì đâu có thấy những hành vi đó bị trừng phạt thích đáng. Hơn nữa, do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người. Từ đó, nẩy sinh ra nhiều kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại những giá trị truyền thống văn hoá. Trong mục “Gặp gỡ đầu tuần” của báo Phụ Nữ ngày 21 tháng 03 năm 2009, cố Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Oanh cho biết: “Dường như xã hội chưa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho giới trẻ”. Mặc dù ngày nay lãnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển rất nhanh nhưng xã hội khó lòng đi lên nếu thế hệ trẻ không coi trọng việc học và rèn luyện đạo đức làm người.
* Để củng cố đạo đức của giới trẻ: Chúng ta phải làm gì?
- Về phía bản thân: Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người. Cần phải học hỏi những tấm gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại.
- Về phía gia đình: Gia đình phải là nơi mọi người sống yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Các thế hệ cùng chung sống phải biết quan tâm tới nhau, thì người trẻ sẽ có nền tảng đạo đức tốt. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm. “Cha mẹ đóng vai trò rất lớn trong việc giáo dục con cái cũng như dạy con cách sống, cách làm người”.
- Về phía nhà trường: Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các bạn trẻ. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Trước tiên, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo”.
- Về phía xã hội: Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Những người có trách nhiệm nên làm gương cho và tạo môi trường thường xuyên rèn luyện cho thế hệ trẻ.
Để phát triển xã hội bền vững, những nhà giáo dục và những người có trách nhiệm phải có một hướng đi đúng đắn cho thế hệ trẻ hôm nay. Trong giá trị đạo đức, cần định hướng để họ có một lý tưởng sống, biết xây dựng cuộc sống trên những giá trị cao đẹp. Đồng thời, mọi người cần quan tâm đến những giá trị đạo đức, nhất là cần áp dụng những cách giáo dục mới vào việc đào tạo thế giới trẻ, vì họ là rường cột của xã hội. Giáo dục theo lối mới là giáo dục bằng tình thương yêu, nâng đỡ.
Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011
Mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2011
Ngày 20 tháng 11 hằng năm đã trở thành ngày lễ "Tôn Sư Trọng Đạo", tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt thi thức nhân loại và đạo làm người Việt nam cho bao lớp học trò nối tiếp nhau.
"Dẫu mai đi mọi phương trời
Những lời thầy dạy đời đời khắc ghi"
Hình ảnh người thầy dân tôc Việt
Những cô giáo Sinh A4 (bạn học ngày xưa)
"Dẫu mai đi mọi phương trời
Những lời thầy dạy đời đời khắc ghi"
Hình ảnh người thầy dân tôc Việt
Những cô giáo Sinh A4 (bạn học ngày xưa)
Nét đẹp bình dị và thầm lặng.
Hãy sống và làm việc xứng đáng với "tôn sư trọng đạo"
Chúc mọi thầy cô sức khỏe, hạnh phúc với sự nghiệp trồng người.
Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011
Giới thiệu Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo của người Khmer
Xin được giới thiệu với các bạn sơ nét về lễ hội tuyền thống của người dân tộc khmer Nam bộ tổ chức hàng năm tại tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian tổ chức: Tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch).Địa điểm tổ chức: Nghi lễ thực hiện tại sân nhà; sân chùa. Hội đua ghe ngo tổ chức tại sông Maspéro (thành phố Sóc Trăng). Đối tượng tôn vinh: Thần Mặt Trăng. Đặc điểm: Lễ cúng trăng, thả đèn nước, đua ghe ngo.
1. Lễ Ooc-om-Bok
Thời điểm tổ chức lễ hội Ooc-Om-Bok là lúc thời tiết bắt đầu sang mùa khô, lúa ngoài đồng chớm chín. Lễ hội có ý nghĩa tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu mong điều lành, may mắn; cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Thời điểm tổ chức lễ hội Ooc-Om-Bok là lúc thời tiết bắt đầu sang mùa khô, lúa ngoài đồng chớm chín. Lễ hội có ý nghĩa tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu mong điều lành, may mắn; cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Lễ cúng trăng: lễ cúng trăng vào tối ngày 14 tháng 10 (âm lịch), thời gian hành lễ trước khi mặt trăng lên đến đỉnh đầu. Vị trí hành lễ đặt tại sân của từng nhà, sân chùa hay nơi rộng rãi không bị che khuất ánh trăng. Tại đây người ta chôn hai cây tre (hoặc tầm vông) làm trụ. Phía trên buộc một cây xà ngang dài chừng 3m, trang trí hoa lá (giống như một cổng chào). Phía dưới kê bàn đặt lễ vật. Lễ vật gồm có cốm nếp; các loại sản vật nông nghiệp có tinh bột (khoai lang, khoai môn, sắn); hoa trái (dừa, chuối, bưởi, cam...), bánh kẹo. Với lòng thành kính, mọi người ngồi chắp tay trước ban thờ, mặt hướng lên mặt trăng, một cụ già làm chủ lễ đọc lời khấn Thần Mặt Trăng, sự biết ơn của con người đối với thần, xin thần tiếp nhận lễ vật và ban phước lành cho họ.
Sau khi cháy hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước ban thờ. Cũng động tác chắp tay thành kính trước ban thờ Mặt Trăng, sau đó một cụ già dùng tay nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp.
Tại các ngôi chùa Khmer đêm 14 tháng 10 còn có tục thả đèn nước trên sông và thả đèn gió bay lên trời. Theo quan niệm của người Khmer, tục thả đèn nước sẽ xua tan bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc. Nhiều hoạt động sân khấu truyền thống Khmer như đoàn Dù kê, Rô băm biểu diễn phục vụ khách hành hương chảy hội vào tối 14 này.
Sau khi cháy hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước ban thờ. Cũng động tác chắp tay thành kính trước ban thờ Mặt Trăng, sau đó một cụ già dùng tay nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp.
Tại các ngôi chùa Khmer đêm 14 tháng 10 còn có tục thả đèn nước trên sông và thả đèn gió bay lên trời. Theo quan niệm của người Khmer, tục thả đèn nước sẽ xua tan bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc. Nhiều hoạt động sân khấu truyền thống Khmer như đoàn Dù kê, Rô băm biểu diễn phục vụ khách hành hương chảy hội vào tối 14 này.
2. Đua ghe ngo Theo phong tục cổ truyền của người Khmer, ngày hôm sau lễ cúng trăng (15/10) là tục đua ghe ngo. Trước khi đi dự thi, cộng đồng thường làm lễ tạ thần và tổ chức chiêu đãi những người tham gia cuộc thi. Đội đua gồm những trai tráng khoẻ mạnh, có kinh nghiệm, được lựa chọn rất kỹ từ trước. Mỗi đội có trang phục đẹp, mũ cùng màu.
Tham gia cuộc đua có hàng chục chiếc ghe đại diện cho các chùa hay cộng đồng ở nhiều địa phương. Ban tổ chức chia các đội ghe tham dự thành hai nhóm A và B. Thông thường nhóm A là các ghe đã được xếp hạng trong mùa giải trước. Nhóm B là tất cả các ghe ngo còn lại.
Nhạc ngũ âm, tiếng trống, tiếng cồng và tiếng hò - hụi của các đội đua đang khởi động làm sôi động cả khúc sông. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.
Hội đua ghe ngo được tổ chức hàng năm ở thành phố Sóc Trăng, những năm gần đây có nhiều địa phương đến tham gia như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thậm trí còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Campuchia. Điều này chứng tỏ lễ hội gắn liền với môn thể thao truyền thống này đang phát triển mạnh mẽ, trở thành sự kiện văn hoá truyền thống lớn ở Việt
Năm nay lễ hội truyền thống này được kết hợp với Lễ hội Lúa Gạo Việt nam tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng. Hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều có ghe ngo tham dự tranh tài đã làm cho không khí lễ hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011
Đặc điểm Giáo dục Đại học Hoa Kỳ
(Tham khảo nền giáo dục Hoa Kỳ - phần 2)
Đào tạo không theo hệ thống, phân hóa lớn về trình độ và chất lượng, vai trò quản lý của nhà nước rất mờ nhạt...Đó là những đặc điểm nổi bật của giáo dục đại học Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ hiện có đến mấy chục trường chất lượng vào cỡ đứng đầu thế giới, với những tên gọi lừng danh như Harvard, Princeton, Stanford, M.I.T, Caltech v.v. (trong khi đó những nước phát triển nhất ở châu Âu, mỗi nước chỉ có 2 hay 3 trường vào cỡ tương đương).
Mấy thập kỷ gần đây, một tỷ lệ lớn các giải Nobel được trao tặng cho các nhà khoa học Hoa Kỳ mà số đông là giáo sư ở các trường đại học; điều đó càng làm tăng uy tín của nền đại học Hoa Kỳ.
1. Đặc điểm cơ bản nhất và rất riêng biệt của nền đại học Hoa Kỳ là vai trò quản lý trực tiếp của nhà nước rất mờ nhạt.
Nói đến nhà nước ở Hoa Kỳ, phải nói đến nhà nước trung ương cấp liên bang (đóng đô ở Washington D.C) và nhà nước cấp bang. Hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang.
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ thông qua năm 1787 và chính thức có hiệu lực từ 1788 tới nay, quyền tổ chức và quản lý giáo dục là thuộc về các bang chứ không thuộc về chính quyền trung ương liên bang. Như vậy, cấp liên bang tuy có bộ máy gọi là Cục Giáo dục, nhưng nó chỉ có nhiệm vụ theo dõi, nghiên cứu tình hình giáo dục trong liên bang chứ không có chức năng quản lý, chỉ đạo.
Mỗi bang có quyền và thực sự đã tổ chức giáo dục trong bang theo cách riêng của mình và do đó từ bang này sang bang khác, cách tổ chức giáo dục không giống nhau, đến mức có nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã nói rằng một công dân liên bang từ bang mình sang học tập ở bang khác cũng giống như đi du học ở nước ngoài!
Các bang cũng chỉ chủ yếu quản lý giáo dục phổ thông, còn về giáo dục đại học thì các trường gần như hoàn toàn tự trị, các trường đại học công chỉ khác các trường đại học tư là được ngân sách của bang đài thọ và trong ban quản trị của trường công có một đại diện của chính quyền bang, không có quyền ưu tiên gì hơn các thành viên khác.
Sở dĩ các trường đại học của Hoa Kỳ được quyền tự trị rộng như vậy vì nhiều trường đại học tư đã có trước từ thời kỳ thuộc địa của Anh, phần lớn do Giáo hội Thiên chúa giáo di cư từ châu Âu sang và xây dựng ra, theo tập quán tự trị của các trường đại học châu Âu thời phong kiến trung cổ (thí dụ các trường tư danh tiếng như Harvard thành lập 1636, Yale 1701, Princeton 1746, Columbia 1759 v.v. đều có trước khi có các bang và liên bang).
2. Nền đại học Hoa Kỳ “không thành một hệ thống gì cả” (not a system at all)
Mỗi trường đại học, công hay tư, đều có quyền tổ chức việc dạy và học trong trường mình, theo sáng kiến riêng, không có và không bắt buộc phải theo những quy chế, thể lệ chung.
Tất nhiên là những tập quán và kinh nghiệm đã được hình thành trong lịch sử và được mỗi trường chọn lọc tiếp thu một cách tự nguyện là cái chung làm cho nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ không đến nỗi khác nhau quá đáng.
Mặt khác, từ giữa thế kỷ XX đến nay, đã hình thành ra nhiều tổ chức phi chính phủ nghiên cứu và khuyến cáo các biện pháp nhằm làm cho các trường đại học Hoa Kỳ có tính chất đồng đều hơn như các tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục đại học.
Lấy một thí dụ: Các văn bằng và học vị do các trường đại học Hoa Kỳ cấp không phải là văn bằng và học vị quốc gia. Nhà nước Hoa Kỳ không chịu trách nhiệm và không bảo lãnh về giá trị của chúng vì nhà nước không quản lý. Trường nào cấp thì chỉ trường ấy chịu trách nhiệm, do đó giá trị thực tế của các văn bằng và học vị ấy không giống nhau mà phụ thuộc vào danh tiếng của mỗi trường.
Cũng vì lý do này nên nhà nước liên bang Hoa Kỳ không thể ký kết các hiệp định công nhận tương đương học vị, văn bằng của các trường đại học Hoa Kỳ với học vị và văn bằng của một nước nào khác. Đây là một đặc điểm cần chú ý về mặt pháp lý khi đặt vấn đề công nhận tại nước ta văn bằng, học vị của các trường đại học Hoa Kỳ.
Lấy một thí dụ khác: Vấn đề tuyển sinh. Mỗi trường làm một kiểu và có những thủ tục, hồ sơ riêng, có trường tuyển sinh rất chặt chẽ, rất khó; có trường tuyển sinh dễ dàng; có trường rất thoải mái, ai muốn xin học đều nhận cả, miễn là nộp đủ tiền, thậm chí có loại trường “bán bằng” như ở ta gần đây gọi là “học giả, bằng thật” (loại này ở Hoa Kỳ gọi là degrees mill, tức là máy sản xuất bằng).
Vì vậy, trong các tài liệu của Hoa Kỳ giới thiệu cho sinh viên các nước khác muốn du học ở Hoa Kỳ, họ đều khuyến cáo là cần đề phòng các loại trường rởm.
Mặt khác đã hình thành ra các tổ chức phi chính phủ để giúp các trường tổ chức thi tuyển vừa thuận lợi, vừa có chất lượng hơn như các cách thi chung ký hiệu là SAT (standardized admission test: thi nhập học chuẩn hóa vào đại học), GRE (graduate record examination: thi yêu cầu vào sau đại học), TOEFEL (thi Anh ngữ cho du học sinh muốn vào học ở Hoa Kỳ) v.v..
Kết quả các kỳ thi này được nhiều trường đại học sử dụng trong việc tuyển sinh của mình, kết hợp với các tiêu chuẩn khác của riêng mỗi trường.
3. Nền đại học Hoa Kỳ là có sự phân hoá rất lớn về trình độ và chất lượng giữa các trường.
Hiện nay, Hoa Kỳ có khoảng bốn ngàn trường đại học (với các mô hình dài hạn 4 - 5 năm, có hay không có sau đại học, đại học ngắn hạn hay cao đẳng, bao quát đủ các ngành nghề) trong đó khoảng gần 3 ngàn trường công, hơn một ngàn trường tư.
Trong số này có vài chục trường là vào cỡ chất lượng cao nhất thế giới. Chính chất lượng và số lượng các trường này đã làm nên uy tín, sự hấp dẫn và ánh hào quang của nền đại học Hoa Kỳ.
Còn hàng ngàn trường khác thuộc loại trung bình, không có gì đặc sắc hơn các trường trung bình khác trên thế giới.
Lại có không ít những trường mà mục tiêu chủ yếu là kinh doanh giáo dục để thu lợi nhuận, trong đó có một số là trường rởm, “bán bằng”.
Ta cần tìm hiểu để học tập là tại sao có các trường chất lượng rất cao.
Đây là một vấn đề rất khó nhưng cũng rất lý thú. Sơ bộ, qua một số tài liệu, có thể nêu ra 4 lý do lớn sau đây:
- Một là thông qua việc để cho các trường được tự do phát huy sáng kiến nên đã xuất hiện một số trường vượt lên các trường khác, trở thành những trường có tiềm lực, có uy tín.
- Hai là có sự đầu tư rất lớn, tập trung vào các trường có tiềm lực vươn lên. Ngoài đầu tư của các bang, chính phủ liên bang trung ương tuy không có chức năng chỉ đạo và quản lý giáo dục nhưng đã dùng công cụ tài trợ về đầu tư thông qua các dự án ký kết với các trường có tiềm lực để thúc đẩy phát triển các trường đại học.
Một phần rất quan trọng nữa là đầu tư của các nhà tỷ phú kếch xù có tập quán làm việc “từ thiện” xã hội, nhất là về giáo dục đại học.
- Ba là chính sách thu hút nhân tài: Tuyển sinh rất chặt chẽ, thu hút học sinh giỏi trên thế giới thông qua học bổng và sau khi học xong nếu xuất sắc thì thu hút ở lại trường; thu hút các nhà khoa học giỏi trên thế giới về giảng dạy thông qua sự đãi ngộ cao và nhất là tạo điều kiện để làm nghiên cứu khoa học (không ít người được giải thưởng Nobel tuy thuộc quốc tịch Hoa Kỳ nhưng vốn là người nhập cư). Đây là hiện tượng mà người ta gọi là “chất xám của thế giới chảy về Hoa Kỳ”.
- Bốn là các trường đại học có danh tiếng đều là những trung tâm nghiên cứu khoa học vào cỡ lớn nhất của Hoa Kỳ. Một tỷ lệ lớn các nghiên cứu khoa học của nhà nước và của các xí nghiệp tư nhân đều giao cho các trường đại học có tiềm lực thực hiện thông qua các hợp đồng đầu tư.
Được tự do phát huy sáng kiến, lại được tập trung tiền, tập trung người tài, tập trung công việc quan trọng: đó là lý do làm phát triển các trường đại học có danh tiếng của Hoa Kỳ.
4. Về nội dung và phương pháp dạy và học:
Ở các trường đại học Hoa Kỳ, có một số điều đáng chú ý đã được nhiều nhà nghiên cứu giới thiệu rộng rãi như trong hai năm đầu học đại học, chú trọng các kiến thức văn hoá rộng, hai năm sau mới thực sự đi vào chuyên ngành, như bố trí việc học theo chế độ tín chỉ, thi cử dùng rộng rãi phương pháp trắc nghiệm, chú trọng việc tự học, tự nghiên cứu, thực hành có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo sư, như tạo ra sự quan hệ thân mật giữa giáo sư và sinh viên, v.v..
Nhiều bộ sách giáo khoa về toán và khoa học tự nhiên cho đại học được xuất bản ở Hoa Kỳ là những bộ sách có tiếng trên thế giới.
Liên hệ với phương pháp giảng dạy ở các trường của ta hiện nay (phổ thông và đại học) là thường đòi hỏi học sinh, sinh viên nói và viết đúng như bài giảng của thầy, như sách giáo khoa được thầy cho học sinh, sinh viên học, thì ở các trường trên thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ, các thầy khuyến khích học sinh, sinh viên độc lập suy nghĩ, có những cách trình bày, thậm chí cả nội dung ý kiến khác với bài giảng, với sách giáo khoa, miễn là có lý lẽ và lập luận vững vàng và rõ ràng.
Đây là một điều mà chúng ta cần học tập, nhất là ở đại học (tất nhiên việc này phụ thuộc vào trình độ của thầy, cô).
Nói chung, các kinh nghiệm của nền đại học Hoa Kỳ đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Khi nghiên cứu học tập, cần chú ý phát huy được mặt tích cực, đề phòng và hạn chế mặt tiêu cực, đặc biệt là cần đề phòng trong điều kiện hiện nay của nước ta, có thể chỉ phát triển mặt tiêu cực mà không có mặt tích cực (như vai trò của nhà nước bị thu hẹp đối với các trường đại học).
Đó là bài toán ta cần giải quyết tối ưu cho ta khi nghiên cứu học tập mô hình đại học Hoa Kỳ.
Đặc trưng nền giáo dục Hoa Kỳ
(Tham khảo nền giáo dục Hoa Kỳ - phần 1)
Đặc trưng nền giáo dục Hoa Kỳ đối với nhiều người thuộc các nền văn hóa khác, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ có vẻ hết sức rộng lớn và đa dạng đến độ khó tìm thấy các điểm chung.
Tuy nhiên, trong cái mớ phức tạp và “trăm hoa đua nở” đó, nền giáo dục Hoa Kỳ lại phản ảnh một cách xuất sắc lịch sử, văn hóa và các giá trị xã hội của một đất nước luôn luôn đổi mới và liên tục tiến bộ. Nhìn chung, nét đặc thù của nền giáo dục Hoa Kỳ được thể hiện qua các tính cách như tầm cỡ lớn lao, tổ chức hoàn bị, địa phương hóa rõ rệt, cạnh tranh mạnh mẽ, phẩm chất cao, và ngày càng đa văn hóa.
1. Tầm cỡ lớn lao
Các trường học tại Hoa Kỳ -công cũng như tư, tiểu học và trung học, đại học công tiểu bang và đại học tư- chỗ nào cũng có, và Hoa Kỳ tiếp tục điều hành một trong các hệ thống giáo dục vĩ đại nhất thế giới. Theo các con số của Viện Thống Kê Giáo Dục Quốc Gia Hoa Kỳ, trong niên khóa 2007-2008, có hơn 75 triệu trẻ em và người lớn ghi danh theo học tại các trường tiểu học, trung học và đại học tại Hoa Kỳ. Thêm vào đó, còn có khoảng 6.8 triệu giáo viên và giáo sư làm việc tại các trường từ mẫu giáo tới đại học. Theo Sở Thống Kê Hoa Kỳ, số học sinh và sinh viên theo học tại các trường công lập ở Hoa Kỳ gia tăng mạnh mẽ nhất là trong giai đoạn từ 1956 tới 1964, tức là sau Thế Chiến 2 và Chiến Tranh Triều Tiên. Trong những năm đầu thế kỷ thứ 21 này, sĩ số ghi danh tại các học đường Mỹ lại lên cao nhờ mức độ gia tăng mạnh mẽ của người dân Mỹ gốc Hispanic và các sắc dân nhập cư khác.
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ ngày nay bao gồm khoảng 96,000 trường tiểu học và trung học, cộng với hơn 4,200 trường đại học, tính từ các trường đại học cỡ nhỏ hệ 2 năm cho đến các trường đại học tiểu bang cỡ lớn với các chương trình bậc cử nhân, cao học và tiến sĩ có sĩ số từ 30,000 sinh viên trở lên. Trong số các trường đại học, loại trường đại học công tiểu bang (state universities) thường có kích thước lớn lao hơn, bởi vì trên thực tế thì các trường này chiếm hơn phân nửa sĩ số sinh viên đại học trên toàn quốc. Các trường đại học tại Hoa Kỳ cạnh tranh nhau rất mạnh mẽ, một phần cũng là nhờ ở tính tự trị trong ngân sách của mỗi trường. Sự kiện này cũng giải thích tại sao nhiều trường đại học tại Hoa Kỳ có phẩm chất giáo dục rất cao so với các học viện khác trên thế giới. Chi phí hằng năm dành cho hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ, tính trung bình, lên tới mức $878 tỉ.
2. Trường công và trường tư
Có những trường công và tư trên toàn cõi liên bang Hoa Kỳ. Trong số phỏng định 55.8 triệu học sinh tiểu học và trung học trong niên khóa 2007-2008, có khoảng 6 triệu học sinh ghi danh theo học tại các trường tư, chiếm 11% sĩ số. Trong khi hầu hết các trường bậc tiểu học và trung học tại Hoa Kỳ là trường công, phân nửa các trường đại học tại đây là những trường tư, bao gồm những trường đại học danh tiếng như Harvard, Yale và Georgetown.
Các trường đại học công được tài trợ phần nào qua ngã thành phố và tiểu bang hoặc có khi là liên bang. Sinh viên cư trú tại thành phố hoặc tiểu bang nhà trả học phí thấp hơn bởi vì một phần số tiền thuế mà gia đình họ đóng đã được dùng để trợ giúp vào phần học phí của họ. Những sinh viên không thuộc quy chế thường trú tại Hoa Kỳ phải trả tiền học cao hơn.
Các trường đại học tư (colleges và universities) được tài trợ phần chính là do lệ phí sinh viên phải đóng và tiền quyên tặng của các tổ chức tư nhân. Nhiều trường tư có liên hệ hoặc có gốc gác từ các tôn giáo như Công Giáo La Mã, Tin Lành, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Sinh viên tại các đại học tư này không cần phải có đạo mới theo học được, nhưng họ phải lấy một số các lớp hoặc môn thần học liên hệ tới các tôn giáo nói trên mới đủ điều kiện tốt nghiệp.
3. Chi phí theo học đại học
Chi phí theo học đại học tại Hoa Kỳ có thể thay đổi thật lớn lao, từ rất ít tiền cho tới khoảng $50,000 cho một niên khóa. Chi phí này bao gồm học phí, ăn ở và các chi tiêu về sách vở cũng như học cụ. Tính đổ đồng, chi phí theo học tại nhiều trường đại học có phẩm chất cao ở Hoa Kỳ là từ $20,000 cho tới $30,000 một năm.
4. Giá trị của nền giáo dục đại học Hoa Kỳ
Theo các con số thống kê năm 2008 của Sở Thống Kê Hoa Kỳ, số tiền lương trung bình mà một người Mỹ chỉ học tới lớp 9 (khoảng 16 tuổi) kiếm được là $25,900 một năm. Những người có bằng cử nhân (Bachelor's degree) kiếm được $45,000 một năm, và những người có bằng cao học (Master's degree) kiếm được $72,800 một năm. Những người có bằng tiến sĩ (cỡ Ph.D.) kiếm được trung bình $81,000 một năm.
5. Tính đa văn hóa trong giáo dục Hoa Kỳ
Trong suốt 300 năm lịch sử dựng nước và phát triển đất nước Hoa Kỳ, các học đường là một trong những chốn nơi đầu tiên vừa hấp thụ vừa du nhập các nền văn hóa đa dạng của di dân từ khắp nơi trên thế giới tới định cư trên đất nước này. Các trường học tại Hoa Kỳ, cũng giống như xã hội bên ngoài, ngày càng đa dạng về chủng tộc và văn hóa. Hồi đầu thế kỷ thứ 20, con cái của các gia đình di dân -mà hầu hết là từ Nam và Ðông Âu-tràn ngập các trường công ở miền Ðông Bắc và Trung Tây Hoa Kỳ. Ngày nay, các di dân mới tiếp tục làm thay đổi số lượng cũng như thành phần học sinh và sinh viên tại Hoa Kỳ, và số lượng học sinh và sinh viên nhập cư lớn nhất phải nói là đến từ các quốc gia Mỹ Châu La-tinh và Á Châu.
Học sinh Mỹ gốc Phi Châu chiếm 17% sĩ số tại các trường tiểu học và trung học. Tuy vậy, học sinh gốc Hispanic đang chiếm sĩ số lớn nhất tại các trường công. Cũng là điều bình thường hiện nay khi thấy nhiều học sinh và sinh viên tại các trường học, đặc biệt là dọc theo duyên hải miền Ðông và miền Tây, lúc về tới nhà đã nói hằng chục thứ ngôn ngữ không phải là tiếng Anh, như tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt, bởi vì cha mẹ và ông bà họ là những di dân đến từ nước ngoài. Cũng chính vì thế mà, cho mãi tới bây giờ, các chương trình dạy tiếng Anh làm sinh ngữ thứ nhì vẫn giữ nguyên tầm mức quan trọng như hồi thế kỷ trước. Và mặc dù mang tính địa phương hóa và đa văn hóa như vậy, các trường công lập tại Hoa Kỳ vẫn mang một mẫu số chung và có mối liên hệ rất cao trên khía cạnh tổ chức và điều hành. Một sinh viên chuyển trường từ California sang Pennsylvania hoặc Georgia sẽ gặp những khác biệt đương nhiên phải có, nhưng, nhìn chung, nội dung các môn học thì ở đâu cũng thế. Ðiều cần ghi nhận là chính phủ liên bang Hoa Kỳ không hề bắt buộc các trường trên toàn quốc phải tuân theo một học trình chung hoặc bắt các trường phải dạy dỗ theo một tiêu chuẩn nào đó như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Đặc trưng nền giáo dục Hoa Kỳ đối với nhiều người thuộc các nền văn hóa khác, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ có vẻ hết sức rộng lớn và đa dạng đến độ khó tìm thấy các điểm chung.
Tuy nhiên, trong cái mớ phức tạp và “trăm hoa đua nở” đó, nền giáo dục Hoa Kỳ lại phản ảnh một cách xuất sắc lịch sử, văn hóa và các giá trị xã hội của một đất nước luôn luôn đổi mới và liên tục tiến bộ. Nhìn chung, nét đặc thù của nền giáo dục Hoa Kỳ được thể hiện qua các tính cách như tầm cỡ lớn lao, tổ chức hoàn bị, địa phương hóa rõ rệt, cạnh tranh mạnh mẽ, phẩm chất cao, và ngày càng đa văn hóa.
1. Tầm cỡ lớn lao
Các trường học tại Hoa Kỳ -công cũng như tư, tiểu học và trung học, đại học công tiểu bang và đại học tư- chỗ nào cũng có, và Hoa Kỳ tiếp tục điều hành một trong các hệ thống giáo dục vĩ đại nhất thế giới. Theo các con số của Viện Thống Kê Giáo Dục Quốc Gia Hoa Kỳ, trong niên khóa 2007-2008, có hơn 75 triệu trẻ em và người lớn ghi danh theo học tại các trường tiểu học, trung học và đại học tại Hoa Kỳ. Thêm vào đó, còn có khoảng 6.8 triệu giáo viên và giáo sư làm việc tại các trường từ mẫu giáo tới đại học. Theo Sở Thống Kê Hoa Kỳ, số học sinh và sinh viên theo học tại các trường công lập ở Hoa Kỳ gia tăng mạnh mẽ nhất là trong giai đoạn từ 1956 tới 1964, tức là sau Thế Chiến 2 và Chiến Tranh Triều Tiên. Trong những năm đầu thế kỷ thứ 21 này, sĩ số ghi danh tại các học đường Mỹ lại lên cao nhờ mức độ gia tăng mạnh mẽ của người dân Mỹ gốc Hispanic và các sắc dân nhập cư khác.
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ ngày nay bao gồm khoảng 96,000 trường tiểu học và trung học, cộng với hơn 4,200 trường đại học, tính từ các trường đại học cỡ nhỏ hệ 2 năm cho đến các trường đại học tiểu bang cỡ lớn với các chương trình bậc cử nhân, cao học và tiến sĩ có sĩ số từ 30,000 sinh viên trở lên. Trong số các trường đại học, loại trường đại học công tiểu bang (state universities) thường có kích thước lớn lao hơn, bởi vì trên thực tế thì các trường này chiếm hơn phân nửa sĩ số sinh viên đại học trên toàn quốc. Các trường đại học tại Hoa Kỳ cạnh tranh nhau rất mạnh mẽ, một phần cũng là nhờ ở tính tự trị trong ngân sách của mỗi trường. Sự kiện này cũng giải thích tại sao nhiều trường đại học tại Hoa Kỳ có phẩm chất giáo dục rất cao so với các học viện khác trên thế giới. Chi phí hằng năm dành cho hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ, tính trung bình, lên tới mức $878 tỉ.
2. Trường công và trường tư
Có những trường công và tư trên toàn cõi liên bang Hoa Kỳ. Trong số phỏng định 55.8 triệu học sinh tiểu học và trung học trong niên khóa 2007-2008, có khoảng 6 triệu học sinh ghi danh theo học tại các trường tư, chiếm 11% sĩ số. Trong khi hầu hết các trường bậc tiểu học và trung học tại Hoa Kỳ là trường công, phân nửa các trường đại học tại đây là những trường tư, bao gồm những trường đại học danh tiếng như Harvard, Yale và Georgetown.
Các trường đại học công được tài trợ phần nào qua ngã thành phố và tiểu bang hoặc có khi là liên bang. Sinh viên cư trú tại thành phố hoặc tiểu bang nhà trả học phí thấp hơn bởi vì một phần số tiền thuế mà gia đình họ đóng đã được dùng để trợ giúp vào phần học phí của họ. Những sinh viên không thuộc quy chế thường trú tại Hoa Kỳ phải trả tiền học cao hơn.
Các trường đại học tư (colleges và universities) được tài trợ phần chính là do lệ phí sinh viên phải đóng và tiền quyên tặng của các tổ chức tư nhân. Nhiều trường tư có liên hệ hoặc có gốc gác từ các tôn giáo như Công Giáo La Mã, Tin Lành, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Sinh viên tại các đại học tư này không cần phải có đạo mới theo học được, nhưng họ phải lấy một số các lớp hoặc môn thần học liên hệ tới các tôn giáo nói trên mới đủ điều kiện tốt nghiệp.
3. Chi phí theo học đại học
Chi phí theo học đại học tại Hoa Kỳ có thể thay đổi thật lớn lao, từ rất ít tiền cho tới khoảng $50,000 cho một niên khóa. Chi phí này bao gồm học phí, ăn ở và các chi tiêu về sách vở cũng như học cụ. Tính đổ đồng, chi phí theo học tại nhiều trường đại học có phẩm chất cao ở Hoa Kỳ là từ $20,000 cho tới $30,000 một năm.
4. Giá trị của nền giáo dục đại học Hoa Kỳ
Theo các con số thống kê năm 2008 của Sở Thống Kê Hoa Kỳ, số tiền lương trung bình mà một người Mỹ chỉ học tới lớp 9 (khoảng 16 tuổi) kiếm được là $25,900 một năm. Những người có bằng cử nhân (Bachelor's degree) kiếm được $45,000 một năm, và những người có bằng cao học (Master's degree) kiếm được $72,800 một năm. Những người có bằng tiến sĩ (cỡ Ph.D.) kiếm được trung bình $81,000 một năm.
5. Tính đa văn hóa trong giáo dục Hoa Kỳ
Trong suốt 300 năm lịch sử dựng nước và phát triển đất nước Hoa Kỳ, các học đường là một trong những chốn nơi đầu tiên vừa hấp thụ vừa du nhập các nền văn hóa đa dạng của di dân từ khắp nơi trên thế giới tới định cư trên đất nước này. Các trường học tại Hoa Kỳ, cũng giống như xã hội bên ngoài, ngày càng đa dạng về chủng tộc và văn hóa. Hồi đầu thế kỷ thứ 20, con cái của các gia đình di dân -mà hầu hết là từ Nam và Ðông Âu-tràn ngập các trường công ở miền Ðông Bắc và Trung Tây Hoa Kỳ. Ngày nay, các di dân mới tiếp tục làm thay đổi số lượng cũng như thành phần học sinh và sinh viên tại Hoa Kỳ, và số lượng học sinh và sinh viên nhập cư lớn nhất phải nói là đến từ các quốc gia Mỹ Châu La-tinh và Á Châu.
Học sinh Mỹ gốc Phi Châu chiếm 17% sĩ số tại các trường tiểu học và trung học. Tuy vậy, học sinh gốc Hispanic đang chiếm sĩ số lớn nhất tại các trường công. Cũng là điều bình thường hiện nay khi thấy nhiều học sinh và sinh viên tại các trường học, đặc biệt là dọc theo duyên hải miền Ðông và miền Tây, lúc về tới nhà đã nói hằng chục thứ ngôn ngữ không phải là tiếng Anh, như tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt, bởi vì cha mẹ và ông bà họ là những di dân đến từ nước ngoài. Cũng chính vì thế mà, cho mãi tới bây giờ, các chương trình dạy tiếng Anh làm sinh ngữ thứ nhì vẫn giữ nguyên tầm mức quan trọng như hồi thế kỷ trước. Và mặc dù mang tính địa phương hóa và đa văn hóa như vậy, các trường công lập tại Hoa Kỳ vẫn mang một mẫu số chung và có mối liên hệ rất cao trên khía cạnh tổ chức và điều hành. Một sinh viên chuyển trường từ California sang Pennsylvania hoặc Georgia sẽ gặp những khác biệt đương nhiên phải có, nhưng, nhìn chung, nội dung các môn học thì ở đâu cũng thế. Ðiều cần ghi nhận là chính phủ liên bang Hoa Kỳ không hề bắt buộc các trường trên toàn quốc phải tuân theo một học trình chung hoặc bắt các trường phải dạy dỗ theo một tiêu chuẩn nào đó như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011
"Lẽ sống" và "Đạo làm người"
Người Việt gắn liền quê hương với Tổ quốc tôn kính như Mẹ đẻ của mình. Mong muốn đem hết trí tuệ và sức lực cống hiến để xây dựng, sẵn sàng sả thân chiến đấu để bảo vệ, "thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ" (Hồ Chi Minh). Tràn ngập niềm tự hào mỗi khi nhắc tới những trận thắng oanh liệt của tổ tiên ông cha trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm; Khi nghe những vần thơ hùng tráng: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" của danh tướng Lý Thường Kiệt; hoặc câu trả lời đanh thép của Trần Bình Trọng trước kẻ thù: "Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc"...
Tình cảm thiêng liêng với quê hương, Tổ quốc chính là truyền thống cội nguồn.
Ca dao, tục ngữ có câu: "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", "Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau", hoặc "thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn". Người Việt rất coi trọng quan hệ dòng tộc và coi gia đình là sự sống còn của hạnh phúc. Nhìn vào lăng mộ, vào nhà thờ Tổ sẽ thấy được sự bề thế và gia giáo của một dòng tộc. Quan hệ trong dòng tộc tình cốt nhục được coi là nền tảng và vai vế thứ bậc là căn cứ để ứng xử. Khổng Tử dạy: "Cái mũ dù có cũ, có xấu cũng là thứ để đội trên đầu chứ không phải để đi dưới chân. Đôi giầy dù mới, dù đẹp cũng là thứ để đi dưới chân chứ không phải để đội trên đầu". Nghĩa là phải có tôn ti trên dưới, nền nếp gia phong. Lòng nhân từ bác ái được dạy dỗ, tinh thần vượt khó hiếu học được khuyến khích, nhiều dòng họ lập văn chỉ khắc tên những người đỗ đạt cao thuộc huyết thống vào bia đá. Ngoài xã hội có quyền cao chức trọng thế nào, có vang danh nổi tiếng đến đâu nhưng trong dòng tộc vẫn phải rất khiêm nhường, phải tự biết mình là "mũ” hay "giầy" mà cư xử, phải đặt hiếu đễ lên đầu. Nước có quốc pháp, nhà có gia pháp. Vua Tự Đức rất mê đi săn. Có lần mải săn về muộn, quá giờ vấn an mẹ già. Thuyền vừa cập bến bên Điện Thái Hoà, nhà vua vội lật đật đi vòng sang toà lầu của Thái hậu, lom khom đến trước ngự tiền, vội quỳ, hai tay kính cẩn dâng roi cho mẹ rồi nằm xuống chịu đòn. Nhà vua đã để lại cho hậu thế tấm gương về phép tắc gia giáo.
Đã là Đạo làm người thì bậc đế vương thế, mà thảo dân cũng vậy. Không chỉ cư xử lễ độ với cha mẹ mà với cả họ hàng ruột thịt, hàng xóm xa gần. Chúng ta ai cũng như ai, được tạo hoá sinh ra. Rồi do năng lực cá nhân, do phân công xã hội, do may rủi của số phận mà mỗi người làm một việc khác nhau, vị thế khác nhau, học vấn khác nhau, quyền lực và đời sống khác nhau. Dù gì đi nữa thì cũng đều là người, đều bình đẳng trước pháp luật, đều có chung cội nguồn hoặc cùng quê hương. Nếu may mắn phát đạt giầu có hay quyền cao chức trọng cũng đừng vênh váo với bà con họ hàng làng xóm, mà nên nghĩ cần làm gì để giúp đỡ mọi người, thế mới hợp đạo lí.
So với cộng đồng xã hội và dòng tộc, gia đình hẹp hơn nhiều nhưng lại không kém phần phức tạp, đặc biệt trong các mối quan hệ từ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cháu đều có vai trò rường cột của tổ ấm hạnh phúc, mà cái gốc là Đạo hiếu, Đạo nghĩa, Đạo đễ, Đạo từ... Một gia đình sống không có kỉ cương tất sẽ dẫn tới bi kịch, nhất là lúc về già. Đã là gia đình thì mọi người phải biết gắn kết nhau, thương yêu đùm bọc nhau, hoạn nạn cùng chia, phú quý cùng hưởng. Gia đình luuôn là cái nôi, là tổ ấm, là pháo đài, nâng đỡ, đùm bọc, che chở cho mỗi cuộc đời, là chốn ẩn náu cuối cùng cho mọi bất hạnh, song cũng là quyền lực tối cao giám sát lương tâm chặt chẽ và khắc nghiệt. Ngoài xã hội anh có thể phạm tội, bị kết án, thậm chí bị tù. Nhưng mãn hạn ra khỏi trại giam, com-lê, ca-vạt từ trên xe "xịn' xuống, bước vào nhà hàng, khách sạn, lập tức các nhân viên niềm nở cúi đầu cung kính, hoặc tha hồ cười nói vui vẻ trong quán nhậu. Không ai biết anh đã từng là phạm nhân, bởi thế không hề cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương. Nhưng phạm tội với gia đình thì không. Dù chẳng toà nào xét xử, tuyên án, nhưng lương âm dằn vặt và suốt ngày đêm anh luôn bị ám ảnh bởi những ánh mắt của người thân từ bố, mẹ, vợ, con kể cả lân bang hàng xóm. Sống trong hoàn cảnh ấy đau lắm. Mà nỗi đau phải chịu một mình thì rất sâu, rất lâu.
Trong gia đình tình nghĩa vợ chồng đặc biệt quan trọng bởi nó ảnh hưởng và chi phối các mối quan hệ khác. Ở đời, tình yêu và hôn nhân thuộc hai phạm trù khác nhau. Thống nhất chứ không đồng nhất. Có mấy ai thành công cả tình yêu lẫn hôn nhân. Bởi tiêu chí để chọn đối tượng trong hai lĩnh vực đó nhiều khi không giống nhau. Khi yêu anh thường bị quyến rũ bởi "hồn" người đẹp từ ánh mắt, nụ cười, mái tóc, dáng điệu, giọng nói, thời trang và tình yêu "sét đánh" khiến anh bị chinh phục. Nhưng để quyết định hôn nhân anh lại phải bình tĩnh tỉnh táo. Các yếu tố tình cảm lại phải được kiểm soát bằng lí trí để nhìn nhận ở người phụ nữ vẻ đẹp của tình thương chồng, thương con, biết cư xử có đạo lí, biết lo toan gia đình, cần cù chịu khó, bản lĩnh vững vàng trước mọi khó khăn. Đó là vẻ đẹp của bản chất thuộc cái "tâm" chứ không phải chỉ "hồn", không phải hình thức bên ngoài son phấn chưng diện. Ở đời có nhiều vẻ đẹp lắm. Vấn đề là chọn loại nào để sống và loại nào để ngắm. Người phụ nữ khi chọn bạn đời cho hôn nhân của mình cũng thận trọng như vậy. Vợ chồng sống với nhau bằng đạo nghĩa. Nền tảng của đạo nghĩa là tình thương, trong đó có tình yêu. Lấy tình thương làm nền tảng tức là sự bền vững của hôn nhân sẽ được bảo đảm.Vì tình thương, không chỉ với bạn đời của mình, mà với cả con, cháu và những người thân trong gia đình, ta có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách, có thể rộng lượng tha thứ cho nhau những lỗi lầm, nhẫn nhịn chịu đựng và giúp đỡ, chờ đợi nhau khi cần thiết để giữ gìn, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Trong gia đình nếu người chồng là ngôi nhà, thì người vợ là nền móng. Phải học để biết làm chồng, làm bố, làm vợ, làm mẹ. Tự học, học ở sách báo, ở đời là chính, suy ngẫm về đạo lí rồi rút ra là chính. Trong cuộc sống có phụ nữ làm đàn bà rất giỏi, nhưng không biết làm vợ, làm mẹ. Có những chàng trai làm đàn ông thì được, nhưng không biết làm chồng, làm cha. Có người quản lí điều hành một cơ quan, doanh nghiệp lớn rất giỏi, nhưng quản lí điều hành cái gia đình nhỏ của mình lại rất dở. Xử lí các mối quan hệ xã hội thì bình tĩnh, sáng suốt và chính xác. Nhưng khi xử lí các mối quan hệ gia đình lại lúng túng, bị động, mò mẫm và dễ sai lầm. Vì sao? Vì việc xã hội có cách giải quyết của xã hội, chuyện nhà có cách giải quyết trong nhà. Vì sao? Vì từ lâu họ đã không đặt gia đình đúng với vị trí quan trọng của nó, vị trí có ý nghĩa quyết định sự sống còn của hạnh phúc, của cả cuộc đời, không chỉ với một, mà nhiều người. Không lấy tình thương làm nền tảng, không biết tới Đạo hiếu, Đạo nghĩa, Đạo đễ, Đạo từ... để cư xử. Không dành nhiều thời gian, tâm huyết suy nghĩ và làm việc cho nó như đã dành cho cơ quan, cho xã hội. Không nghĩ rằng lo để lại cho con cháu đất đai, nhà cửa, xe cộ, tiền vàng thậm chí cả quyền lực nữa là cần thiết, nhưng cao hơn thế, quan trọng hơn thế, sâu sắc hơn thế và an toàn hơn thế là để lại cho con cháu cuộc đời lương thiện, giàu nhân cách, được học hành, biết làm theo luật, sống theo đạo, không thù oán, nhiều ân nghĩa. Tài sản vật thể có thể xin, hoặc mua được, nhưng tài sản phi vật thể thì không, mà phải do chính mình làm ra bằng khổ công tu luyện và trân trọng giữ gìn. Ngoài đời thế, mà trong gia đình cũng thế, mỗi người đều có một thế giới riêng, đều có chuyện quan trọng phải nghĩ, phải lo, phải làm. Điều ấy là tất nhiên, hợp lí và phải đạo. Nhưng khi cái quan trọng của người này lại xa lạ với người kia thế là sẽ sống khác nhau, mầm mống của sự xa cách, thậm chí rạn nứt sẽ xuất hiện.Cùng một mái nhà mà có lúc cảm thấy xa lạ, thấy cô đơn, thấy không thể chia sẻ giãi bày với ai, do vậy mà nỗi buồn càng sâu. Bởi thế, phải biết tạo ra bầu trời chung thì mới gắn kết nhau được. Bầu trời chung đó chính là những truyền thống cội nguồn, là những điều giáo huấn của Đạo làm người. Ở đời chính kiến có thể thay đổi tuỳ theo thế cuộc và nhận thức, nhưng Đạo làm người thì không. Trong chính trị có thể nhất thời liên minh với ma quỷ, nhưng trong kết bạn thì không, mà phải biết chọn người có đạo.
Tóm lại, người ta khi ở dương gian, tâm hồn và thân xác đều phải làm theo luật, sống theo đạo. Mà quan trọng nhất là Đạo làm ngườin
MÙA THU LÁ ĐỔI MÀU?
Bạn có bao giờ tự hỏi màu vàng, màu đỏ rực rỡ của cây lá mùa Thu từ đâu mà có? Câu trả lời đang dần được các nhà nghiên cứu khám phá ra...
Những sắc màu quyến rũ đó chính là kết quả của quá trình nỗ lực gian nan nhằm sinh tồn của các loài cây.
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang Thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ. Điều đó hoàn toàn không chứng tỏ chúng đang chết đi mà thay vào đó là biểu hiện bên ngoài của một chuỗi những quá trình rất thông minh đang diễn ra bên trong chiếc lá.
Hẳn bạn sẽ không lấy làm lạ nếu biết rằng lá vàng và lá đỏ trải qua hai quá trình chuyển hóa khác nhau. Khi chất diệp lục không còn hoạt động, hầu hết các loại lá chuyển sang màu vàng. Đây là một loại màu sắc vốn đã tồn tại sẵn trong lá nhưng bị lấn át bởi sắc xanh vào các mùa sinh trưởng của cây.
Những sắc màu quyến rũ đó chính là kết quả của quá trình nỗ lực gian nan nhằm sinh tồn của các loài cây.
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang Thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ. Điều đó hoàn toàn không chứng tỏ chúng đang chết đi mà thay vào đó là biểu hiện bên ngoài của một chuỗi những quá trình rất thông minh đang diễn ra bên trong chiếc lá.
Hẳn bạn sẽ không lấy làm lạ nếu biết rằng lá vàng và lá đỏ trải qua hai quá trình chuyển hóa khác nhau. Khi chất diệp lục không còn hoạt động, hầu hết các loại lá chuyển sang màu vàng. Đây là một loại màu sắc vốn đã tồn tại sẵn trong lá nhưng bị lấn át bởi sắc xanh vào các mùa sinh trưởng của cây.
Nhưng trong khoảng một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cơ chế rất khác ở lá đỏ. Khi diệp lục ngừng thực hiện chức năng của mình, lá cũng sẽ chuyển thành màu vàng nếu như không có sự sản sinh rất nhanh chóng của một loại chất tạo màu tên là Anthocyanin. Nó là một loại chất không có sẵn ở trong lá.
Có một giả thiết được đưa ra rằng, màu đỏ của lá mùa Thu chính là kết quả của 35 triệu năm trong cuộc đấu tranh giữa cây cối và sâu bọ khi chúng tìm kiếm thức ăn và nơi đẻ trứng vào mùa Thu. Màu lá đỏ sẽ gây khó khăn cho sâu bọ trong việc nhận biết, nên chúng có xu hướng đi tìm những cây có lá màu vàng
Có một giả thiết được đưa ra rằng, màu đỏ của lá mùa Thu chính là kết quả của 35 triệu năm trong cuộc đấu tranh giữa cây cối và sâu bọ khi chúng tìm kiếm thức ăn và nơi đẻ trứng vào mùa Thu. Màu lá đỏ sẽ gây khó khăn cho sâu bọ trong việc nhận biết, nên chúng có xu hướng đi tìm những cây có lá màu vàng
Sự khác biệt giữa màu lá cây vào mùa thu ở Bắc Mỹ và châu Âu có thể được xem là bằng chứng cho giả thiết này. Ở châu Âu, lá các loại cây bản địa hầu hết đều chuyển sang màu vàng. Tuy nhiên, ở Bắc Mỹ, số lượng cây lá chuyển đỏ lại nhiều tương đương với số lượng cây lá chuyển vàng.
Lý do để giải thích cho việc này có thể là ở Bắc Mỹ, cũng như ở Đông Á, những dãy núi chạy theo hướng Bắc –Nam , trải dài theo đó là những vùng phân bố thời tiết khác nhau. Từ đó kéo theo hệ quả là cây cối trong các khu rừng cũng thay đổi theo thời tiết nơi chúng sinh trưởng, cùng với sâu bọ và cuộc chiến không đội trời chung với loài này.
Trong khi đó, ở châu Âu, các dãy núi lại chạy theo hướng Đông – Tây. Vậy nên khi thời tiết trở nên ấm áp hoặc mát mẻ, cây cối không còn sự lựa chọn nào khác là chết đi, cùng với các loài sâu bọ đang sống ký sinh trên chúng. Do đó ở châu Âu, cuộc chiến giữa cây cối và sâu bọ có lịch sử ngắn hơn rất nhiều.
Giả thiết này được đưa ra bởi giáo sư Simcha Lev-Yadun, hiện đang công tác tại khoa Khoa học Giáo dục - Sinh học, trường Đại học Haifa - Oranim và Jarmo Holopainen, thuộc hệ thống trường Đại học Kuopio ở Phần Lan. Giả thiết này đã được đăng trên báo New Phytologist.Lý do để giải thích cho việc này có thể là ở Bắc Mỹ, cũng như ở Đông Á, những dãy núi chạy theo hướng Bắc –
Trong khi đó, ở châu Âu, các dãy núi lại chạy theo hướng Đông – Tây. Vậy nên khi thời tiết trở nên ấm áp hoặc mát mẻ, cây cối không còn sự lựa chọn nào khác là chết đi, cùng với các loài sâu bọ đang sống ký sinh trên chúng. Do đó ở châu Âu, cuộc chiến giữa cây cối và sâu bọ có lịch sử ngắn hơn rất nhiều.
Một giả thiết khác cho rằng sự khác biệt giữa lượng sắc tố Anthocyanin ở lá cây sống trong cùng một khu vực có thể liên quan đến độ màu mỡ của đất nơi cây sinh trưởng. Chúng phản ánh nỗ lực giữ lại lượng chất dinh dưỡng lá cây đã tổng hợp được trong vòng đời của mình.
Một khảo sát sơ bộ với cây phong lá đỏ và cây sweeg gum (loại cây có hình dạng lá giống lá phong đỏ nhưng màu xanh) của một sinh viên tại
Ông giải thích rằng quá trình quang hợp ánh sáng trong lá vào mùa Thu càng diễn ra lâu bao nhiêu thì lượng chất dinh dưỡng được dự trữ để sử dụng trong mùa Xuân càng nhiều bấy nhiêu. Vậy nên, ở nhiều nơi đất đai cằn cỗi như những quả đồi ở Bắc Carolina (Mỹ), người ta nhận ra mùa Thu khi thấy lá cây dần chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Khi mùa Thu đến, chất Anthocyanin bảo vệ những lục lạp xanh còn sót lại trong lá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những cây sinh trưởng ở nơi điều kiện khắc nghiệt, nơi đất nghèo dinh dưỡng, vì nó cho phép chúng có thể sản xuất nhiều hơn các hợp chất hữu cơ cần thiết.
(Sưu tầm của Bích Giang - làm nhớ lại chúng minh đang học trong lớp Sinh A4)
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Mừng Sinh nhật tháng 10
Tháng 10, lớp Sinh A4 có nhiều bạn được ra đời.
Nhiều lời chúc, quà tặng và đặc biệt là nhiều vần thơ lai láng.
Tôi xin mượn bài thơ của Diệu Hường ghi lại để lưu niệm.
Năm tháng mười là ngày sinh Lý
Dung hảo tâm tặng bánh ga-tô
Theo sau ngày bảy tháng mười
Phước xem quỳnh nở trong lòng đê mê
Chàng Rạng oe oe ngày mười một
Bỗng dưng vớ được cái ô tô
Ô tô chẳng phải trời cho
Mà là quà tặng của nàng tên Giang
Nàng này trẻ mãi không già
Sinh ngày mười tám ầu ơ tháng mười
Cùng ngày có một nàng Hương
Tâm hồn lãng tử của đời thi nhân
Ngọc Dung cũng lại hòa cùng
Cây tiền mang đến tưng bừng ngày sinh
Mấy vần thơ thẩn ai ơi
Rủ nhau cùng chúc hoan hô tháng mười.
Kết nối những bài thơ sinh nhật tháng 10
Vì rằng Hương chẳng tham lam
Nhiều lời chúc, quà tặng và đặc biệt là nhiều vần thơ lai láng.
Tôi xin mượn bài thơ của Diệu Hường ghi lại để lưu niệm.
Kết nối những bài thơ sinh nhật tháng 10
Kim Anh
Chúc mừng sinh nhật các bạn thân:
Giang, Dung. Lý, Rạng với nàng Hương,
thêm hai bạn nữa là Huệ, Phước,
cùng rủ nhau Sinh Nhật tháng mười.
Tháng mười này hơn năm mươi năm trước,
cùng cất tiếng chào đời, tiếng mẹ à ơi!
Ngày qua ngày năm tháng dần trôi.
Chúng ta cùng gặp nhau nơi mái trường Sư phạm
và gia cảnh khác nhau mỗi người mỗi ngã
nhưng trong lòng luôn vẫn nhớ về nhau.
Sinh nhật tháng mười các bạn thân ơi!
Chúc các bạn luôn vững tin tiến bước......
Cẩm Lý
1.
1.
Hôm nay mười một tháng mười
Là ngày công tử Rạng sanh ra đời
Cách đây đã mấy chục năm
Mà ai nấy tưởng như ngày hôm qua
Chàng nay tuổi đã ngũ tuần
Nhìn xa trông giống như chàng Tom Cruise
Giật mình tỉnh giấc nhìn gần
Té ra là cụ lòm khòm không răng
Hôm nay sinh nhật cụ Huỳnh
Cháu xin chúc cụ già gà thêm gân
2.
Giang yêu dấu....ơi
Chúc mừng Bích Giang
trẻ mãi không già,
trẻ hoài không chán,
trẻ giống trẻ con,
trẻ như con gái,
để cho có chàng (hay nàng...hehe)
trỏ trẻ bên tai
"Giang trẻ quá đi"
mười bảy tháng mười trọn vẹn niềm vui
3.
Sinh nhật của Dung,
Chúc Dung lênh láng
Cả tình lẫn tài
Cái gì cũng có
Lênh láng tình non
Để quên tình già
Lênh láng vui vẻ
Để khỏe ăn chơi
Tứ đổ bốn tường
Món nào cũng nếm...(cái này chắc nàng chịu lắm)
Cho biết mùi đời
Vì Dung, Dung ơi
Tới tuổi...chớm già
Mình hưởng đời nghe (dĩ nhiên là không được hưởng một mình)
Hai mưoi ba tháng mười tình thân lênh láng gởi tới Dung.
4.
Giang yêu dấu....ơi
Chúc mừng Bích Giang
trẻ mãi không già,
trẻ hoài không chán,
trẻ giống trẻ con,
trẻ như con gái,
để cho có chàng (hay nàng...hehe)
trỏ trẻ bên tai
"Giang trẻ quá đi"
mười bảy tháng mười trọn vẹn niềm vui
5.
Hôm nay lại phải làm thơ
Vì là sinh nhật của Hương bạn già
Chúc Hương một nắm bình an
Một ly vui vẻ một một thìa lạc quan
Vì rằng Hương chẳng tham lam
Nên một chút xíu cũng vừa lòng Hương?
Chúc Hương thêm chút trẻ trung
Thêm vài sợi tóc xanh như ngày nào
Một chút tình thân gởi tới Hương
Một chút thân tình gởi bạn hiền
Ngọc Dung
Giang gửi cây tiền mừng Dung ngày sinh nhật
Bằng công lao của Diệu Hường ngồi xếp giấy
Bằng thời gian chăm chút vẻ đẹp cua cây hoa
Bằng công lao Kim Anh, Phúc (cho ké - hehe) Trung, góp ý
Bằng những mong đem lại chút niềm vui .
Mỹ Dung trao cơ man là cây trái
e-card chúc mừng bằng vô số lá vàng rơi ....
Bằng những cánh lá chao nghiêng trong gió
Ví cuộc đời ta như ... chiếc lá thu phai.
Lý chúc Dung lênh láng ..tình tiền
Tiền thì có vì cây hoa bất tử
Trổ đầy hoa chẳng rơi rụng bao giờ ...
Tình thì không vì đã thôi mong đợi
Đã xa rồi , xa mãi ở ngàn khơi ...
Thúy Anh, Lan thay quà mừng bằng nắm tay rất chặt
Bằng ánh mắt cảm thông của những kẻ xa người
Xuân, Vân , Ánh với nụ cười thân thiết
Với cái bắt tay , với lời chúc " mãi vui "
Hương, Thy , Thắng thì trầm ngâm suy nghĩ
Chúc gì đây để khỏi nói ... giống nhau ...
Chị Mật Ong chúc mừng sinh nhật sớm
Thu Hương dặn dò bí mật nhớ .....kể ra ( hehe )
Có niềm vui nào đong đếm được mây ơi
Tôi sẽ gửi cho gió ngàn mang tới
Gieo rắc niềm vui, tương lai hạnh phúc
Cho mọi nơi , cả đến mọi gia đình ...
B.Giang
Lay chiec cau vong, tren bau troi cao
Lam banh sinh nhat, men tang Ngoc DungCuoc doi muon sac, nhu chiec cau cong
Tuong lai tuong sang, don cho Ngoc Dung
Xay xong lau dai, hoang tu se den.Giang cung cac ban chuc mung sinh nhat Ngoc Dung. Money tree cong lon nhat la cua Dieu Huong. Giang nghi la Dieu Huong la nguoi vui nhat khi thay cac ban vui, va ngac nhien. Niem vui cua nguoi khac la cua minh.
Giang phuc tai MC cua Dieu Huong. cam on Dieu Huong nhieu lam nhe'
Phuc-TrungLam banh sinh nhat, men tang Ngoc DungCuoc doi muon sac, nhu chiec cau cong
Tuong lai tuong sang, don cho Ngoc Dung
Xay xong lau dai, hoang tu se den.Giang cung cac ban chuc mung sinh nhat Ngoc Dung. Money tree cong lon nhat la cua Dieu Huong. Giang nghi la Dieu Huong la nguoi vui nhat khi thay cac ban vui, va ngac nhien. Niem vui cua nguoi khac la cua minh.
Giang phuc tai MC cua Dieu Huong. cam on Dieu Huong nhieu lam nhe'
Chúc mừng sinh nhật Bích Giang!
Theo bước chân ... âm thầm của Cẩm Lý, chúc Bích Giang:
Trẻ mãi không già,
Vui khỏe yêu đời,
Tình ta bao la,
Bên người yêu thương...
Thu Hương
Thu Hương
Ly oi! Ly hoi! Ly a-
Lam tho cam dong mat day dam dia
Ban gia da duoc bao nam?
Tinh xua ban cu van nhu ngay nao!
Thang 10 la thang mua Thu
Nhieu co Su Pham oe oe ra doi
Tuoi doi da qua 50
Tam hon van tre nhu con doi muoi?
Con doan cuoi ta cung di not
Chan 100 ta mo tiec vui
Tu Vn , Texas , Cali
Uc chau chong gay di tim co nhau!
Chị hai Mật Ong
Oi! thang 10 vi dai
Tho van lai lang
Hoa no..thanh tien
Xe co tap nap
Banh trai day ban
Tung bung chuc tung
Nhung nguoi vi dai
Sinh trong thang 10
Neu co kiep sau
Xin duoc sinh ra
Thang 10 vi dai
Bài thơ kết của Chị hai Mật Ong thật tuyệt!
CHÚC SINH NHẬT CÁC BẠN THÁNG NÀO CŨNG THẬT HẠNH PHÚC
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)