CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

"Lẽ sống" và "Đạo làm người"


     Người Việt gắn liền quê hương với Tổ quốc tôn kính như Mẹ đẻ của mình. Mong muốn đem hết trí tuệ và sức lực cống hiến để xây dựng, sẵn sàng sả thân chiến đấu để bảo vệ, "thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ" (Hồ Chi Minh). Tràn ngập niềm tự hào mỗi khi nhắc tới những trận thắng oanh liệt của tổ tiên ông cha trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm; Khi nghe những vần thơ hùng tráng: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" của danh tướng Lý Thường Kiệt; hoặc câu trả lời đanh thép của Trần Bình Trọng trước kẻ thù: "Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc"...
      Tình cảm thiêng liêng với quê hương, Tổ quốc chính là truyền thống cội nguồn.
     Ca dao, tục ngữ có câu: "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", "Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau", hoặc "thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn". Người Việt rất coi trọng quan hệ dòng tộc và coi gia đình là sự sống còn của hạnh phúc. Nhìn vào lăng mộ, vào nhà thờ Tổ sẽ thấy được sự bề thế và gia giáo của một dòng tộc. Quan hệ trong dòng tộc tình cốt nhục được coi là nền tảng và vai vế thứ bậc là căn cứ để ứng xử. Khổng Tử dạy: "Cái mũ dù có cũ, có xấu cũng là thứ để đội trên đầu chứ không phải để đi dưới chân. Đôi giầy dù mới, dù đẹp cũng là thứ để đi dưới chân chứ không phải để đội trên đầu". Nghĩa là phải có tôn ti trên dưới, nền nếp gia phong. Lòng nhân từ bác ái được dạy dỗ, tinh thần vượt khó hiếu học được khuyến khích, nhiều dòng họ lập văn chỉ khắc tên những người đỗ đạt cao thuộc huyết thống vào bia đá. Ngoài xã hội có quyền cao chức trọng thế nào, có vang danh nổi tiếng đến đâu nhưng trong dòng tộc vẫn phải rất khiêm nhường, phải tự biết mình là "mũ” hay "giầy" mà cư xử, phải đặt hiếu đễ lên đầu. Nước có quốc pháp, nhà có gia pháp. Vua Tự Đức rất mê đi săn. Có lần mải săn về muộn, quá giờ vấn an mẹ già. Thuyền vừa cập bến bên Điện Thái Hoà, nhà vua vội lật đật đi vòng sang toà lầu của Thái hậu, lom khom đến trước ngự tiền, vội quỳ, hai tay kính cẩn dâng roi cho mẹ rồi nằm xuống chịu đòn. Nhà vua đã để lại cho hậu thế tấm gương về phép tắc gia giáo.
     Đã là Đạo làm người thì bậc đế vương thế, mà thảo dân cũng vậy. Không chỉ cư xử lễ độ với cha mẹ mà với cả họ hàng ruột thịt, hàng xóm xa gần. Chúng ta ai cũng như ai, được tạo hoá sinh ra. Rồi do năng lực cá nhân, do phân công xã hội, do may rủi của số phận mà mỗi người làm một việc khác nhau, vị thế khác nhau, học vấn khác nhau, quyền lực và đời sống khác nhau. Dù gì đi nữa thì cũng đều là người, đều bình đẳng trước pháp luật, đều có chung cội nguồn hoặc cùng quê hương. Nếu may mắn phát đạt giầu có hay quyền cao chức trọng cũng đừng vênh váo với bà con họ hàng làng xóm, mà nên nghĩ cần làm gì để giúp đỡ mọi người, thế mới hợp đạo lí.
     So với cộng đồng xã hội và dòng tộc, gia đình hẹp hơn nhiều nhưng lại không kém phần phức tạp, đặc biệt trong các mối quan hệ từ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cháu đều có vai trò rường cột của tổ ấm hạnh phúc, mà cái gốc là Đạo hiếu, Đạo nghĩa, Đạo đễ, Đạo từ... Một gia đình sống không có kỉ cương tất sẽ dẫn tới bi kịch, nhất là lúc về già. Đã là gia đình thì mọi người phải biết gắn kết nhau, thương yêu đùm bọc nhau, hoạn nạn cùng chia, phú quý cùng hưởng. Gia đình luuôn là cái nôi, là tổ ấm, là pháo đài, nâng đỡ, đùm bọc, che chở cho mỗi cuộc đời, là chốn ẩn náu cuối cùng cho mọi bất hạnh, song cũng là quyền lực tối cao giám sát lương tâm chặt chẽ và khắc nghiệt. Ngoài xã hội anh có thể phạm tội, bị kết án, thậm chí bị tù. Nhưng mãn hạn ra khỏi trại giam, com-lê, ca-vạt từ trên xe "xịn' xuống, bước vào nhà hàng, khách sạn, lập tức các nhân viên niềm nở cúi đầu cung kính, hoặc tha hồ cười nói vui vẻ trong quán nhậu. Không ai biết anh đã từng là phạm nhân, bởi thế không hề cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương. Nhưng phạm tội với gia đình thì không. Dù chẳng toà nào xét xử, tuyên án, nhưng lương âm dằn vặt và suốt ngày đêm anh luôn bị ám ảnh bởi những ánh mắt của người thân từ bố, mẹ, vợ, con kể cả lân bang hàng xóm. Sống trong hoàn cảnh ấy đau lắm. Mà nỗi đau phải chịu một mình thì rất sâu, rất lâu.
     Trong gia đình tình nghĩa vợ chồng đặc biệt quan trọng bởi nó ảnh hưởng và chi phối các mối quan hệ khác. Ở đời, tình yêu và hôn nhân thuộc hai phạm trù khác nhau. Thống nhất chứ không đồng nhất. Có mấy ai thành công cả tình yêu lẫn hôn nhân. Bởi tiêu chí để chọn đối tượng trong hai lĩnh vực đó nhiều khi không giống nhau. Khi yêu anh thường bị quyến rũ bởi "hồn" người đẹp từ ánh mắt, nụ cười, mái tóc, dáng điệu, giọng nói, thời trang và tình yêu "sét đánh" khiến anh bị chinh phục. Nhưng để quyết định hôn nhân anh lại phải bình tĩnh tỉnh táo. Các yếu tố tình cảm lại phải được kiểm soát bằng lí trí để nhìn nhận ở người phụ nữ vẻ đẹp của tình thương chồng, thương con, biết cư xử có đạo lí, biết lo toan gia đình, cần cù chịu khó, bản lĩnh vững vàng trước mọi khó khăn. Đó là vẻ đẹp của bản chất thuộc cái "tâm" chứ không phải chỉ "hồn", không phải hình thức bên ngoài son phấn chưng diện. Ở đời có nhiều vẻ đẹp lắm. Vấn đề là chọn loại nào để sống và loại nào để ngắm. Người phụ nữ khi chọn bạn đời cho hôn nhân của mình cũng thận trọng như vậy. Vợ chồng sống với nhau bằng đạo nghĩa. Nền tảng của đạo nghĩa là tình thương, trong đó có tình yêu. Lấy tình thương làm nền tảng tức là sự bền vững của hôn nhân sẽ được bảo đảm.Vì tình thương, không chỉ với bạn đời của mình, mà với cả con, cháu và những người thân trong gia đình, ta có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách, có thể rộng lượng tha thứ cho nhau những lỗi lầm, nhẫn nhịn chịu đựng và giúp đỡ, chờ đợi nhau khi cần thiết để giữ gìn, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Trong gia đình nếu người chồng là ngôi nhà, thì người vợ là nền móng. Phải học để biết làm chồng, làm bố, làm vợ, làm mẹ. Tự học, học ở sách báo, ở đời là chính, suy ngẫm về đạo lí rồi rút ra là chính. Trong cuộc sống có phụ nữ làm đàn bà rất giỏi, nhưng không biết làm vợ, làm mẹ. Có những chàng trai làm đàn ông thì được, nhưng không biết làm chồng, làm cha. Có người quản lí điều hành một cơ quan, doanh nghiệp lớn rất giỏi, nhưng quản lí điều hành cái gia đình nhỏ của mình lại rất dở. Xử lí các mối quan hệ xã hội thì bình tĩnh, sáng suốt và chính xác. Nhưng khi xử lí các mối quan hệ gia đình lại lúng túng, bị động, mò mẫm và dễ sai lầm. Vì sao? Vì việc xã hội có cách giải quyết của xã hội, chuyện nhà có cách giải quyết trong nhà. Vì sao? Vì từ lâu họ đã không đặt gia đình đúng với vị trí quan trọng của nó, vị trí có ý nghĩa quyết định sự sống còn của hạnh phúc, của cả cuộc đời, không chỉ với một, mà nhiều người. Không lấy tình thương làm nền tảng, không biết tới Đạo hiếu, Đạo nghĩa, Đạo đễ, Đạo từ... để cư xử. Không dành nhiều thời gian, tâm huyết suy nghĩ và làm việc cho nó như đã dành cho cơ quan, cho xã hội. Không nghĩ rằng lo để lại cho con cháu đất đai, nhà cửa, xe cộ, tiền vàng thậm chí cả quyền lực nữa là cần thiết, nhưng cao hơn thế, quan trọng hơn thế, sâu sắc hơn thế và an toàn hơn thế là để lại cho con cháu cuộc đời lương thiện, giàu nhân cách, được học hành, biết làm theo luật, sống theo đạo, không thù oán, nhiều ân nghĩa. Tài sản vật thể có thể xin, hoặc mua được, nhưng tài sản phi vật thể thì không, mà phải do chính mình làm ra bằng khổ công tu luyện và trân trọng giữ gìn. Ngoài đời thế, mà trong gia đình cũng thế, mỗi người đều có một thế giới riêng, đều có chuyện quan trọng phải nghĩ, phải lo, phải làm. Điều ấy là tất nhiên, hợp lí và phải đạo. Nhưng khi cái quan trọng của người này lại xa lạ với người kia thế là sẽ sống khác nhau, mầm mống của sự xa cách, thậm chí rạn nứt sẽ xuất hiện.Cùng một mái nhà mà có lúc cảm thấy xa lạ, thấy cô đơn, thấy không thể chia sẻ giãi bày với ai, do vậy mà nỗi buồn càng sâu. Bởi thế, phải biết tạo ra bầu trời chung thì mới gắn kết nhau được. Bầu trời chung đó chính là những truyền thống cội nguồn, là những điều giáo huấn của Đạo làm người. Ở đời chính kiến có thể thay đổi tuỳ theo thế cuộc và nhận thức, nhưng Đạo làm người thì không. Trong chính trị có thể nhất thời liên minh với ma quỷ, nhưng trong kết bạn thì không, mà phải biết chọn người có đạo.
     Tóm lại, người ta khi ở dương gian, tâm hồn và thân xác đều phải làm theo luật, sống theo đạo. Mà quan trọng nhất là Đạo làm ngườin