(Trích dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 trong tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông thuộc chương trình liên kết Việt Nam - Singapore).
Quan điểm chỉ đạo.
- Phát triển giáo dục là nhằm tạo lập nền tảng và động lực CNH, HĐH đất nước, bảo đảm để Việt Nam có đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Phát triển giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.
- Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa thõa mãn nhu cầu phát triển của mọi người.
- Hội nhập quốc tế về giáo dục phải đẩy mạnh dựa trên cơ sở bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc để xây dựng một nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại.
- Xã hội hóa giáo dục là phương thức phát triển giáo dục tiến đến một xã hội học tập.
- Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong các động lực phát triển giáo dục.
- Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp.
Mục tiêu phát triển giáo dục.
Mục tiêu tổng thể phát triển giáo dục đến năm 2020.
Xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển bền vững của đất nước; thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; tạo cơ hội học tập cho mọi người và có khả năng hội nhập với nền giáo dục thế giới; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước bao gồm những người lao động Việt Nam có phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của thời đại, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, có ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm.
Nâng cao vị trí của Việt nam trong bảng xếp hạng thế giới, đến năm 2020, số năm đi học bình quân của Việt Nam là khỏang 13, chỉ số giáo dục của Việt Nam (EDI) đạt mức khỏang 0,900, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức khỏang 0,800.
Các mục tiêu cụ thể về phát triển giáo dục.
- Qui mô giáo dục được phát triển hợp lýchuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ CNH, HĐH và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân.
- Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế.
- Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.
Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông.
- Tỉ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi được nâng cao và duy trì. Đến 2020 có 98% trẻ trong độ tuổi tiểu học, 95% trong độ tuổi THCS và 70% trẻ khuyết tật được đến trường.
- Đến năm 2010 có 63/63 tỉnh, thành đạt chuẩn về phổ cập giáo dục 9 năm. Đến 2020 có 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi đạt trình độ học vấn tương đương THPT.
- Mạng lưới trường phổ thông được phát triển khắp toàn quốc. Củng cố và mở rộng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú. Phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong phạm vi tòan quốc.
Các giải pháp phát triển giáo dục.
- Giải pháp đổi mới quản lý giáo dục;
- Giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý;
- Nhóm giải pháp về chương trình và tài liệu giáo dục;
- Giải pháp về đổi mới PP giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập;
- Giải pháp về kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục;
-Giải pháp xã hội hóa giáo dục;
- Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục;
- Giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu xã hội;
- Nhóm giải pháp hỗ trợ đối với các vùng, miền và người học.
Kết luận
- Đảng và nhà nước nhận thức rõ tính tất yếu và sự cần thiết phải đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng.
- Đảng và nhà nước đã quyết tâm đổi mới giáo dục và sự đổi mới đó thể hiện không những ở quan điểm chỉ đạo mà còn thể hiện tại các mục tiêu và đặc biệt là các giải phát phát triển giáo dục.
- Từ các nội dung của chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, hiệu trưởng trường phổ thông đã có tầm nhìn tổng thể về phát triển giáo dục, phát triển giáo dục phổ thông, có các điều kiện để đảm bảo cho tiến trình đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường.