CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Tham khảo "TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI"

       Trong lý luận quản lý và tổ chức hiện đại, một triết lý mới, một thái độ mới, một cách tiếp cận mới đang được nghiên cứu và phổ biến ngày càng rộng rải đối với thực tiển xây dựng và quản lý tổ chức.
       Các nhà khoa học quản lý đưa ra khái niệm như sau: “Tổ chức biết học hỏi là một tổ chức trong đó mọi thành viên được huy động, lôi cuốn và việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết những vấn đề làm cho tổ chức có khả năng thực nghiệm cách làm mới, phát triển và cải tiến liên tục khiến tổ chức có khả năng đạt được mục tiêu hiệu quả nhất”.
      Khái niệm trên cho ta thấy trong quản lý tổ chức là một loại quản lý động, mọi thành viên không ngừng học tập để phát triển trên tinh thần tự giác, tinh thần cầu tiến và tinh thần đồng đội cao.
        Nếu ta xem xét lịch sử cái “Học” thì sẽ thấy rõ việc học luôn phát triển không ngừng. Như ở Châu Âu: Thề kỷ 18 quan niệm học là để biết cách nhận thức; thế kỷ 19 thì học để biết cách hành động; thế kỷ 20 học để biết cách tồn tại và thế kỷ 21 học để biết cách cùng chung sống.
        Đối với Việt Nam có câu: “Ăn, nói, gói, mở”
        Học ăn chính là biết lĩnh hội; học nói chính là biết diễn đạt; học gói chính là biết kết thúc vấn đề và học mở chính là biết mở đầu một vấn đề. Như vậy mọi người phải luôn học hỏi không ngừng để biết “ăn, nói, gói, mở”.
       Muốn xây dựng được một tổ chức biết học hỏi thì người quản lý phải nắm rõ kỹ năng cơ bản sau:
-          Tư duy hệ thống (System Thinking).
-          Quan điểm hay tầm nhìn chia sẻ (Shared Vision).
-          Mô hình tinh thần có tính thách thức (Challenging Mental Models)
-          Học hỏi có tính đồng đội (Team learning).
-          Làm chủ bản thân (Personal Mastery).
Việc thiết kế, xây dựng một tổ chức biết học hỏi là thực hiện sự biến đổi cụ thể các lãnh vực: Lãnh đạo-Chỉ đạo; Cấu trúc tổ chức; Sự ủy quyền; Chia sẻ thông tin; Chiến lược phát lộ và Văn hóa mạnh mẽ.
Ở đây tôi xin nói thêm vài ý về Văn hóa. Chúng ta đều biết văn hóa là những giá trị, những niềm tin, sự hiểu biết, các chuẩn mực được các thành viên trong tổ chức chia sẻ. Có thể khẳng định văn hóa là nền tảng của một tổ chức biết học hỏi. Nó phải mạnh mẽ 3 lãnh vực sau:
- Cái toàn thể là quan trọng hơn cái bộ phận, ranh giới giữa các bộ phận phải giảm thiểu đến mức thấp nhất.
- Văn hóa là phải bình đẳng với tất cả mọi thành viên.
- Các giá trị văn hóa phải đạt đến cái thiện và thích nghi.
Hiện nay chúng ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập, trong đó người người học tập, nhà nhà học tập và học tập không ngừng.
      Vì vậy, xây dựng một tổ chức biết học hỏi cũng trở thành một nhu cầu trong công tác quản lý nên những người quản lý phải đặt biệt quan tâm.
       Các bạn là những nhà quản lý giáo dục, các bạn có suy nghĩ gì về tổ chức của mình?