CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Luận về "NHÂN, TRÍ, DŨNG"

Trong thời đại ngày nay khoa học tiến bộ như vũ bảo, đã đưa đến việc giao lưu văn hóa của các nước, các dân tộc trong khu vực và thế giới. Việc bảo tồn bản sắc dân tộc đã trở thành một yêu cầu hết sức quan trọng cho mỗi quốc gia, dân tộc. Những vấn đề mang tính chất đặc thù của mỗi dân tộc phải được bảo tồn và phát triển như thế nào cho phù hợp với thời đại. Có những giá trị lạc hậu cần phải bỏ đi, nhưng cũng có những giá trị cần phải gìn giữ và tryền đạt cho các thế hệ tiếp theo.
Ở đây tôi xin nêu về khái niệm của 3 đức tính: Nhân, Trí Dũng để xem chúng cần gìn giữ hay không? Chúng còn là giá trị đạo đức phù hợp trong thời đại ngày nay hay không?
            Khổng Tử có câu: “Đạo người quân tử có ba: nhân thì không lo, trí thì không nghi ngờ, dũng thì không sợ” [“Quân tử đạo hữu tam: nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ” (“Luận ngữ”, “Hiến vấn”)]. Nhân là lòng thương yêu giúp đỡ người; có “nhân” sẽ không có gì lo buồn, vì đã đem niềm vui cho xung quanh. “Trí” là hiểu biết, phân biệt rõ đúng, sai, hay, dở; có trí sẽ không bị nhầm lẫn, không đi sai đường khiến hư hỏng cuộc đời. “Dũng” là gan dạ, dám vượt mọi khó khăn, gian nguy; có dũng sẽ không biết sợ: không sợ gian lao, không sợ cường quyền, bạo lực cho dù phải hi sinh cả tính mạng cũng vẫn ngang nhiên và kiên trì đi theo con đường mà mình lựa chọn.
Lòng nhân nếu đòi hỏi triệt để phải có trí (để tìm cách giúp đỡ người một cách hữu hiệu) và có dũng (gan dạ, kiên trì thực hiện ý định giúp người).
Trí cũng vậy, nếu có sự hiểu biết thấu đáo, sẽ thấy không thể không thương yêu người khác; hạnh phúc cá nhân nằm trong hạnh phúc tập thể, và cũng sẽ thấy cần dũng cảm để thực hiện cho được điều mình muốn. “Nhân, trí, dũng” hay “trí, nhân, dũng” - đặt nhân trên trí, hay ngược lại, đặt trí trên nhân là tuỳ theo cá tính mỗi người thiên về tình cảm hay lí trí, nhưng trí hay nhân - đi đến chỗ hoàn thiện thường bao hàm lẫn nhau. Riêng dũng chỉ có giá trị đạo đức khi phục tùng trí và nhân.
Nhân, Trí, Dũng là khái niệm của Nho giáo, nhưng chúng thể hiện đức tính cao đẹp của con người, là sự hỗ trợ lẫn nhau về ba mặt của tâm lí: tình cảm, trí tuệ và ý chí.
Theo tôi luận về Nhân, Trí, Dũng là luôn phù hợp với mọi thời đại.