CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

TẤM LÒNG NHÂN NGHĨA

        Hôm nay trên xe buýt từ Sóc Trăng đi Kế Sách, tôi đã thấy những tấm lòng nhân hậu thật cao thượng.
Một việc làm rất nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn.
Một bác đã ngoài bảy mươi tuổi, người rất yếu lên xe buýt nhưng không có con cháu theo giúp đỡ. Bác chỉ đi một đoạn đường không dài nhưng thuộc địa phận nông thôn của miền Tây nam bộ Việt Nam.
Tiền xe buýt chỉ có 8.000 đồng, một số tiền không lớn, nhưng tấm long rất lớn.
Số là khi lên xe xong thì cô bán vé thúc thu tiền, bác ấy đưa tay vào túi 2 lần nhưng chưa lấy đủ tiền để trả, các động tác, cử chỉ của ông thật tội nghiệp. Trong lúc đó có một vài người trên xe nhanh chóng đua nhau trả thay cho bác ấy, người đã trả dùm rồi không hề cho bác biết tên cả biết mặt. Tôi nhớ không lầm, Tính nhân nghĩa ở đời của người Nam bộ đã được thường xuyên thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày trong làng, trong xóm, trong một tập thể, . . là một sắc thái đặc sắc của người Việt Nam. Thấy người gặp khó thì phải giúp đỡ, giúp đỡ vô tư mà không hề tính lợi; phải biết kính trên nhường dưới; phải lễ phép với mọi người; phải tôn trọng người lớn; phải kính thầy yêu bạn . . . Người xưa gọi đó là “nhân ngãi ở đời”. Từ kẻ thất học cho đến những người có học họ luôn dạy con cháu của họ như thế.
Ngày nay thì sao? Với sự tiến bộ mới thì những điều đó còn chân giá trị không?
Tôi nhìn đi nhìn lại trên xe thì hành khách có rất nhiều hạng người khác nhau, tựu trung là những người còn nghèo, những người đủ ăn, những người thuộc tầng lớp khá . . . nhìn qua cách ăn mặc, dáng hình, . . . mà tôi nghĩ là như thế. Nhưng điều lạ là những ngườì tình nguyện phục vụ cho bác ấy là những người thuộc lớp nghèo hoặc đủ ăn, còn những người có phong cách khá thì không hề có một cảm xúc nào.
Tôi tự hỏi:
     -Chỉ có những kẻ nghèo mới thật sự có tấm long nhân đáng quí hay sao?
     -Những người khá, người giàu lương tâm, tình người đã biến mất rồi à?
     Qua việc nhỏ trên tôi thấy vui, vì chúng ta còn những con người nhân nghĩa. Nhưng cũng rất lo vì đồng tiền đã che mất tình người ở một sồ người. Đáng lẽ ra, những người giàu có họ phải có tấm long vàng, họ phải nhớ ơn người nghèo, nhưng ngược lại.      
       Hãy suy ngẫm xem:
       Không có những người nghèo thì sao có kẻ giàu?  

                                       Chôm chôm của Malaysia (xin giới thiệu với các bạn)
NHÂN NGHĨA :
khái niệm đạo đức của Nho giáo, trong đó nhân chỉ lòng thương người, nghĩa chỉ việc nên làm, đáng làm theo đạo lí, lẽ phải. Trong các sách kinh điển Nho giáo, nhân thường gắn liền với nghĩa. Nhân được coi là gốc của nghĩa. Nhân là tình thương yêu rộng lớn, thiên về tình cảm mà trước hết là tình cảm trong năm mối quan hệ cơ bản của con người (ngũ luân): vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn. Nghĩa là trách nhiệm của con người trong việc thực hiện điều nhân (tức là trách nhiệm trong năm mối quan hệ cơ bản nói trên).
Ở Việt Nam, tư tưởng Nhân Nghĩa theo truyền thống đạo đức của dân tộc đã được nhiều nhà văn hoá, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, thể hiện rất rõ.