CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Tham khảo “ĐỔI MỚI GIÁO DỤC”

(Trích theo nội dung chương thực tiễn đa dạng về cải giáo dục – định hướng đổi mới và phát triển ở một số nước. trong Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường – nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội– năm 2007).

Giáo dục Nga: Mục tiêu “Bảo đảm chất lượng hiện đại của giáo dục, góp phần khôi phục vị trí hàng đầu của Nga trên thế giới”.
   Vào những năm 90 của thế kỷ XX, Nga cải cách giáo dục dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản:
   -Giáo dục phải đóng vai trò hàng đầu trong phát triển con người và điều kiện quyết định sự phát triển xã hội và là động lực cho mọi cải cách thuộc mọi giai đoạn của đời sống.
   -Hệ tư tưởng , nội dung và phương pháp giáo dục phải được xem xét lại để góp phần xây dựng xã hội mới.
         Năm 2000 Duma Nga phê chuẩn Quyết sách quốc gia về giáo dục Nga đến năm 2025.
Giáo dục Nhật: Mục tiêu “Đem lại sức sống mới cho nhà trường, gia đình và công đồng”.
   Người Nhật bước vào thế kỷ XXI với tham vọng xây dựng một đất nước hùng cường và dẫn đầu thế giới. Giáo dục được coi là nền tảng trong 100 năm tới của quốc gia.
   Nhật tiến hành cải cách giáo dục lần 1 vào năm 1872, trong thời vương triều Minh Trị. Cải cách thành công chuyển nền giáo dục truyền thống sang giáo dục hiện đại, bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp.
Nhật tiến hành cải cách giáo dục lần 2 vào năm 1947, sau thế chiến thứ 2. Và được đánh giá là Động lực hàng đầu cho sự phát triển Kinh tế -Xã hội của Nhật.
   Năm 2000, Thủ tướng Nhật thành lập Ủy ban quốc gia cải cách giáo dục. Ba mục tiêu cơ bản đề ra:
   -Người học được bồi dưỡng tinh thần nhân văn phong phú;
   -Hệ thống giáo dục tạo điều kiện phát huy năng lực cá nhân và bồi dưỡng tài năng sáng tạo;
   -Tạo dựng các nhà trường mới phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.
Giáo dục Mỹ: Mục tiêu “Vì sự ưu tú trong giáo dục”.
   Bản báo cáo “Đất nước lâm nguy” năm 1983 nói về kết quả học tập của học sinh Mỹ bắt đầu thua kém với một số nước phát triển. Nêu lên chất lượng giáo dục còn nhiều khuyết điểm . . . . Dẫn đến nước Mỹ phải cải cách giáo dục. Cải cách phải hướng tới sự ưu tú trong giáo dục. Cải cách giáo dục ở Mỹ cần sự cam kết của nhà nước và sự đồng tâm hợp lực của toàn xã hội.
   Các nhà giáo dục Mỹ yêu cầu phải hiểu sự bình đẳng về cơ hội giáo dục không phải chỉ là sự bình đẳng được đến trường mà còn là sự bình đẳng trong việc thụ hưởng giáo dục có chất lượng.
Nên Mỹ đã tiến hành cuộc cải cách giáo dục toàn diện.
Giáo dục Thái Lan: Mục tiêu “Giáo dục để kiến thiết quốc gia, tăng sức mạnh cá nhân và tạo công ăn việc làm mới”.
   Đầu những năm 1990 mục tiêu cải cách giáo dục Thái lan là chuẩn bị những công dân tương lai đủ năng lực đáp ứng các thách thức của tòan cầu hóa và quốc tế hóa. Cuộc cải cách không mệt mõi. Toàn bộ các họat động cải cách từ cải cách việc học ở trường phổ thông, cải cách giáo dục Đại học, đến cải cách cơ chế tài chánh, cải cách hệ thống quản lý đều hướng tới việc xây dựng một xã hội học tập.

      Qua kết quả về cải cách, đổi mới giáo dục một số quốc gia trên thế giới, khu vực như đã nêu trên đã cho chúng ta một nhận thức: quản lý giáo dục là một quản lý động; mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội là mối quan hệ biện chứng có tính cân bằng động.
       Do đó,
       Theo tôi chúng ta có thể nói “Giáo dục luôn có sự đổi mới ở bất kỳ không gian và thời gian”.