CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Tham khảo “ĐỔI MỚI GIÁO DỤC”

(Trích theo nội dung chương thực tiễn đa dạng về cải giáo dục – định hướng đổi mới và phát triển ở một số nước. trong Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường – nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội– năm 2007).

Giáo dục Nga: Mục tiêu “Bảo đảm chất lượng hiện đại của giáo dục, góp phần khôi phục vị trí hàng đầu của Nga trên thế giới”.
   Vào những năm 90 của thế kỷ XX, Nga cải cách giáo dục dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản:
   -Giáo dục phải đóng vai trò hàng đầu trong phát triển con người và điều kiện quyết định sự phát triển xã hội và là động lực cho mọi cải cách thuộc mọi giai đoạn của đời sống.
   -Hệ tư tưởng , nội dung và phương pháp giáo dục phải được xem xét lại để góp phần xây dựng xã hội mới.
         Năm 2000 Duma Nga phê chuẩn Quyết sách quốc gia về giáo dục Nga đến năm 2025.
Giáo dục Nhật: Mục tiêu “Đem lại sức sống mới cho nhà trường, gia đình và công đồng”.
   Người Nhật bước vào thế kỷ XXI với tham vọng xây dựng một đất nước hùng cường và dẫn đầu thế giới. Giáo dục được coi là nền tảng trong 100 năm tới của quốc gia.
   Nhật tiến hành cải cách giáo dục lần 1 vào năm 1872, trong thời vương triều Minh Trị. Cải cách thành công chuyển nền giáo dục truyền thống sang giáo dục hiện đại, bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp.
Nhật tiến hành cải cách giáo dục lần 2 vào năm 1947, sau thế chiến thứ 2. Và được đánh giá là Động lực hàng đầu cho sự phát triển Kinh tế -Xã hội của Nhật.
   Năm 2000, Thủ tướng Nhật thành lập Ủy ban quốc gia cải cách giáo dục. Ba mục tiêu cơ bản đề ra:
   -Người học được bồi dưỡng tinh thần nhân văn phong phú;
   -Hệ thống giáo dục tạo điều kiện phát huy năng lực cá nhân và bồi dưỡng tài năng sáng tạo;
   -Tạo dựng các nhà trường mới phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.
Giáo dục Mỹ: Mục tiêu “Vì sự ưu tú trong giáo dục”.
   Bản báo cáo “Đất nước lâm nguy” năm 1983 nói về kết quả học tập của học sinh Mỹ bắt đầu thua kém với một số nước phát triển. Nêu lên chất lượng giáo dục còn nhiều khuyết điểm . . . . Dẫn đến nước Mỹ phải cải cách giáo dục. Cải cách phải hướng tới sự ưu tú trong giáo dục. Cải cách giáo dục ở Mỹ cần sự cam kết của nhà nước và sự đồng tâm hợp lực của toàn xã hội.
   Các nhà giáo dục Mỹ yêu cầu phải hiểu sự bình đẳng về cơ hội giáo dục không phải chỉ là sự bình đẳng được đến trường mà còn là sự bình đẳng trong việc thụ hưởng giáo dục có chất lượng.
Nên Mỹ đã tiến hành cuộc cải cách giáo dục toàn diện.
Giáo dục Thái Lan: Mục tiêu “Giáo dục để kiến thiết quốc gia, tăng sức mạnh cá nhân và tạo công ăn việc làm mới”.
   Đầu những năm 1990 mục tiêu cải cách giáo dục Thái lan là chuẩn bị những công dân tương lai đủ năng lực đáp ứng các thách thức của tòan cầu hóa và quốc tế hóa. Cuộc cải cách không mệt mõi. Toàn bộ các họat động cải cách từ cải cách việc học ở trường phổ thông, cải cách giáo dục Đại học, đến cải cách cơ chế tài chánh, cải cách hệ thống quản lý đều hướng tới việc xây dựng một xã hội học tập.

      Qua kết quả về cải cách, đổi mới giáo dục một số quốc gia trên thế giới, khu vực như đã nêu trên đã cho chúng ta một nhận thức: quản lý giáo dục là một quản lý động; mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội là mối quan hệ biện chứng có tính cân bằng động.
       Do đó,
       Theo tôi chúng ta có thể nói “Giáo dục luôn có sự đổi mới ở bất kỳ không gian và thời gian”.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Tham khảo "TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI"

       Trong lý luận quản lý và tổ chức hiện đại, một triết lý mới, một thái độ mới, một cách tiếp cận mới đang được nghiên cứu và phổ biến ngày càng rộng rải đối với thực tiển xây dựng và quản lý tổ chức.
       Các nhà khoa học quản lý đưa ra khái niệm như sau: “Tổ chức biết học hỏi là một tổ chức trong đó mọi thành viên được huy động, lôi cuốn và việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết những vấn đề làm cho tổ chức có khả năng thực nghiệm cách làm mới, phát triển và cải tiến liên tục khiến tổ chức có khả năng đạt được mục tiêu hiệu quả nhất”.
      Khái niệm trên cho ta thấy trong quản lý tổ chức là một loại quản lý động, mọi thành viên không ngừng học tập để phát triển trên tinh thần tự giác, tinh thần cầu tiến và tinh thần đồng đội cao.
        Nếu ta xem xét lịch sử cái “Học” thì sẽ thấy rõ việc học luôn phát triển không ngừng. Như ở Châu Âu: Thề kỷ 18 quan niệm học là để biết cách nhận thức; thế kỷ 19 thì học để biết cách hành động; thế kỷ 20 học để biết cách tồn tại và thế kỷ 21 học để biết cách cùng chung sống.
        Đối với Việt Nam có câu: “Ăn, nói, gói, mở”
        Học ăn chính là biết lĩnh hội; học nói chính là biết diễn đạt; học gói chính là biết kết thúc vấn đề và học mở chính là biết mở đầu một vấn đề. Như vậy mọi người phải luôn học hỏi không ngừng để biết “ăn, nói, gói, mở”.
       Muốn xây dựng được một tổ chức biết học hỏi thì người quản lý phải nắm rõ kỹ năng cơ bản sau:
-          Tư duy hệ thống (System Thinking).
-          Quan điểm hay tầm nhìn chia sẻ (Shared Vision).
-          Mô hình tinh thần có tính thách thức (Challenging Mental Models)
-          Học hỏi có tính đồng đội (Team learning).
-          Làm chủ bản thân (Personal Mastery).
Việc thiết kế, xây dựng một tổ chức biết học hỏi là thực hiện sự biến đổi cụ thể các lãnh vực: Lãnh đạo-Chỉ đạo; Cấu trúc tổ chức; Sự ủy quyền; Chia sẻ thông tin; Chiến lược phát lộ và Văn hóa mạnh mẽ.
Ở đây tôi xin nói thêm vài ý về Văn hóa. Chúng ta đều biết văn hóa là những giá trị, những niềm tin, sự hiểu biết, các chuẩn mực được các thành viên trong tổ chức chia sẻ. Có thể khẳng định văn hóa là nền tảng của một tổ chức biết học hỏi. Nó phải mạnh mẽ 3 lãnh vực sau:
- Cái toàn thể là quan trọng hơn cái bộ phận, ranh giới giữa các bộ phận phải giảm thiểu đến mức thấp nhất.
- Văn hóa là phải bình đẳng với tất cả mọi thành viên.
- Các giá trị văn hóa phải đạt đến cái thiện và thích nghi.
Hiện nay chúng ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập, trong đó người người học tập, nhà nhà học tập và học tập không ngừng.
      Vì vậy, xây dựng một tổ chức biết học hỏi cũng trở thành một nhu cầu trong công tác quản lý nên những người quản lý phải đặt biệt quan tâm.
       Các bạn là những nhà quản lý giáo dục, các bạn có suy nghĩ gì về tổ chức của mình? 

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Clip nghệ thuật

                                        Trích từ Zing video nghệ thuật.
                                        Nhằm giới thiệu với các bạn nét đẹp Việt Nam
                                Trích từ BaamBoo Nghệ thuật vẽ tranh trên nước độc đáo

                                   

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Luận về "NHÂN, TRÍ, DŨNG"

Trong thời đại ngày nay khoa học tiến bộ như vũ bảo, đã đưa đến việc giao lưu văn hóa của các nước, các dân tộc trong khu vực và thế giới. Việc bảo tồn bản sắc dân tộc đã trở thành một yêu cầu hết sức quan trọng cho mỗi quốc gia, dân tộc. Những vấn đề mang tính chất đặc thù của mỗi dân tộc phải được bảo tồn và phát triển như thế nào cho phù hợp với thời đại. Có những giá trị lạc hậu cần phải bỏ đi, nhưng cũng có những giá trị cần phải gìn giữ và tryền đạt cho các thế hệ tiếp theo.
Ở đây tôi xin nêu về khái niệm của 3 đức tính: Nhân, Trí Dũng để xem chúng cần gìn giữ hay không? Chúng còn là giá trị đạo đức phù hợp trong thời đại ngày nay hay không?
            Khổng Tử có câu: “Đạo người quân tử có ba: nhân thì không lo, trí thì không nghi ngờ, dũng thì không sợ” [“Quân tử đạo hữu tam: nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ” (“Luận ngữ”, “Hiến vấn”)]. Nhân là lòng thương yêu giúp đỡ người; có “nhân” sẽ không có gì lo buồn, vì đã đem niềm vui cho xung quanh. “Trí” là hiểu biết, phân biệt rõ đúng, sai, hay, dở; có trí sẽ không bị nhầm lẫn, không đi sai đường khiến hư hỏng cuộc đời. “Dũng” là gan dạ, dám vượt mọi khó khăn, gian nguy; có dũng sẽ không biết sợ: không sợ gian lao, không sợ cường quyền, bạo lực cho dù phải hi sinh cả tính mạng cũng vẫn ngang nhiên và kiên trì đi theo con đường mà mình lựa chọn.
Lòng nhân nếu đòi hỏi triệt để phải có trí (để tìm cách giúp đỡ người một cách hữu hiệu) và có dũng (gan dạ, kiên trì thực hiện ý định giúp người).
Trí cũng vậy, nếu có sự hiểu biết thấu đáo, sẽ thấy không thể không thương yêu người khác; hạnh phúc cá nhân nằm trong hạnh phúc tập thể, và cũng sẽ thấy cần dũng cảm để thực hiện cho được điều mình muốn. “Nhân, trí, dũng” hay “trí, nhân, dũng” - đặt nhân trên trí, hay ngược lại, đặt trí trên nhân là tuỳ theo cá tính mỗi người thiên về tình cảm hay lí trí, nhưng trí hay nhân - đi đến chỗ hoàn thiện thường bao hàm lẫn nhau. Riêng dũng chỉ có giá trị đạo đức khi phục tùng trí và nhân.
Nhân, Trí, Dũng là khái niệm của Nho giáo, nhưng chúng thể hiện đức tính cao đẹp của con người, là sự hỗ trợ lẫn nhau về ba mặt của tâm lí: tình cảm, trí tuệ và ý chí.
Theo tôi luận về Nhân, Trí, Dũng là luôn phù hợp với mọi thời đại.

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

LANG THANG CÙNG SINH A4 - (Hồi 1)

Ngọc Dung
(6-11-2010)
Chiều thứ bảy, ngoài trời mưa đang rơi tầm tả, buồn !
Nhìn lại xung quanh cả núi giấy tờ, sổ sách , chán !
Nghe lại những bài nhạc mình từng yêu thích, nhớ !
Mở đọc lại mail của các bạn, vui !
 " Mùa xuân quá vội 
   Mười năm tắm gội 
Giật mình ôi chiếc lá thu phai ...."

Phúc
(6-11-2010)
Chời đất ơi, nữ thi sĩ Ngọc Dung
 làm thơ bất hủ,
phải cất vào tủ,
dành khi mất ngủ,
lấy đọc cho đủ,
kỷ niệm ấp ủ...
Tuyệt!
 Cẩm Lý
(6-11-2010)
Ối giời ơi, nữ thi sĩ Ngọc Dung
Vì buồn bất tử
Nên thử bác Phúc
Có chúc gì không?
Ai dè bác Phúc
Biểu đem nỗi buồn cất tủ
Dung tay chân thua đủ
Giận đùng đùng... nhìn lá thu phai
Diệu Hường
(6-11-2010)
Tức cảnh sinh tình bèn làm thơ con ếch
(Vì) tuổi đời thêm lủ khủ,
(Nên) Tâm trạng nhiều ấp ủ,
(Nhưng) Nỗi buồn nên cất tủ,
(Thế) Làm việc gì, đi đâu nhớ rủ.
Tình bằng hữu, bất hủ!

Kim Anh
(7-11-2010)
Những tháng, ngày cũ, buồn! Im hơi lặng tiếng.
Nay, cảm thấy vừa đủ,
Tiếp tục cùng bằng hữu.
Ơi! Những người bạn cũ,
Biết chăng nỗi lòng tôi....?
Cẩm lý
(8-11-2010)
Dung đi, please, rủ Hường theo,
Phúc đi phải nhớ đèo bồng thêm Trung.
Phần Thúy Anh hùng dũng ung dung,
Chở thêm Hồng Ánh nên... xì bánh xe.   (haha)
Còn Dân Vân thì lì không tả,
Mấy mươi năm nàng chả lái xe.
Không lái xe tính cả Chi Lan,
Làm Thu Hường phải nhọc nhằn vì ai.
Nói tóm lại thiệt là rắt rối,
Chuyện di chuyển mỗi tối đi chơi.
Và ai nấy đều hơi đầy bụng,
Cười to, ăn nhiều, hòa với bạn thân...
 Tình bè bạn, tình thân
Chị Hiền
(8-11-2010)
Minh gia nhung bat hu
Nen khong bi vao tu
Minh khong gia lu khu
Nen van an thua du
Cung ban huu nam cu
Di dau khong ai ru
Thi minh ru co sao
Chi hai " bat hu"
Kim Anh
(9-11-2010)
Những " tuyệt tác" bất hủ, 
Được viết ra sau những đêm mất ngủ.
Xin mời các bằng hữu,
Cùng sáng tác những dòng thơ tình cũ.
Hihihi..... Xin mời.
Hãy cho tôi kết luận "Đây là những vần thơ tuyệt tác mà không thi sĩ nào dám thố lộ"
Ha ha ha ha ha . . . . . . . . chúc một ngày vui thật nhiều.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

TẤM LÒNG NHÂN NGHĨA

        Hôm nay trên xe buýt từ Sóc Trăng đi Kế Sách, tôi đã thấy những tấm lòng nhân hậu thật cao thượng.
Một việc làm rất nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn.
Một bác đã ngoài bảy mươi tuổi, người rất yếu lên xe buýt nhưng không có con cháu theo giúp đỡ. Bác chỉ đi một đoạn đường không dài nhưng thuộc địa phận nông thôn của miền Tây nam bộ Việt Nam.
Tiền xe buýt chỉ có 8.000 đồng, một số tiền không lớn, nhưng tấm long rất lớn.
Số là khi lên xe xong thì cô bán vé thúc thu tiền, bác ấy đưa tay vào túi 2 lần nhưng chưa lấy đủ tiền để trả, các động tác, cử chỉ của ông thật tội nghiệp. Trong lúc đó có một vài người trên xe nhanh chóng đua nhau trả thay cho bác ấy, người đã trả dùm rồi không hề cho bác biết tên cả biết mặt. Tôi nhớ không lầm, Tính nhân nghĩa ở đời của người Nam bộ đã được thường xuyên thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày trong làng, trong xóm, trong một tập thể, . . là một sắc thái đặc sắc của người Việt Nam. Thấy người gặp khó thì phải giúp đỡ, giúp đỡ vô tư mà không hề tính lợi; phải biết kính trên nhường dưới; phải lễ phép với mọi người; phải tôn trọng người lớn; phải kính thầy yêu bạn . . . Người xưa gọi đó là “nhân ngãi ở đời”. Từ kẻ thất học cho đến những người có học họ luôn dạy con cháu của họ như thế.
Ngày nay thì sao? Với sự tiến bộ mới thì những điều đó còn chân giá trị không?
Tôi nhìn đi nhìn lại trên xe thì hành khách có rất nhiều hạng người khác nhau, tựu trung là những người còn nghèo, những người đủ ăn, những người thuộc tầng lớp khá . . . nhìn qua cách ăn mặc, dáng hình, . . . mà tôi nghĩ là như thế. Nhưng điều lạ là những ngườì tình nguyện phục vụ cho bác ấy là những người thuộc lớp nghèo hoặc đủ ăn, còn những người có phong cách khá thì không hề có một cảm xúc nào.
Tôi tự hỏi:
     -Chỉ có những kẻ nghèo mới thật sự có tấm long nhân đáng quí hay sao?
     -Những người khá, người giàu lương tâm, tình người đã biến mất rồi à?
     Qua việc nhỏ trên tôi thấy vui, vì chúng ta còn những con người nhân nghĩa. Nhưng cũng rất lo vì đồng tiền đã che mất tình người ở một sồ người. Đáng lẽ ra, những người giàu có họ phải có tấm long vàng, họ phải nhớ ơn người nghèo, nhưng ngược lại.      
       Hãy suy ngẫm xem:
       Không có những người nghèo thì sao có kẻ giàu?  

                                       Chôm chôm của Malaysia (xin giới thiệu với các bạn)
NHÂN NGHĨA :
khái niệm đạo đức của Nho giáo, trong đó nhân chỉ lòng thương người, nghĩa chỉ việc nên làm, đáng làm theo đạo lí, lẽ phải. Trong các sách kinh điển Nho giáo, nhân thường gắn liền với nghĩa. Nhân được coi là gốc của nghĩa. Nhân là tình thương yêu rộng lớn, thiên về tình cảm mà trước hết là tình cảm trong năm mối quan hệ cơ bản của con người (ngũ luân): vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn. Nghĩa là trách nhiệm của con người trong việc thực hiện điều nhân (tức là trách nhiệm trong năm mối quan hệ cơ bản nói trên).
Ở Việt Nam, tư tưởng Nhân Nghĩa theo truyền thống đạo đức của dân tộc đã được nhiều nhà văn hoá, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, thể hiện rất rõ.


Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

Lời cám ơn chân thành

Những điều mơ ước nhỏ của tôi nay đã thành hiện thực.
Xin cám ơn tất cả các anh em, bạn bè, và gia đình.
Trong đó chính người vợ của tôi đã góp phần hơn một nữa của thành quả này.
Tôi là người thật may mắn và hạnh phúc.
Xin chia sẻ cùng các bạn
                                          Lễ phát bằng có 12 người cả 2 lớp (lớp 1 và 2)
                                         Cô Dr. Judit trong Sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội
                                         Thầy Dr. Bertil và phu nhân của Đại sứ tại VN
                                   5 anh em/29 anh em của lớp được nhận bằng
                                         Dr. Bertil tại Sứ Quán Thụy Điển
                                           Trong Hội trường chuẩn bị lễ phát bằng
                                          Bạn học chúc mừng