Trong
những ngày qua, thông tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phủ kín
các phương tiện truyền thông trên khắp thế giới. Hầu hết các hãng tin lớn đều
có các bài viết dài về nhân vật mà họ ngợi ca là “thiên tài quân sự”, “vị Tướng
huyền thoại” hay “vị Tướng kiệt xuất”…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp một biểu tượng nhiều thế hệ người dân Việt Nam về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho. Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Nguyên soái Gregory Zhukov của Liên Xô, Tướng Dwight D. Eisenhower của Mỹ được công nhận là những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất thế giới của thế kỷ 20.
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong chiến tranh Thế giới thứ hai, Tướng Giáp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quân đội Việt Nam chống lại cả thực dân Pháp và đế quốc Nhật chiếm đóng. Sau đó, trong chiến tranh Việt Nam chống Mỹ, ông lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống lại siêu cường số một thế giới trong một chiến tranh vũ trang điển hình. Sau gần 40 năm chiến đấu trường kỳ, nước Việt Nam thống nhất một nhà.
2. Nguyên soái Gregory Zhukov, Liên Xô (cũ)
Nguyên soái Gregory Zhukov
là chỉ huy Hồng quân Liên Xô và giữ vai trò quan trọng trong việc đánh
bại phe phát xít tấn công vào Liên bang Xô Viết. Ông dẫn đầu
Hồng quân tiến vào Berlin và chấm dứt chiến tranh. Ông là nhà chiến
lược tuyệt vời và được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng và quy
mô các trận đánh. Những chiến tích của ông trở thành những đóng góp
lớn trong kho tàng kiến thức quân sự của nhân loại và làm thay đổi
lý luận quân sự của thế giới.
3. Tướng Dwight D. Eisenhower, Mỹ
Dwight D. Eisenhower là vị tướng 5 sao của Quân đội Mỹ trước khi trở thành tổng thống nước này. Trong chiến tranh Thế giới II, Eisenhower giữ vai trò chỉ huy tối cao của lực lượng Đồng minh. Ông cũng là chỉ huy đầu tiên của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông là nhà chiến lược tài ba với sự khéo léo trong chính trị, khiến ông trở thành ứng cử viên hoàn hảo nhất để lãnh đạo liên minh quân sự phương tây trong Thế chiến II.
4. Đô đốc Chester W. Nimitz, Mỹ
Chester W. Nimitz là Đô đốc chỉ huy hạm đội của Hải quân Mỹ và trong Thế chiến II ông giữ chức Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, và là Tư lệnh Hải, Lục, Không quân của Mỹ và quân Đồng minh ở Thái Bình Dương. Ông nhận nhiệm vụ kể từ sau trận Trân Châu Cảng và với chiến thuật tài tình, ông chứng minh rằng chiến dịch của ông là chiến dịch thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới II và giúp đánh bại phát xít Nhật.
5. Nguyên soái Bernard Montgomery, Anh
Nguyên soái Bernard Law Montgomery, Đệ nhất tử tước Montgomery xứ Alamein, bắt đầu sự nghiệp trong Chiến tranh Thế giới I nhưng lại nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới II khi chỉ huy quân đoàn số 8 của Anh trong chiến dịch Sa mạc phương Tây và đánh bại đội quân phát xít Đức của Erwin Rommel trong trận El Alamein. Sau chiến tranh ông trở thành Tham mưu trưởng của Quân đội Anh ở Rhine và sau đó là Tổng tham mưu trưởng Quân đội Hoàng gia.
6. Tướng George S. Patton, Mỹ
George S. Patton là nhà
chỉ huy quân sự được tôn kính trong Lục quân Mỹ còn kẻ thù của ông
thì kính sợ. Ông lãnh đạo quân đội Mỹ trong Chiến dịch Bắc Phi thời
Thế chiến II và sau đó là chiến trường châu Âu. Ông là một chuyên gia
về chỉ huy binh chủng xe tăng và nổi tiếng với những trận đánh thần
tốc.
7. Nguyên soái Sam Manekshaw, Ấn Độ
Sam Manekshaw, hay còn gọi
là "Sam Bahadur" có nghĩa là "Sam dũng cảm", là vị
nguyên soái đầu tiên của Ấn Độ. Sự nghiệp của ông bắt đầu từ thời
Quân đội Anh-Ấn trong Thế chiến II. Ông là Tổng tham mưu trưởng thứ 8
của quân đội Ấn Độ và chỉ huy thắng lợi cuộc chiến năm 1971 với
Pakistan và kết quả là sự ra đời của nhà nước Bangladesh độc lập.