Tôi có một số thắc mắc mãi trong đầu về đánh giá thế nào là người tài năng.
Các bạn lưu ý, đánh giá dưới gốc độ thực tế trong xã hội chứ không phải định nghĩa theo lý thuyết hàng lâm nhé.
Tôi xin nêu vài suy nghĩ thực tiễn sau để tham khảo.
Người tài, ở đây theo tôi hiểu là người có đạo đức tốt, thật sự biết xả thân vì dân vì nước và có năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình có hiệu quả cao. Họ là những con người sống bình dị, không kheo khoang, gần gũi với nhân dân, biết lắng nghe tiếng nói của dân và biết đáp ứng những nhu cầu nhân dân đang cần. Vì vậy người ta mới gọi là “Hiền Tài”.
- Những nhà khoa học phát minh và tạo ra một thành tựu khoa học nào đó và được ứng dụng phục vụ con người. Đây là nhân tài rất rõ, ai cũng thấy, ai cũng nhận biết được. Hoặc trong quân sự chúng ta thấy dụng binh của Ngô Quyền, của Vua Quang Trung, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp . . . tài quân sự không ai chối cải được.
- Nhưng nếu ta qua sát thật kỷ lại trong hàng ngũ những người làm công tác khoa học có phải ai cũng như thế không? Điểm lại có không ít những nhà khoa học nổi tiếng và giữ vị trí cao trong tổ chức khoa học, nhưng chưa bao giờ đóng góp được điều gì cho khoa học và thậm chí còn gây cản trở sự phát triển tài năng của các nhà khoa học khác. Vậy họ là người có tài phải không?
Trong thực tế xã hội, ta phải thấy một điều là luôn có vô số mối quan hệ xã hội, tạo nên dây mơ rễ má, có con ông cháu cha, vây cánh, con nhà giàu có. . . nếu có thực tài mà không được bọc lót bởi những yếu tố trên thì cũng có thể trở thành kẻ bất tài và còn bị khốn khổ hơn những con người bình thường. Nên có nhiều người có quan điểm hơi tiêu cực một chúc là: làm sao đá bóng vào lưới dưới bất kỳ hình thức nào cũng được, thậm chí dùng cả trò dơ bẩn nhất. Vậy tài là gì?
Ông cha ta đã xác định rất rõ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nhưng để phát hiện người tài năng thực sự và trân trọng sử dụng đúng tài năng họ trong xã hội ngày nay thì vô cùng khó.
Nhân tài thật, giả ngày nay lẫn lộn mất rồi.
Lỗi này thuộc người làm công tác giáo dục của đất nước.
Giáo dục nhằm mục tiêu tạo ra hiền tài, tạo ra nguyên khí quốc gia (trừ những trường hợp đặc biệt).
Giáo dục không nghiêm sẽ tạo ra những người học giả, tài giả; dẫn tới sinh ra quan tham, dân xấu và xã hội ắt tắc loạn.
Xã hội tương lai sẽ như thế nào là do chính những người lớn chúng ta ngày hôm nay quyết định nền tảng cơ bản của nó.
Ta là người tốt ắt sẽ có một xã hội tương lai tốt, ngược lại ta là kẻ xấu thì xã hội tương lai ắt cũng không tốt đẹp cho con cháu ta. Hậu quả ta làm ngày nay con cháu ta là người phải gánh chịu trong tương lai. Vì vậy, chỉ có những con người vô lương tâm mới tạo ra hậu quả xấu làm hại con cháu mình.