Mọi người đều thừa nhận rằng trong kinh doanh, khả năng suy nghĩ logic, phân tích khách quan và ra quyết định hợp lý của bạn chính là chiếc chìa khoá mở cánh cửa hướng tới lợi nhuận và phát triển.
Tuy vậy, không phải không tồn tại những nguyên tắc cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến tình hình thực tế liên quan đến các vấn đề cụ thể về sản phẩm hay hoạt động bán hàng. Vậy thì nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng với kết quả kinh doanh của mình, bạn nên quan tâm tới những yếu tố này.
Mời bạn tham khảo 7 nguyên tắc cơ bản mà mọi hoạt động kinh doanh thành công đều cần phải có:
1. Sản phẩm phải thoả mãn các nhu cầu trực tiếp và tức thì.
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên liên quan đến việc lựa chọn đúng đắn một sản phẩm hay dịch vụ mới. Muốn làm được việc này, bạn cần xác định xem sản phẩm/dịch vụ đó có thích hợp hay không, có phù hợp với các nhu cầu hiện tại của khách hàng hay không. Một sản phẩm/dịch vụ mới phải giải quyết một vấn đề nào đó cho khách hàng hay khiến cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn với mức chi phí thấp hơn. Ngay từ trước khi đưa sản phẩm/dịch vụ tới người tiêu dùng, bạn đã phải nắm bắt thật rõ ràng và chính xác về việc sản phẩm/dịch vụ đó sẽ đem lại những lợi ích gì nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống hay công việc cho khách hàng.
2. Đưa ra sản phẩm/dịch vụ với chất lượng tốt và giá thành phải chăng.
Nguyên tắc thứ hai cho thành công trong kinh doanh đối với bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào là phải đảm bảo chất lượng tốt ở một mức giá hợp lý. Nếu sản phẩm/dịch vụ phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ trên thị trường, nó phải có cái gọi là Yếu tố bán hàng đơn nhất – nghĩa là một hay một vài đặc điểm, lợi ích khiến cho sản phẩm/dịch vụ của bạn trở nên duy nhất, độc đáo, khác biệt so với bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào của các đối thủ cạnh tranh đang tồn tại trên thị trường.
Sự đơn nhất luôn là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. Không một sản phẩm/dịch vụ nào có thể vượt qua đối thủ, trừ khi bằng cách này hay cách khác, nó chứng minh được sự nổi trội so với các sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh. Sẽ rất hiếm cơ hội để vươn tới thành công nếu bạn đưa ra một sản phẩm được xem là tương đồng và không có gì khác biệt so với các sản phẩm/dịch vụ sẵn có khác. Có chăng, điểm khác biệt duy nhất là chính bạn, người bán sản phẩm/dịch vụ mà thôi.
Chiến lược kinh doanh an toàn nhất là hãy bắt đầu với một sản phẩm đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường rồi sau đó tìm cách thức nào đó để cải thiện sản phẩm dựa trên một số đặc tính nhất định, chẳng hạn như giao nhận nhanh hơn, sản phẩm có chất lượng tốt hơn, hiệu suất cao hơn, giá thành rẻ hơn… Thay vì cố gắng phát minh ra một ngành kinh doanh hay lĩnh vực công nghiệp mới, bạn nên bắt đầu với một sản phẩm/dịch vụ mà mọi người đã và đang sử dụng quen thuộc, sau đó tìm ra các cách thức khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.
3. Cẩn thận với tiền bạc của bạn.
Nguyên tắc thứ ba là kiểm soát ngân quỹ một cách chặt chẽ, đảm bảo các hoạt động tài chính trong công ty được minh bạch và lành mạnh. Những công ty thành công luôn sử dụng hệ thống sổ sách kế toán hợp lý và họ áp dụng hệ thống này ngay từ khi triển khai kinh doanh và giám sát cẩn thận hiệu quả của mỗi đồng tiền chi tiêu.
Thậm chí cả những công ty đa quốc gia lớn với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm cũng luôn thận trọng trong các khoản chi phí của mình. Các công ty này không ngừng tìm kiếm những cách thức khác nhau để cắt giảm chi phí, đồng thời vẫn duy trì chất lượng sản phẩm/dịch vụ ổn định ở mức tốt nhất. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy họ tập trung vào sự căn cơ, tiết kiệm tại mọi thời điểm.
4. Lưu lượng tiền mặt là thiết yếu.
Trong công ty nhỏ của mình, bạn cần phải bám sát và theo dõi chặt chẽ các khoản tiền mặt giống như một người mới học bơi phải bám chặt lấy thân cây trôi nổi trên sông. Tiền bạc đối với doanh nghiệp có thể so sánh với máu huyết của một cơ thể sống và lưu lượng tiền mặt là một trong những cách thức chủ yếu đánh giá và xác định thành công trong kinh doanh của bạn. Tất cả các chủ doanh nghiệp thành công đều thiết lập những hệ thống kiểm soát và giám sát chặt chẽ lưu lượng tiền mặt của mình ở mọi thời điểm. Họ quan tâm sát sao tới mọi chi phí phát sinh, dành nhiều thời gian để phân tích mục đích sử dụng của từng đồng vốn, làm việc trên cơ sở những khoản thu chi tài chính chi tiết và họ xem xét lại các thu chi này theo định kỳ từng tuần và từng tháng.
Quy tắc cơ bản đem lại thành công của các chủ doanh nghiệp chính là ở đây: chỉ tiêu tiền để kiếm tiền. Trên thương trường chỉ tồn tại hai khái niệm là lợi nhuận và cho phí, vì thế quy tắc cơ bản để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của bạn sẽ là: “Nếu đó không phải là lợi nhuận, thì đó là chi phí”.
5. Bảo vệ cẩn thận tiền bạc của bạn.
Muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì bạn phải luôn ghi nhớ nguyên tắc căn bản là “Căn cơ, căn cơ, căn cơ”. Chắc bạn đã từng nghe nói về những người khởi sự kinh doanh khi trong túi không có nổi 100 USD và đã xây dựng được nên các công ty đa quốc gia khổng lồ với doanh số hàng năm lên đến hàng tỷ USD. Tuy vậy có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy các nhà triệu phú thường xuyên ăn trưa tại những quán cơm nhỏ ở một góc phố khiêm tốn cạnh văn phòng làm việc và lái chiếc xe bình dân đã qua sử dụng. Họ đều cảm thấy hạnh phúc với việc tiết kiệm tiền bạc.
Người sáng lập nên tập đoàn bán lẻ Wal-Mart, Sam Walton, khi đã có trong tay khối tài sản trị giá 25 tỷ USD vẫn đi làm trên một chiếc xe tải nhẹ kiểu cũ. Tính cách đơn giản và tiết kiệm này của vị chủ tịch được thể hiện trong mọi mặt hoạt động kinh doanh của Wal-mart, từ các nhân viên bán hàng cho đến mọi phòng ban trong tập đoàn. Chính thói quen căn cơ, tiết kiệm này đã đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh luôn đem lại lợi nhuận từ năm này qua năm khác.
6. Tối đa hoá hoạt động tiếp thị của bạn.
Có lẽ một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đem lại thành công trong kinh doanh là xung lượng hoạt động mạnh mẽ của bộ phận bán hàng. Điều này yêu cầu bạn cần nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếp thị tới toàn thể công ty. Tất cả các nhân viên trong công ty đều phải suy nghĩ và quan tâm tới công việc bán hàng và làm thoả mãn khách hàng vào mọi thời điểm trong ngày.
Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Một số người nói rằng đó là “tìm kiếm lợi nhuận”. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Mục đích thực sự của kinh doanh phải là “tạo ra khách hàng và giữ chân họ lại với mình”. Lợi nhuận là kết quả của công việc tạo ra và níu giữ một số lượng khách hàng vừa đủ theo một cách thức tiết kiệm chi phí. Tất cả mọi hoạt động, công việc của công ty đều phải hướng tới mục tiêu này.
7. Bán hàng là kỹ năng cốt lõi đem lại thành công.
Chìa khoá hướng tới thành công trong kinh doanh rất đơn giản. Với sự lưu tâm đúng mức tới sản phẩm/dịch vụ, chìa khoá chính là “Hãy bán hàng!”. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn phải trau dồi nếu muốn thành công là khả năng bán sản phẩm tới các khách hàng của bạn.
Trên thực tế, kỹ năng bán hàng là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của doanh nghiệp. Với rất ít các ngoại lệ, tất cả những doanh nghiệp thành đạt đều bắt đầu bằng một cá nhân đơn lẻ, người rất tâm huyết với sản phẩm và đương nhiên là có kỹ năng bán hàng tuyệt vời. Anh ta yêu thích sản phẩm đến nỗi khó có thể chờ đợi để kể với mọi người về sản phẩm của mình. Anh ta háo hức tìm kiếm những mối quan hệ với các khách hàng mới. Tuy nhiên, nếu anh ta không có sự tinh thông trong công việc bán hàng, thì ngay cả những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất rồi cuối cùng cũng sẽ thất bại.
(Dịch từ Entrepreneur)
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)
THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .
Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.
THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .
Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Đây là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011
Kỹ năng sống?
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai... tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul.
Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó". Theo Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo Dục và Đào tạo) Phùng Khắc Bình, trong tương lai và về lâu dài cần xây dựng chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 đến lớp 12.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai... tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul.
Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó". Theo Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo Dục và Đào tạo) Phùng Khắc Bình, trong tương lai và về lâu dài cần xây dựng chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 đến lớp 12.
Giới trẻ dễ bị lợi dụng vì thiếu kỹ năng sống: Chưa có hiểu biết về sức khỏe, lại có tâm lý tò mò, thích tìm hiểu và bắt chước nên học sinh phổ thông dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
Ngày 20/5, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, với sự tham gia của lãnh đạo Bộ và nhiều giảng viên, chuyên gia. Đã khẳng định kỹ năng sống giúp cho mỗi cá nhân tồn tại và vững vàng trong cuộc sống, giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng hiện còn rất thiếu các kỹ năng sống cần thiết.
Hãy nhìn vào các sự kiện và hiện tượng: tội phạm trẻ vị thành niên đang gia tăng; hành vi ứng xử tiêu cực khi các em gặp phải sự cố bất thường nho nhỏ trong cuộc sống; học sinh 18 tuổi tốt nghiệp THPT không biết lựa chọn cho mình hướng đi nào... Để tồn tại và phát triển, con người cần đứng vững và bước vững chắc trên đôi chân của mình... và cần có kỹ năng sống. Lực lượng giáo viên góp một phần không nhỏ vào thành công của hoạt động giáo dục kỹ năng sống này. Giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống, đồng thời phải gần gũi, thân thiện với học sinh và gia đình các em, và bằng kinh nghiệm sống của mình mới có thể giúp học sinh vận dụng tốt những kỹ năng này vào cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ vì mục đích bảo vệ sức khỏe mà còn nhằm giáo dục hình thành nhân cách, tình cảm, đạo đức... việc giáo dục này có thể bắt đầu từ tiểu học hoặc thậm chí có thể ở tuổi mầm non bởi ở lứa tuổi này trẻ đã hình thành hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách.
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011
TRUYỀN THUYẾT ÔNG GIÀ NOEL
Suốt cuộc đời, Thánh Nicholas sống trong sự hy sinh, tận tụy và đầy lòng yêu thương. Ông đã được dân chúng bầu làm Giám Mục cho thành phố Myra . Thánh Nicholas bị giam trong thời gian bắt bớ đạo của Hoàng Đế Diocletian, nhưng sau đó ông được Hoàng Đế Constantine thả ra. Ông dành những ngày ngắn ngủi còn lại của cuộc đời để giúp đỡ người nghèo khó. Ông thường cải trang để đem các món quà đến cho các em nhỏ nghèo trong những làng mạc. Có lần Thánh Nicholas cũng tặng vàng cho một người cha nghèo để làm của hồi môn cho ba đứa con gái. Ông qua đời vào năm 314, lúc 34 tuổi.
Ngày nay, nhiều ngôi thánh đường được đặt tên St. Nicholas, nhất là tại Âu Châu. Câu chuyện Santa Claus thực sự bắt đầu tại nước Đức khi St. Nicholas được gọi là Kriss Kringle và trở thành biểu tượng của Mùa Giáng Sinh. Sau đó, truyền thuyết Kriss Kringle đã lan rộng tới nước Pháp và được người Pháp gọi là Père Noél. Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này với họ qua Mỹ nơi mà họ đã lập ra vùng "New Amsterdam", chính là thành phố "New York" ngày nay. Rồi... hết năm này qua năm khác, "ông già Nô-en" từ tên Hà Lan là "Sinter Klass" dần dần được gọi trại ra thành "Santa Claus" là vì vậy.
"Santa Claus" sau đó từ Mỹ đã theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dưng đến với Anh Quốc, và ở đây ông được gọi là "Father Christmas". Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) Tất cả những con tuần lộc này được gọi chung là "Rudolph". Riêng từng con một thì tên chúng là: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Cupid, Dinder, Blitzen, và Comet. Trong số 8 con nai này, con nào có nhiệm vụ làm đầu đàn dẫn đường sẽ có chiếc mũi đỏ như một ngọn đèn màu để soi sáng đường đi.
Mặc dầu câu chuyện Santa Claus đã thay hình đổi dạng qua nhiều thế kỷ, nhưng vẫn giữ được ý nghĩa đẹp đẽ ban đầu của nó. Thánh Nicholas hay Santa Claus đã thể hiện ý nghĩa chính của Lễ Giáng Sinh, đó là đem tình thương vô vị kỷ đến cho những con người đau khổ.
Ngày nay, nhiều ngôi thánh đường được đặt tên St. Nicholas, nhất là tại Âu Châu. Câu chuyện Santa Claus thực sự bắt đầu tại nước Đức khi St. Nicholas được gọi là Kriss Kringle và trở thành biểu tượng của Mùa Giáng Sinh. Sau đó, truyền thuyết Kriss Kringle đã lan rộng tới nước Pháp và được người Pháp gọi là Père Noél. Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này với họ qua Mỹ nơi mà họ đã lập ra vùng "New Amsterdam", chính là thành phố "New York" ngày nay. Rồi... hết năm này qua năm khác, "ông già Nô-en" từ tên Hà Lan là "Sinter Klass" dần dần được gọi trại ra thành "Santa Claus" là vì vậy.
"Santa Claus" sau đó từ Mỹ đã theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dưng đến với Anh Quốc, và ở đây ông được gọi là "Father Christmas". Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) Tất cả những con tuần lộc này được gọi chung là "Rudolph". Riêng từng con một thì tên chúng là: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Cupid, Dinder, Blitzen, và Comet. Trong số 8 con nai này, con nào có nhiệm vụ làm đầu đàn dẫn đường sẽ có chiếc mũi đỏ như một ngọn đèn màu để soi sáng đường đi.
Mặc dầu câu chuyện Santa Claus đã thay hình đổi dạng qua nhiều thế kỷ, nhưng vẫn giữ được ý nghĩa đẹp đẽ ban đầu của nó. Thánh Nicholas hay Santa Claus đã thể hiện ý nghĩa chính của Lễ Giáng Sinh, đó là đem tình thương vô vị kỷ đến cho những con người đau khổ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)