Hiện nay, quản lý nhân sự là một trong những công tác hấp dẫn.
Ngành nhân sự ở Việt Nam còn khá mới mẻ và chưa thực sự tương xứng với tầm quan trọng của nó trong hệ thống quản lý con người, một nguồn lực kinh tế. Trong khi các nước phương Tây có lối tư duy theo logic thì người Việt Nam lại tư duy theo kiểu linh hoạt và thiếu kỷ luật; chưa thật sự được quan tâm đào tạo bài bản, khoa học; chưa có biện pháp chế tài khi bố trí cán bộ sai gây giảm hiệu quả công việc, gây thiệt hại cho ngành, cho cơ quan.
Một số chuyên gia cho rằng người làm nhân sự phải có trình độ khá cao so với các nhân viên khác cùng cơ quan. Họ phải luôn tìm hiểu công việc của nhân viên ở các phòng ban khác để dễ nắm bắt và đồng cảm với họ hơn.
Nhiều người từng làm công tác nhân sự đã đưa ra lời khuyên: Người làm công tác tổ chức cán bộ hãy đi vào thực tiễn từng công việc của cơ quan để có thể lắng nghe, thấu hiểu và kiểm tra năng lực bản thân. Các cấp lãnh đạo, quản lý công tác nhân sự đã thật sự hiểu gì về công việc, về tâm sinh lý những người đang làm việc trong ngành của mình, trong cơ quan mình?
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, để có thể làm việc ở lĩnh vực này, bạn phải là người của mọi người: cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng rất quan trọng đối với công tác quản lý nhân sự. Những người thật sự có tài, không ngại khó, trách nhiệm cao, lấy lợi ích cơ quan làm chuẩn và biết đón đầu thách thức sẽ không khó để bước vào công tác này.
Trong thực tế Việt Nam hiện nay, công tác nhân sự còn nhiều điều bất cập. Nhiều đơn vị, cơ quan gặp khó khăn lớn trong công tác tổ chức cán bộ do nhiều lý do khác nhau. Nhưng tựu chung là các cán bộ tổ chức thường trình độ không cao, năng lực lãnh vực nhân sự yếu, chưa am hiểu về tầm quan trọng của công tác nhân sự, trách nhiệm hạn chế hoặc lợi dung để vướn vào lợi ích cá nhân hơn là lợi ích cơ quan.