CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Đọc bài "Vốn liếng Sử nhà còn lại bao nhiêu? của Hồ Thị Tâm

     "Thực ra không phải đợi đến bây giờ tình trạng học môn sử ở học sinh mới bị điểm kém như vậy. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, thế hệ chúng tôi khi được tiếp cận môn lịch sử cũng gặp phải những khó khăn bởi sự khô khan và thiếu thuyết phục trong cách trình bày vấn đề của hệ thống sách giáo khoa cũng như những tư tưởng cứng nhắc theo kiểu “ta thắng - địch thua” của chính thầy cô truyền đạt.
     Thực tế, môn lịch sử được đưa vào giảng dạy trong nhà trường bắt đầu từ năm lớp 4. Và chỉ tính riêng năm học này học sinh đã phải học một lượng kiến thức đồ sộ từ thời Nhà nước Văn Lang Âu Lạc cho đến đời nhà Nguyễn. Với trí óc non nớt của các cháu lớp 4, việc học vẹt để trả bài vào kỳ thi cuối năm (được lấy kết quả cho cả năm học) rồi sau đó lại xóa sạch hoặc có nhớ cũng lõm bõm vua thời này sang ngồi nhầm ngai vàng đời khác là điều khó tránh khỏi.
Sang những năm học tiếp theo, cứ mỗi lớp học học sinh lại được lặp đi lặp lại những kiến thức đó nhưng với mức độ mở rộng hơn. Chính sự lặp lại đó gây tâm trạng nhàm chán dẫn đến ý thức thiếu tập trung, môn lịch sử lại trở nên lùng bùng hơn bao giờ hết đối với người học.
     Mặt khác, với đặc thù của môn lịch sử có rất nhiều sự kiện và số liệu. Mỗi sự kiện với những số liệu kèm theo ngày tháng sẽ khó có thể nhớ hết được nếu không được phân tích, lý giải cụ thể thuyết phục. Trong khi đó, ở chương trình phổ thông hiện nay thời gian dành cho môn học này quá sức ít ỏi khiến giáo viên loay hoay không biết đường nào mà lần với dung lượng kiến thức đầy ắp trong sách giáo khoa.
     Khi phân bổ chương trình cho môn lịch sử mỗi tuần một tiết học, không hiểu các nhà nghiên cứu giáo dục nghĩ như thế nào, nhưng với những ai đứng lớp mới hiểu nỗi khổ của việc giảng dạy sao cho “thấu” đến học trò mới là điều vô cùng vất vả.
     Đã vậy, môn lịch sử chỉ phục vụ các em chọn thi khối C nên số học sinh không học khối này tập trung vào học những môn này hầu như rất ít. Ngay cả các em học thi khối C, kết quả điểm thi còn như vậy, thử hỏi những em không chọn thi khối này và khi năm nay môn lịch sử không nằm trong những môn thi tốt nghiệp, thì vốn liếng sử nhà còn đọng lại trong tâm trí của các em được bao nhiêu?"
     Nhìn vào số liệu kết quả điểm thi môn Sử với những con số bi thảm các nhà làm sử cũng như những người làm công tác giáo dục hẳn sẽ không thể bàng quan hơn. Các bạn hãy vào mạng xem kết quả sẽ rõ.
     Vậy các nhà làm Sử và những người chuyên gia giáo dục bộ môn Lịch Sử đã nghĩ gì? Tội này có thể kết cho các nhà khoa học giáo dục môn Lịch Sử được không? Các nhà khoa học giáo dục là người tạo ra chương trình, sách giáo khoa và hướng dẫn giáo viên các cấp giảng dạy ở tất cả các trương. Nếu kéo dài tình hình này ta còn Việt nam không?
     Nói hơi khó nghe hơn, các nhà khoa học giáo dục muốn gì với dân tộc Việt Nam? Muốn xóa bỏ truyền thống ông cha phải không? Muốn biến đất nước này thành một đất nước xa lạ, một dân tôc lai căn không nguồn, không cội phải không? 
                              Hủy diệt một dân tộc là "Tội ác tài trời".

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Clip Nghệ thuật vẽ tranh

Mời các bạn thư giản qua 3 clip vẽ tranh nghệ thuật thật hay.
Vẽ là một nghệ thuật năng khiếu.
Tài năng con người thật là bất tận, muôn màu.

Vào clip vẽ tranh trên cát
http://clip.vn/watch/Nghe-thuat-tranh-cat,h7

Vào clip vẽ chân dung bằng muối
http://clip.vn/watch/Clip-nghe-thuat-ve-chan-dung-bang-muoi-Laddy-Gaga,hhBj 


Vào clip vẽ tranh vui
http://www.truyenvuicuoi.com/xem_video_clip_Video_clip_nghe_thuat_ve_tranh_1940_1.html

QUẢN LÝ LÀ GÌ ?

Suy cho cùng quản lý là yêu cầu tối thiểu nhất của việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản lý học. Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó.
     Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lí càng trở nên rõ rệt.
     Quản lý theo định nghĩa của các trường phái quản lý học
     Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
     - Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .
     - Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
     - Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
     - Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
     - Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công".
     Chủ trương của Peter. F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý trở thành chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây dụng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã hội tự do và phát triển". Nếu không có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển.
     Từ đó có thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là "quan điểm về hệ thống", cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là "quan điểm về sự chuyển động”. Như vậy, đặc điểm lớn nhất trong lý luận của Peter F. Dalark là cách nhìn hệ thống mở và chuyển động". Đây cũng là quan niệm cốt lõi trong tư tưởng triết học về quản lý của ông.
     Tư tưởng triết học về quản lý của Peter F. Dalark 
     Quản lý doanh nghiệp phải theo nguyên tắc: "lấy hiệu quả kinh tế thực tế làm nguyên tắc hoạt động, đây là một cách nhìn tổng thể lấy thành tích làm cốt lõi".
     Nguyên tắc quản lý dành cho giám đốc cần có động lực mạnh mẽ quản lý mục tiêu và kiểm soát bản thân để họ trở thành một người giám đốc giỏi.
     Quản lý công việc thì nhấn mạnh: công việc cần có sức sản xuất và phải thông qua những công cụ phân tích, tổng hợp, kiểm soát và thí nghiệm.
     Quản lý nhân công coi trọng nguồn nhân lực, làm cho họ có cơ hội, chủ động phát huy ưu điểm của mình, thoả mãn nhu cầu về chức năng và địa vị xã hội của họ trong công việc, đưa đến cho họ cơ hội, quyền lợi như nhau để mỗi người thể hiện giá trị, hoài bão của mình.
     Tóm lại, quản lý là quan niệm chứ không phải kỹ thuật, là tự do chứ không phải bị khống chế, là nhiệm vụ thực tế chứ không phải lý luận; là thành tích chứ không phải tiềm năng, là trách nhiệm chứ không phải quyền lực; là cống hiến chứ không phải thăng hến; là cơ hội chứ không phải chướng ngại; là đơn giản chứ không phải phức tạp.
     Như chúng ta đều biết, quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và người chịu tác động. Tiếp theo cần có mục đích của hành vi, đặt ra câu hỏi tại sao làm như vậy? Do đó, để hình thành nên hoạt động quản lý trước tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là người quản lý? Sau đó cần xác định đối tượng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì?
     Yếu tố tạo thành nên hoạt động quản lý
     Với những phân tích trên mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành:
     - Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý? 
     - Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì? 
     - Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì?

     - Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn cảnh nào?
     Vì bản thân hành vi quản lý là do 4 yếu tố trên tạo thành, do vậy 4 yếu tố đó đương nhiên cần được thể hiện trong định nghĩa về quản lý. Tiếp theo, do hoạt động quản lý đích thực cần vận dụng chức năng và phương pháp quản lý để đạt được mục đích quản lý đề ra nên điều này cũng cần được thể hiện trong định nghĩa về quản lý. Định nghĩa quản lý nên phản ánh khách quan đặc trưng cơ bản của hoạt động quản lý, thể hiện bản chất quản lý, hay có thể nói, trong định nghĩa về quản lý nhất định phải đề cập đến bản chất của quản lý là theo đuổi năng suất, hiệu quả.
     Dựa trên tác dụng, vai trò của những yếu tố trong quản lý kể trên và quan hệ lôgic giữa chúng, có thể khái quát ý nghĩa cơ bản của quản lý. Thông thường mà nói, quản lý là hành vi mà những thành viên trong tổ chức thực hiện ở một môi trường nhất định nhằm nâng cao năng suất công việc, để đạt được mục đích của tổ chức. 
     Quản lý là sự kết hợp của ba phương diện
     Chúng ta hãy bàn về khái niệm "quản lý" trên phạm vi rộng lớn hơn, quy mô hơn như trên phạm vi quốc gia chẳng hạn. Trong một tờ báo có đăng tải số liệu thống kê năm 2001 cho biết: thu nhập bình quân đầu người nước Mỹ bằng 11 lần một số nước châu Á. Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ không phải do một người Mỹ mà là giá trị bình quân của toàn bộ người dân Mỹ tạo nên. Sự cách biệt về thu nhập bình quân này không phải do sự cách biệt về chỉ số thông minh của người dân hai nước mà là do khả năng tương tác của họ không giống nhau. Cụ thể nói đến công việc thì đó là phương thức quản lý và chiến lược quản lý của 2 nước là không giống nhau. 
     Có thể đưa ra kết luận rằng: Quản lý không đơn giản chỉ là khái niệm, nó là sự kết hợp của 3 phương diện:
     Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân. 
     Thứ hai, điều hoà quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa hai bên.
     Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm được những việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tạo ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể.

     Quản lý và lãnh đạo
     Trong xã hội ngày nay, ở đâu chúng ta có thể nhìn thấy lãnh đạo: mỗi quốc gia đều có Đảng cầm quyền và Chính phủ lãnh đạo; các doanh nghiệp đều có chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch điều hành, tổng giám đốc, giám đốc bộ phận lãnh đạo; quân đội cũng không thể rời xa sự lãnh đạo của các quan chức quân đội các cấp. Ngay cả các tổ chức phi chính phủ cũng có người đứng đầu có quyền uy lãnh đạo các thành viên trong tổ chức.
     Trong cuộc sống thực tế, không ít người cho rằng lãnh đạo và quản lý là cùng một khái niệm, giữa chúng không có gì khác nhau, quá trình lãnh đạo gần như chính là quá trình quản lý. Song thực ra, giữa chúng có sự khác biệt và cũng có liên quan với nhau.
     Những nhà quản lý học có những quan điểm khác nhau về định nghĩa lãnh đạo, nhưng nội dung bản chất là giống nhau. Họ đều cho rằng lãnh đạo là người dẫn dắt cấp dưới thực hiện mục tiêu của tổ chức. Quản lý và lãnh đạo đều có mục đích là thực hiện mục tiêu của tổ chức, nhưng chúng có điểm khác biệt rõ rệt như sau:
     Lãnh đạo và quản lý không thuộc cùng một phạm trù.
     Lãnh đạo là một chức năng của quản lý, thường được gọi là chức năng lãnh đạo, còn chức năng khác của quản lý lại không phải là lãnh đạo.
     Thông thường, lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ cấp trên và cấp dưới. Đây là vấn đề cốt lõi trong hoạt động quản lý. Còn về quản lý, ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý còn bao gồm tài chính, vật chất. Quản lý không chỉ xử lý quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ tài chính và vật chất, giữa vật chất và con người, giữa con người và tài chính. Phạm vi mà quản lý đề cập đến rộng hơn nhiều so với lãnh đạo.
     Quản lý và lãnh đạo khác biệt nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau
    
Lãnh đạo và quản lý thuộc 2 tầng hoạt động khác nhau song chúng lại có quan hệ mật thiết khó tách rời. Hoạt động lãnh đạo tập trung vào việc đưa ra quyết sách, xác định mục tiêu, kế hoạch phấn đấu, vạch ra chính sách tương ứng và phương hướng lãnh đạo khu vực, ban ngành, đơn vị tiến lên phía trước… Còn quản lý tập trung giữ vững và tăng cường hoạt động của tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà lãnh đạo đã xác định.
     "Quản lý là gì?" là câu hỏi mà bất cứ người học quản lý ban đầu nào cũng cần hiểu và mong muốn lý giải.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Vài ý mới về Lãnh đạo và quản lý

     Đối với không ít các nhà lý luận quản lý, họ cho rằng không có thuật ngữ nào gọi là nhà quản lý chiến lược. Theo một quan điểm khá phổ biến về quản lý và lãnh đạo, vai trò của người quản lý chính là việc duy trì hiện trạng, để sao cho các hoạt động hiện tại vận hành một cách trôi chảy. Điều này lại chứng tỏ rằng vẫn còn tồn tại những nhà quản lý chiến lược. 
     Phương pháp mới phân biệt lãnh đạo và quản lý
    Người ta đã không ngừng nỗ lực để đi tìm định nghĩa về vai trò hay chức năng tách biệt cho hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý. Điểm khác biệt nhất được đa số chấp nhận đó là dựa trên tác phong của hai đối tượng thể hiện vai trò này. Lãnh đạo được mô tả như những người có khả năng truyền cảm hứng và có định hướng, trong khi quản lý là những người có nhiệm vụ trọng tâm và là người điều khiển. Phong cách của nhà quản lý là quản lý kinh doanh - họ thưởng cho nhân viên vì năng lực làm việc của họ. Ngược lại, lãnh đạo có nhiệm vụ chuyển hoá, hay nói cách khác, họ là những người truyền cảm hứng.
     Cách phân biệt này tuy nhiên vẫn chưa thực sự rõ nét bởi vì chúng ta biết rằng một số nhà quản lý cũng có thể là những người thúc đẩy giỏi và cũng rất nhạy cảm với mọi người. Và rằng một số lãnh đạo lại có phong cách khá trầm tĩnh và thường căn cứ theo thực tế của vấn đề. Họ có sức thuyết phục bởi họ biết rằng họ đang nói gì ngay cả khi họ không truyền cảm hứng trong cách giao tiếp. Vậy nên, theo cách phân biệt này thì lãnh đạo và nhà quản lý gần như có chung điểm trọng tâm, thực hiện công việc thông qua nhân viên của họ. Điểm khác biệt dễ nhận thấy để có thể biết ai là lãnh đạo ở đây chính là khả năng truyền cảm của người nào tốt hơn. 
      Nếu chúng ta loại bỏ tiêu chí phong cách, một cách đơn giản trong việc định nghĩa lãnh đạo và quản lý để nói rằng người lãnh đạo thúc đẩy những đường hướng mới, còn nhà quản lý thì điều hành những phương hướng đã và đang có sẵn. Nếu lãnh đạo là công việc hoàn toàn tự do, lãnh đạo chỉ có thể duy trì thông qua ảnh hưởng không chính thức, thân mật. Điều đó có nghĩa là lãnh đạo sẽ không bao giờ có vai trò quyết định trong vấn đề uy quyền đối với nhân viên. Nó ngầm ẩn rằng mọi quyết định đưa ra bởi những nhà điều hành thâm niên là những hành động quản lý, chứ không phải là việc lãnh đạo. Theo logic này, nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược chứ không phải là người lãnh đạo. Điều này ban đầu nghe có vẻ khác lạ nhưng nếu những chiến lược mới đưa việc kinh doanh theo những đường hướng mới thì liệu đó lại không phải là việc lãnh đạo ư? Tất nhiên là không, bởi vì đây là một quyết định về đầu tư. 
      Quản lý là đầu tư 
     Điều này có nghĩa là cần nhìn nhận việc quản lý như một hành động đầu tư. Các nhà quản lý có những nguồn lực như nhân lực, tài chính, nguyên liệu để đầu tư. Một khi họ quyết định thuê nhân viên mới, chuyển sang những thị trường mới hay đưa ra những chiến lược mới tức là họ đang thực thi những quyết định đầu tư. Lý do duy nhất để chúng ta nhìn nhận việc quản lý này như vai trò của một lãnh đạo đó là nếu chúng ta đảm trách vai trò này dựa trên quan niệm về lãnh đạo. 
      Ví như, khi một người có tư tưởng đổi mới hàng đầu đưa ra dòng sản phẩm mới đối với nhóm lãnh đạo điều hành cấp cao. Đây chính là lãnh đạo tổng thể: từ thấp đến cao. Nhưng nhân viên có năng lực đóng vai trò chủ chốt lại không có quyền quyết định để phát triển sản phẩm này. Điều đó có nghĩa là khái niệm lãnh đạo “từ đầu đến chân” phải được thu hẹp để gây ảnh hưởng đối với người khác nhằm tìm ra một lộ trình đi tốt hơn. 
      Tầm quan trọng của lãnh đạo và quản lý 
     Lãnh đạo và quản lý đều đóng vai trò quan trọng ngang nhau. Quản lý cần sử dụng triệt để mọi nguồn lực trong việc phát triển và điều hành các chiến lược. Lãnh đạo là điều thiết yếu trong việc phát triển tương lai thông qua đổi mới. Cả người lãnh đạo và nhà quản lý có thể đều là nhà chiến lược. Sự khác nhau đó là: lãnh đạo có ảnh hưởng mật thiết tới người khác để thông qua, chấp thuận những chiến lược mới, trong khi nhà quản lý là người quyết định những chiến lược mới. 
      Mặc dù lãnh đạo và quản lý đều có vai trò ngang nhau nhưng quản lý có khả năng giải quyết công việc lớn hơn bởi vì quản lý cần quyết định chiến lược tổng thể và quản lý việc điều hành nó qua kết hợp và thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc theo cách tốt nhất. Lãnh đạo là hành động mang tính trọng tâm hơn. Lãnh đạo nghiên cứu phương thức tốt hơn. 
     Tất nhiên, đây không phải là cách định nghĩa lãnh đạo và quản lý dễ được chấp nhận như thông thường nhưng nó là cách tốt trong việc định nghĩa tường tận về lãnh đạo. Lãnh đạo rõ ràng không phải là hành động đưa ra quyết định.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Tìm hiểu về Hoàng Sa - Trường Sa Việt nam

     Trong tất cả thư tịch cổ lẫn trong các văn bản hiện tại, một điều không thể chối cãi là Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Lời khẳng định này được nhấn mạnh từ lịch sử và cả luật pháp quốc tế.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa
    
Các bản đồ địa lý Việt Nam cổ ghi nhận Bãi Cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi. Ông miêu tả đó là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Tài liệu ghi chép Việt Nam vào thế kỷ 17 nhắc đến các hoạt động kinh tế được tài trợ của chính phủ dưới triều nhà Lê từ 200 năm trước đó. Nhà Nguyễn đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu địa lý về các đảo từ thế kỷ 18.
      Thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Chính phủ Bảo hộ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay cho Việt Nam, lúc đó đang là nước thuộc địa của Pháp. Họ chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, gồm cả đảo Ba Bình, và xây các trạm khí tượng trên hai đảo, và sau đó quản lý chúng như một phần lãnh thổ của Đông Dương thuộc Pháp.  
      Khi người Pháp rời Việt Nam, các Hải lực Việt Nam Cộng hòa chính thức thay thế Pháp thực hiện chủ quyền đóng giữ Trường Sa.
      Năm 1947, chính phủ Trung Hoa dân quốc đưa ra yêu sách về chủ quyền biển Đông theo “đường lưỡi bò gồm 11 khúc đứt đoạn”. Năm 1949, chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng yêu cầu tương tự nhưng không quyết liệt, quốc tế coi như làm ngơ. Ngày 14/10/1950, tại Hội nghị ký hòa ước San Francisco (Liên Hiệp Quốc), Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại do Pháp bảo trợ đã tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”…
      Không chỉ có Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với Trường Sa và Hoàng Sa mà một số sách của Trung Quốc cũng khẳng định vấn đề này.
      Thứ nhất là cuốn Chư Phiên Chí của sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống chép: Sau khi thôn tính Nam Việt, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Cho đến đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị.
      Tài liệu cổ này cũng cho biết, vùng Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa bây giờ) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm; đồng thời mô tả rõ Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, tức không thuộc về Trung Hoa, mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
      Cuốn Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696
      Trong quyển 3 của Hải ngoại Ký sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa và khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo này.
      Hải ngoại Ký sự mô tả: "Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ Đông Bắc qua Tây Nam; động cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là Vạn Lý Trường Sa, mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa. Nếu thuyền bị trái gió, trái nước tấp vào, dầu không tan nát, cũng không gạo không nước, trở thành ma đói mà thôi... Quảng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đi đánh cá dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền lui tấp vào. Mùa thu nước dâng cạn, chảy rút về hướng Đông, bị một ngọn sóng đưa thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm họa Trường Sa".
      Tương quan với tài liệu của Việt Nam về hoạt động của đội Hoàng Sa, có thể nói, những gì Thích Đại Sán viết là hoàn toàn phù hợp, khách quan ghi nhận chủ quyền của Đại Việt đối với quần đảo Hoàng Sa.
      Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909
      Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào hiển thị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
      Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc, gồm: Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên; Thiên hạ Thống nhất Chi đồ đời Minh trong Đại Minh Nhất thống chí, năm 1461; Hoàng Minh Đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong Hoàng Minh Chức phương địa đồ của Trần Tổ Thụ, năm 1635; Lộ phủ, Châu huyện đồ đời Nguyên vẽ lại trong Kim cổ dư đồ của Nguyễn Quốc Phụ đời Minh, năm 1638; Hoàng triều Nhất thống dư địa tổng đồ trong tập Hoàng triều Nhất thống dư địa tổng đồ (khuyết danh), năm 1894; Đại Thanh đế quốc trong tập Đại Thanh đế quốc toàn đồ do Thường Vụ An Thư Quán Thượng Hải, năm 1905...
      Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa vào tháng 1/1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để xác minh chủ quyền Trung Quốc, trái lại, họ phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boiseé), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng.
 Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:  
      - Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.  
      - Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.  
      - An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.  
      - The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels.  
      - The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...
     Cha ông ta đã đến đây, đã khai phá, đã đặt chủ quyền và đã ngã xuống vì mảnh đất này. Và thế hệ chúng ta hôm nay không cho phép mình được quên điều đó. Hôm nay và mai sau chúng ta phải nhắc muôn đời về Hoàng Sa thiêng liêng, về Trường Sa thiêng liêng, về dải đất thuộc thịt của Việt Nam tại Biển Đông.
      Hoàng Sa là của Việt Nam. Trường Sa là của Việt Nam. Đó là lịch sử, đó là sự thật không thể nào chối cãi. Chúng ta có thể tự hào nói với cả thế giới về chủ quyền nhất quán trước sau như một của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa. Và tất nhiên chúng ta không cho phép những ai ngang nhiên hòng thay đổi chủ quyền của Việt Nam.

                 Dân tộc Việt nam có truyền thống:
      “Đoàn kết, ngoan cường, dũng cảm, mưu trí và luôn chiến thắng mọi kẻ thù”

Quản lý nhân sự

     Hiện nay, quản lý nhân sự là một trong những công tác hấp dẫn.

     Ngành nhân sự ở Việt Nam còn khá mới mẻ và chưa thực sự tương xứng với tầm quan trọng của nó trong hệ thống quản lý con người, một nguồn lực kinh tế. Trong khi các nước phương Tây có lối tư duy theo logic thì người Việt Nam lại tư duy theo kiểu linh hoạt và thiếu kỷ luật; chưa thật sự được quan tâm đào tạo bài bản, khoa học; chưa có biện pháp chế tài khi bố trí cán bộ sai gây giảm hiệu quả công việc, gây thiệt hại cho ngành, cho cơ quan.
     Một số chuyên gia cho rằng người làm nhân sự phải có trình độ khá cao so với các nhân viên khác cùng cơ quan. Họ phải luôn tìm hiểu công việc của nhân viên ở các phòng ban khác để dễ nắm bắt và đồng cảm với họ hơn.
     Nhiều người từng làm công tác nhân sự đã đưa ra lời khuyên: Người làm công tác tổ chức cán bộ hãy đi vào thực tiễn từng công việc của cơ quan để có thể lắng nghe, thấu hiểu và kiểm tra năng lực bản thân. Các cấp lãnh đạo, quản lý công tác nhân sự đã thật sự hiểu gì về công việc, về tâm sinh lý những người đang làm việc trong ngành của mình, trong cơ quan mình?
     Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, để có thể làm việc ở lĩnh vực này, bạn phải là người của mọi người: cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng rất quan trọng đối với công tác quản lý nhân sự. Những người thật sự có tài, không ngại khó, trách nhiệm cao, lấy lợi ích cơ quan làm chuẩn và biết đón đầu thách thức sẽ không khó để bước vào công tác này.
     Trong thực tế Việt Nam hiện nay, công tác nhân sự còn nhiều điều bất cập. Nhiều đơn vị, cơ quan gặp khó khăn lớn trong công tác tổ chức cán bộ do nhiều lý do khác nhau. Nhưng tựu chung là các cán bộ tổ chức thường trình độ không cao, năng lực lãnh vực nhân sự yếu, chưa am hiểu về tầm quan trọng của công tác nhân sự, trách nhiệm hạn chế hoặc lợi dung để vướn vào lợi ích cá nhân hơn là lợi ích cơ quan.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

VÀI Ý NGHĨ VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ

     Để một bộ máy chạy tốt đòi hỏi từng mắt xích cũng phải tốt. Một cơ quan thanh công cần có một đội ngũ giỏi và nhiệt tình. Vì vậy, nghệ thuật dùng người của nhà quản lý rất quan trọng.
Quản lý nhân sự không tốt sẽ dẫn đến:
     - Sự bất mãn của nhân viên: Các nhân viên sẽ không còn sự hào hứng với công việc, không tham gia góp ý, sự im lặng bao trùm trong cơ quan, tồi tệ hơn nữa họ sẽ cố tình phá hoại ngầm các hoạt động của tổ chức, cơ quan. Thậm chí, khi nói chuyện với khách họ sẽ nói những điều không tốt về cơ quan. Thường nhà quản lý hay nhằm ở chỗ này và tự xem như mình có tài năng lớn nên không ai còn gì để tham gia góp ý.
     - Không tuân thủ các quy tắc: Các nhân viên sẽ không tôn trọng các quy tắc nữa, họ sẽ thường xuyên đi làm muộn, ra khỏi cơ quan nhiều hơn, chán ngán tham gia các buổi họp, mong cuộc họp kết thúc sớm,  . . . .
     Tạo ra môi trường bất lợi cho làm việc: Họ sẽ tìm cách biến sự nhiệt tình, hào hứng với công việc của những người mới đến trở nên tiêu cực. Sự thiếu nhiệt tình, sự thiếu trách nhiệm lây lan nhanh chóng. Trong hoàn cảnh này người giữ lấy nhiệt tình sẽ bị thiệt thòi nhiều nhất. Nhưng quan trọng hơn là họ tỏ vẽ tích cực, nể trong . . . nhà quản lý, thực chất sau lưng họ luôn khinh bỉ nhà quản lý này. 
 Nếu tìm được đúng đáp án cho bài toán quản lý nhân sự:
     - Sự nhiệt tình của nhân viên: Các nhân viên sẽ cảm thấy vui vẻ và luôn muốn được làm việc với hiệu quả cao. Không khí cơ quan luôn sôi động và mọi người luôn thương yêu và hỗ trợ nhau trong công việc.
     - Luôn đi làm với ý thức trách nhiệm cao: Họ ý thức được rằng mỗi ngày lao động của họ đã đóng góp không chỉ cho họ, cho cơ quan họ mà còn cho sự phát triển của xã hội. Họ thấy tự hào về công việc của họ.
     - Luôn tin tưởng lẫn nhau: Các nhân viên làm việc với nhau trên tinh thần hợp tác và thân thiện, với nhà quản lý là sự tôn trọng thật sự giữa nhân viên cấp trên và cấp dưới.
 Để việc quản lý nhân sự có hiệu quả, bạn cần tuân thủ những mục tiêu sau:
      - Công bằng: Khi áp dụng bất kỳ chính sách nào bạn cần phải tìm hiểu xem liệu chúng có phù hợp với nhân viên hay không? Đảm bảo tiền lương, thưởng, thủ tục trả lương và môi trường làm việc phù hợp với tiêu chuẩn luật pháp đưa ra. Công bằng nói dễ nhưng khó làm. Nhiều nhà quan lý luôn vi phạm sự công bằng trong cơ quan của mình. Trong thực tế, một số nhà quản lý không mấy thích sự công bằng, chèn ep người này, ưu ái người kia để tỏ ta có quyền lực. Nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn, thì những nhà quản lý đó thường có bản chất nhỏ nhen, hay đố kỵ, nên họ thường không ưa những người nói thật lòng.
     - Biết cách khuyến khích nhân viên: Khi nhân viên nào đó có đóng góp đặc biệt cho cơ quan cần có chế độ thưởng và khen ngợi tức thì. Cần tìm ra liệu điều gì sẽ thúc đẩy các nhân viên làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm. Đôi khi bạn nên tổ chức cho mọi người một buổi tiệc nhỏ để giúp giảm bớt căng thẳng và mọi người có cơ hội trò chuyện với nhau nhiều hơn.
     - Thái độ của nhà quản lý: Cách cư xử của nhà quản lý chính là yếu tố cần thiết để tạo ra thành công. Nếu nhà quản lý luôn đối xử với nhân viên trên tinh thần gần gủi, dân chủ, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau và một thái độ tích cực thì nhà quản lý sẽ có những nhân viên làm việc năng suất thực sự.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

NGOẠI TÌNH?

     Tôi vừa đọc xong một bài "nở rộ ngoại tình công sở", tôi thấy có lý giải cũng khá hay. Mời các bạn đọc và cảm nhận.
     Chúng ta đang sống trong một xã hội mà ngoại tình không còn là chuyện động trời như ngày xưa nữa, thậm chí nó trở thành mốt của không ít người. Số liệu điều tra cho thấy khoảng 60% đàn ông và 40% phụ nữ có tình yêu ngoài hôn nhân ít nhất một lần. Người chung thủy 100% thời nay dường như là của hiếm.
Một trung tâm tư vấn hôn nhân ở Hà Nội cho biết, trong số hơn 400 trường hợp ngoại tình trung tâm này tư vấn trong năm 2010, 276 ca xảy ra trong môi trường công sở. Bất cứ hiện tượng xã hội nào cũng có nguyên nhân của nó. Khi nam nữ làm việc cùng nhau trung bình khoảng 52,5 giờ mỗi tuần thì sự tiếp xúc và mối quan hệ của họ với người đồng sự còn thân thiết hơn với chồng hay vợ. Không chỉ làm việc cùng nhau, họ còn ăn trưa, uống cà phê, trò chuyện. Từ quán nước tới nhà nghỉ chỉ trong gang tấc.
     Chủ một nhà nghỉ ở Hà Nội cho biết nhiều buổi trưa cháy phòng do những cặp đôi tranh thủ giờ nghỉ chưa đến đây.
     Trong xã hội hiện đại, vợ chồng ít khi làm cùng nghề, ít hiểu chuyên môn của nhau, vì thế khó đánh giá đúng năng lực của người bạn đời. Trong khi đó những đồng sự thường tinh tường hơn. Một lời khen ngợi rất dễ khiến người ta cảm động. Đó là chưa kể khi đến công sở ai cũng ăn mặc tươm tất hơn, phụ nữ trang điểm xinh đẹp hơn, nói năng dịu dàng hơn.
     Câu hỏi tại sao đã có vợ, chồng còn yêu đương ở công sơ, tại sao giữa sếp và thư ký luôn xảy ra chuyện cũng không khó giải đáp. Thư ký có nhiều thế mạnh hơn bà xã, không phải chỉ vì họ trẻ và xinh đẹp hơn mà còn vì không ai hiểu sếp hơn họ. Họ vui cái vui của sếp, buồn nỗi buồn của sếp. Sếp vừa ký được hợp đồng béo bở, họ là người đầu tiên chúc mừng. Sếp gặp trục trặc, họ cũng là người đầu tiên chia sẻ. Họ có thể viết thư thay sếp và đặc biệt không bao giờ cãi sếp.
     Trong những cuộc ngoại tình, phụ nữ thường nhận được những thông tin sai lệch từ đối phương. Hầu như tất cả đàn ông khi đi chinh phục đều nói họ đang sống trong gia đình không khác gì địa ngục để làm phái nữ động lòng. Chẳng ai dại gì nói đang sống trong hôn nhân hạnh phúc. Những chuyện như thế thường làm các cô gái trẻ xúc động và nhiều cuộc ngoại tình bắt đầu từ lòng trắc ẩn.
     Một đặc điểm nổi bật của ngoại tình công sở là dễ bại lộ. Nhiều trường hợp cả hai đã có gia đình, khi bị phát hiện sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín. Không ít cuộc hôn nhân đổ vỡ vì đa số đàn ông không tha thứ chuyện vợ mình “ăn nem”. Thực tế, ngoại tình dẫn đến đổ vỡ hôn nhân thì nhiều nhưng kết hôn với người tình lại là chuyện hy hữu.
     Theo thống kê từ một trung tâm tư vấn hôn nhân cho thấy đàn ông tuổi từ 50 trở lên liều lĩnh hơn. Nếu đã "say nắng", họ dễ dàng ly hôn. Tỷ lệ ly dị của đàn ông từ 40 tuổi thấp hơn, mặc dù tỷ lệ ngoại tình cao hơn. Một phần vì vợ của người trong độ tuổi này còn hấp dẫn. Họ khá nhạy cảm với hành vi vụng trộm của chồng và phản ứng quyết liệt. Người đàn ông không biết làm sao vì nghiêng về người tình thì bị vợ lên án, làm rùng beng, là điều người có địa vị rất sợ.
     Nói chung hai người đàn bà đều thấy mình bị thiệt thòi ghê gớm và đổ tất cả lên đầu người đàn ông tham lam. Vì vậy nhiều mối tình công sở sớm chìm trong nước mắt và đau đớn.
     Ai cũng biết lao vào bồ bịch là cuộc chơi đầy mạo hiểm với gia đình mình, nhưng khi đã yêu, họ bất chấp tất cả.

     Qua bài này các bạn có cảm nhận gì?
     Thế nào là nhà quản lý tốt để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mà thể hiện cụ thể, rõ nét nhất là văn hóa cơ quan?
     Việc cho người thủy chung thời nay ở Việt Nam là hiếm thì tôi không đồng tình. Lòng thủy chung của người Việt hiện nay đang được giữ gìn đáng khen ngợi, xã hội Việt nam luôn luôn lên án mạnh mẽ những người thiếu thủy chung. Chỉ có những kẻ học đòi ngoại lai, tư tưởng bệnh hoạn theo tiểu thuyết, phim ảnh thì mới có suy nghĩ và hành động trái ngược với văn hóa dân tộc mà thôi.
     Để giữ gìn văn hóa tốt đẹp dân tộc, hầu hết các nhà quan lý đã có gia đình thường không có quan hệ theo kiểu nam nữ  trong nội bộ cơ quan. Vì họ nhận thức đúng về trách nhiệm bảo vệ văn hóa dân tộc là rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của cơ quan mình; hơn nữa trong xã hội Việt nam ngày nay có vô số điều kiện để thư giản sau giờ làm việc.