Ở phương Đông hay phương Tây điều có những thuyết về sự vật, hiện tượng đối nhau trong tự nhiên, xã hội.
TP Hồ Chí Minh vào đêm.
TP Hồ Chí Minh vào ngày
TP Hồ Chí Minh có ngày thì phải có đêm
Có âm thì phải có dương;
Có ngày thì phải có đêm;
Có tối thì phải có sáng;
Có hạnh phúc thì phải có đau khổ;
Có thiện thì phải có ác;
Có hòa bình thì phải có chiến tranh;
Có trống thì phải có mái;
Có giống đực thì phải có giống cái;
Có to thì phải có nhỏ;
Có sống thì phải có chết;
Có khỏe mạnh thì phải có bệnh tật;
Có người tốt thì phải có kẻ xấu;
Có lòng nhân từ thì phải có lòng dạ độc ác;
Có trung thần thì phải có phản thần;
Có kẻ đại nhân thì phải có kẻ tiểu nhân;
Có người chung thủy thì phải có kẻ bạc tình;
Có người chân thật thì phải có kẻ dối trá;
Có người giàu thì phải có người nghèo;
. . . (rất nhiều)
Trong thuyết nhà Phật lại có câu đối: Sinh ký, tử quy", tức sống là gởi, chết là về. Vậy quê ta ở đâu? Ta từ đâu đến sống gởi trên thế gian này?
Việc biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác là quy luật tự nhiên đối với sự vật, hiện tượng trên trái đất này. Nó là sự biến đổi là tất yếu, thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, mỗi sự vật và hiện tượng sẽ biến đổi theo một quy trình riêng của mình.
Như con người chúng ta quy trình biến đổi: Sinh ra - Sơ sinh - Nhi đồng - Thiếu niên - Thanh niên - Trung niên - Lão niên - Chết đi.
Nếu tự nhiên và xã hội loài người diễn biến như vậy, thì trong cuộc sống chúng ta phải luôn nhận thức rõ mình đang ở trạng thái nào và từ đó sẽ phải chuyển sang trạng thái nào phù hợp quy luật tự nhiện.