CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

5 lạ kỳ - Những người không chịu ăn cơm (sưu tầm)

Vì những sự cố đặc biệt, họ đã thay đổi thực đơn hàng ngày của mình, từ ăn cơm chuyển sang những đồ ăn khác như đá lạnh, nước, trà...để duy trì sự sống.
1. Người đàn bà ăn đá lạnh thay cơm
Tại làng La Chữ, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế có một phụ nữ suốt ngày ăn đá lạnh thay cơm suốt 2 năm qua, và người chồng đã bỏ chị vì suốt ngày thấy vợ làm những điều quái dị. chị tên là Hà Thị Bảy, năm nay 48 tuổi, quê quán ở tổ 6, làng La Chữ, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà.
Ngày phát hiện chị ăn đá thay cơm, gia đình ép chị ăn thì chị trệu trạo nhai một hai muỗng cơm rồi lại nôn thốc nôn tháo ra hết. Mà lần nào đụng đến cơm hay thức ăn thì lại là như vậy. Hoảng quá, gia đình chị mua thử hoa quả về cho chị ăn thay cơm thì chị lại ăn no được”.
“Nghĩ mãi vẫn không có kế sách gì cho chị Bảy, em trai chị vội vàng khăn gói đưa chị lên Bệnh viện Trung ương Huế, ra Hà Nội khám. Thế nhưng, đi mấy bệnh viện các bác sĩ đều khẳng định chị hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh gì. Nhiều người trong làng thấy vậy cho rằng, chị Bảy hành xác, bị người âm nhập vào. Suốt từ bấy đến nay đã 2 năm. Căn bệnh lạ lùng đã biến Bảy từ một cô gái béo tốt, khỏe mạnh trở thành “bộ xương di động”
2. Người phụ nữ 10 năm không ăn cơm
Bà là Võ Thị Huệ Thu, 49 tuổi, ở ấp Đông, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang). Thực phẩm hằng ngày của bà là trái cây, nước lã, nước dừa, chủ yếu là chuối, đọt lang luộc, rau sống.
Dù đã gần 50 tuổi nhưng da dẻ của bà vẫn còn hồng hào, ít nếp nhăn. Bà Thu kể: "Cách đây gần 10 năm tự nhiên tôi bị đau một bên đầu lan xuống đến tay chân nhức mỏi. Chồng đưa tôi đi điều trị khắp nơi nhiều tháng trời nhưng không khỏi. Mỗi lần ăn cơm vào thì bị nghèn nghẹn ở cổ nuốt không vô. Rồi từ đó tôi không thích ăn cơm nữa nên chuyển sang ăn chuối, rau, thỉnh thoảng ăn bún".
10 năm nay bà Thu chỉ sống bằng rau củ, hoa quả. Ảnh: Phapluattp.Nhưng khi ăn bún vào cơ thể cũng cảm thấy khó chịu nên bà Thu cũng bỏ luôn mà chuyển hẳn sang trái cây và rau xanh, sức khỏe cũng dần hồi phục nên không chạy chữa gì nữa.Ông Bé Sáu, chồng bà, thổ lộ: "Đưa vợ tôi đi điều trị rất nhiều bệnh viện, các bác sĩ cho là rối loạn tiêu hóa cho thuốc uống kèm thuốc giảm đau nhưng không hết bệnh. Bà con nghi ngờ vợ tôi mắc bệnh này bệnh nọ, chỉ đâu đi đó tốn kém tiền của mà bệnh tình vẫn không khỏi. Từ khi ăn trái cây, uống nước dừa thì thấy sức khỏe hồi phục nhưng vợ tôi rất ít ngủ và chỉ thích ngủ một mình”.
3. Bà “Lúa” chê cơm
Tại ấp Danh Tấm, xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình - Vĩnh Long có bà Nguyễn Thị Lúa (còn gọi là Út Lúa) không ăn cơm gần 36 năm nay. Khi đến thăm, chúng tôi thấy tuy đã 74 tuổi nhưng trông bà còn rất nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào, miệng lúc nào cũng cười.
“Do theo đạo Phật, mẹ hay ăn chay nên tôi tập ăn theo và từ năm 20 tuổi trở đi, tôi đều ăn chay”- bà Lúa kể và cho biết thêm là vào khoảng năm 1960, bà bị bệnh suy gan, chạy chữa đủ cách vẫn không khỏi.
Đến khoảng năm 1976,  trong một lần mắc bệnh không ăn cơm cháo gì được, đến khi hết bệnh thì mất luôn cảm giác thèm cơm, thậm chí nhai cơm vào là nôn ra ngay. Vì thế, bà phải bỏ cơm đổi sang bánh mì, mì gói… và uống sữa. Cứ thế, 36 năm nay bà đã không đụng tới hạt cơm nào.
Một ngày bà ăn 2 lần gồm sáng và trưa, buổi chiều và tối không ăn gì. Buổi trưa, bà hái rau trong vườn nhà luộc chấm nước tương để ăn. Chồng mất hơn 40 năm nay, không con cái nên bà Lúa sống với một người cháu. “Tôi có mấy đứa cháu ở TPHCM, chúng nó bảo lên đó nó chăm sóc cho nhưng tôi không chịu. Ở TP xe cộ ồn ào, đâu như ở quê thanh tịnh và mát mẻ, buổi sáng đi tập thể dục nên không sợ bệnh tật gì cả” - bà Lúa bày tỏ.
 4. Uống trà đá đường thay cơm suốt 18 năm
Điển hình như ông Phan Tấn Lộc (68 tuổi, ngụ khu vực Bình Phước, phường Phước Thới, quận Ô Môn - TP Cần Thơ). Tuy đã cao tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe mạnh, thừa sức chăm sóc cây cảnh quanh nhà. Ông kể sau khi lấy vợ, gia đình trôi dạt khắp nơi rồi về TP Cần Thơ định cư làm ruộng, vườn. Năm 22 tuổi, ông thích ăn các món chay như đậu hũ, tương… chứ không đụng tới thịt, cá. 
“Nhà tôi theo đạo Phật nên tới ngày rằm, mùng 1 là ăn chay. Riêng tôi năm 22 tuổi tự dưng hoàn toàn chỉ thích ăn chay trường chứ không muốn đụng tới món mặn. Đến năm 45 tuổi, tôi bắt đầu không ăn được cơm, dù cố nuốt” - ông Lộc kể. Không ăn được cơm bình thường như mọi người, ông thử chuyển sang ăn cơm cháy, có khi cả ngày chỉ ăn vài miếng mà vẫn không thấy đói.
Ăn cơm cháy được khoảng 3 năm thì ông bỗng thèm dừa khô, mỗi ngày cạy lấy cơm của 3-4 trái dừa khô để ăn là no bụng, không hề đụng tới bất kỳ món nào khác. Ăn dừa khô được 4-5 năm thì chuyển sang khoái kẹo đậu phộng, sau đó là đậu phộng rang rồi tiếp theo là cà phê đá. Cũng giống như những món khác, sau mấy năm trời chỉ uống cà phê đá, ông chuyển sang món trà đá đường.
18 năm qua, hằng ngày ông Lộc chỉ uống trà đá đường sống qua ngày mà sức khỏe không hề suy giảm, làm việc bình thường, duy chỉ có việc đại tiện thì mỗi tháng có một lần và mất hẳn chuyện gối chăn với vợ.
 5. Cô gái 5 năm không ăn cơm, chỉ ăn hoa quả
Cô gái mắc bệnh kỳ lạ ấy là Nguyễn Thị Tuyến (23 tuổi, thôn Cửa Hà 1, Cẩm Phong, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Không ăn được trọng lượng của Tuyến giảm xuống một cách thảm hại, người xanh xao, gầy đét chẳng khác nào bộ xương di động.
Bố mẹ Tuyến là ông Nguyễn Văn Lộc và bà Trần Thị Tú tá hỏa đưa con đi khám hết bệnh viện này đến bệnh viện khác nhưng vẫn chẳng rõ nguyên nhân. Bên ấm trà nóng ngùn ngụt khói, bà Tú vợ ông Lộc buồn bã tiếp lời: “Cách đây gần 5 năm, Tuyến bị thi trượt tốt nghiệp lớp 12, cháu nó bị sốc, khóc lóc và bỏ ăn mấy ngày liền.
Vợ chồng tôi cũng động viên cháu nếu không đỗ năm nay thì sang năm thi lại nhưng nó vẫn suy nghĩ ghê lắm, gia đình tôi cũng chẳng biết phải khuyên nhủ sao nữa. Tôi nhẩm bụng, chắc buồn bã mấy ngày rồi cháu sẽ nguôi ngoai.
Chẳng ngờ, cả một thời gian dài tiếp theo cháu vẫn không đụng gì đến cơm cháo. Thấy thế, vợ chồng tôi ép cháu ăn thì cháu trệu trạo nhai được bao nhiều lại nôn thốc nôn tháo ra hết. Mà lần nào đụng đến cơm hay thức ăn thì lại là như vậy.
Hoảng quá, tôi mua thử hoa quả về cho cháu ăn thay cơm thì Tuyến lại ăn no được và không bị nôn.
Thế nhưng, chúng tôi nghĩ, dù ăn gì thì cũng chẳng thể thay cơm, nếu cứ kéo dài thì chắc chắn sức khỏe của cháu sẽ bị ảnh hưởng. Nghĩ vậy, vợ chồng tôi vội vàng khăn gói đưa cháu ra Hà Nội khám.

Thế nhưng, đi mấy bệnh viện các bác sĩ khẳng định cháu hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh gì. Suốt từ bấy giờ đến nay đã 5 năm, Tuyến chẳng hề đụng tới một hạt cơm nào, người càng ngày càng héo mòn như que củi”.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

loài thằn lằn biết bay ở Đông Nam Á (sưu tầm)

Có một loại thằn lằn sống trên cây thuộc giống rồng, rất phổ biến ở các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á, mà các nhà khoa học gọi nó là “thằn lằn rồng bay”…

Một đặc điểm đậm chất rồng của loài này đó là cơ thể có vảy và nhiều hoa văn, và phần đầu được bảo vệ khá kĩ. Những con thằn lằn này trông hoàn toàn bình thường nếu chúng chỉ chạy lên chạy xuống trên cây để tìm kiến và các con mồi khác. Tuy nhiên, khi chúng phi ra khỏi cành cây và “sãi đôi cánh” thon dài bên sườn thì ấn tượng ban đầu về loài thằn lằn này hoàn toàn thay đổi.
Thay vì dính chặt vào trước ngực, khi bay, hai bên sườn của thằn lằn rồng mở rộng và cực kì dài; giữa các thanh sườn là một màng da mà khi sãi ra trông rất giống cánh của chiếc máy bay đời cũ. 
Nếu nói một cách chính xác thì thằn lằn rồng không hẳn là "bay", mà đúng hơn là “lướt”, bởi cánh của chúng không hề có lực, mà chỉ có thể nâng cơ thể đi lên và giúp chúng kiểm soát phương hướng. Phần đuôi dài cũng giúp chúng vận động. Thằn lằn rồng có thể “lướt” được một khoảng dài lên đến 9m.
Hiện nay, có hơn 40 loài thằn lằn rồng, với mỗi loại có những đường vân trên cơ thể, màu cánh, và khả năng “lướt” khác nhau. Ví dụ, loài thằn lằn má đen rất nhỏ và nhẹ, nhưng cánh của chúng lại khá rộng, thường sống ở phần dưới của thân cây, bởi chúng có thể mở cánh bay được ngay lập tức và giữ được thăng bằng ngay sau khi cất cánh vào khoảng không.
Thằn lằn đầu vàng thì lại ngược lại: cơ thể ngắn, nhưng lại chắc nịt, cánh rất nhỏ, vì vậy thường sống ở cao trên cây. Để có thể “lướt” được, loài thằn lằn này phải lao thẳng đứng xuống cây trong khi cánh vẫn chưa được mở ra. Sau đó, nó mới bắt đầu mở cánh và bay.
Thằn lằn rồng nói chung thường không tiếp xúc nhiều với mặt đất. Chúng chỉ ở trên cây để tránh những loài ăn thịt. Chúng di chuyển rất nhanh và dễ dàng dọc thân cây, nhưng lại thường nằm chờ con mồi đi qua để tấn công. Khả năng bay cho phép các con đực bảo vệ lãnh thổ của mình (thường là gồm 2 – 3 cây và một “hậu cung” gồm 3 con cái).
Thằn lằn cái thường xuống tận đáy rừng để đẻ trứng, dùng đầu để đào các lỗ nhỏ và đẻ khoảng 5 trứng vào trong. Sau đó, chúng chôn các hố đó lại và nằm canh trứng trong khoảng 24 tiếng, sau đó quay trở lại cây. 32 ngày sau, trứng bắt đầu nở.
Thằn lằn rồng phổ biến nhất ở Đông Nam Á, một phần ở Ấn Độ, và Philippines. Tùy vào đặc tính của mỗi loài mà chúng có các môi trường sống khác nhau, từ các khu rừng rộng rãi thoáng đãng cho đến những vùng cây cối dày đặc, tối tăm và thậm chí là ở bên bờ sông. Những người dân địa phương ở Philippines không ăn loài thằn lằn này bởi họ cho rằng chúng rất độc (mặc dù loài này hoàn toàn không gây độc hại). Hơn nữa, thằn lằn rồng bay cực khó để bị bắt, nên chúng không nằm trong danh sách những loài đang bên bờ vực tuyệt chủng.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Hoa phượng đỏ của bé Khang

Hội thi Hoa phượng đỏ hè 2013 của TP Sóc Trăng.
Bé Khang ra trường Mầm non và chuẩn bị vào lớp 1 trường tiểu học, năm học 2013 - 2014.
Ngoài hình ảnh tham gia Hoa phương đỏ của bé Khang có ảnh của em bé Khang là bé Minh Nguyệt mới 4,5 tháng tuổi.