CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Các món canh chữa bệnh mất ngủ

Một số món canh nấu từ rau rút hay thịt lợn, hạt sen, tim lợn... sẽ giúp bạn đỡ suy nhược vì chứng mất ngủ. Đây đều là những món rất dễ làm. Đối với người mất ngủ, uống thuốc chỉ là trị ngọn, cần tìm đúng nguyên nhân để trị tận gốc, đồng thời duy trì nếp sống điều độ thuận theo quy luật tự nhiên là đêm ngủ ngày thức, nếu đêm thức ngày ngủ thì thần khí không vững vàng, cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, nên đi bộ, tập thể dục và dùng những món ăn thích hợp như:

Canh rau rút

Nguyên liệu gồm rau rút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy thích.

Rau rút bỏ cọng già và lớp bông trắng bên ngoài thân, để nguyên lá, cắt đoạn ngắn. Khoai sọ gọt vỏ cắt miếng; củ sen, củ súng ngâm nước cho hết chát, bớt nhựa, xắt lát mỏng, đổ nước vừa đủ nấu nhừ. Thêm tôm, thịt và nêm gia vị. Cuối cùng cho rau nhút và lá vông non, chỉ hơi chín tái là được, ăn mới ngon.

Muốn dễ ngủ thì dùng nhiều rau rút, lá vông. Lá vông chỉ dùng trong những ngày đầu.

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực

Thịt lợn 200 g, hạt sen 50 g, khiếm thực 50 g. Thịt cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu canh, cho gia vị.

Công dụng: An thần, chữa mất ngủ, đi tiểu nhiều về đêm, hồi hộp, lo âu. Dùng trong ngày lúc nào cũng được.

Tim lợn hầm đương quy

Tim lợn 1 quả, đương quy 60 g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, cho nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy, cho gia vị vừa ăn.

Công dụng: Chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, dưỡng huyết, bổ âm, an thần.

Canh hạt sen

Hạt sen 30 g, nấu chín với nước thành canh, cho muối vừa ăn. Dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ. Có tác dụng định tâm, an thần, thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần không an.

Canh thịt lợn, hàu biển

Thịt hàu tươi 150 g, thịt lợn nạc 150 g, muối vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn không phụ thuộc giờ giấc. Tác dụng: Chữa mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.

Canh hành táo

Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc. Tác dụng: An tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Merry Christmas 2012

SÀI GÒN MÙA NOEL
         Vừa kết thúc ngày nhà giáo Việt Nam, các cửa hàng kinh doanh hàng trang trí Giáng sinh ở Sài Gòn đã bắt đầu khởi động. Nhiều cửa hàng, trung tâm bắt đầu trang hoàng NOEL. Phố phường rực rỡ ánh đèn, hoa châu muôn màu khiến cho không khí thanh phố càng thêm nhộn nhịp hẳn.


Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

NASA khẳng định không có ngày tận thế trong tháng 12/2012

Tham khảo trên báo Dân trí, ngày 04-12-2012.
     Nếu vẫn cảm thấy lo lắng và bất an vì "ngày tận thế" sắp tới gần, thì giờ đây bạn có thể yên tâm khi cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA khẳng định sẽ không có ngày tận thế trong tháng 12 năm 2012.


     NASA còn thành lập hẳn một chuyên mục trên website của mình với tiêu đề "Vượt qua 2012: Tại sao thế giới sẽ không kết thúc" để phủ nhận ngày tận thế sẽ xảy ra trong tháng 12 của năm 2012 này.
     Theo NASA, tất cả những tin đồn liên quan đến ngày tận thế được bắt đầu bằng việc hành tinh Nuribu sẽ va chạm vào hành tinh xanh của chúng ta. Ngoài ra, nhiều người cho rằng, theo lịch của người Maya cỗ thì thế giới sẽ kết thúc vào ngày 21-12-2012, cũng là ngày mà các hành tinh của hệ mặt trới xếp thẳng hàng với nhau. NASA khẳng định, cho dù điều này có xảy ra thì cũng sẽ không có vấn đề gì và hành tinh Nuribu cũng không hề tồn tại. 
     Theo David Morrison, nhà khoa học không gian của NASA tuyên bố: "Tôi đang bị quấy rầy bởi những đứa trẻ lo sợ về ngày tận thề. Tôi nghĩ rằng đây là phần tồi tệ nhất của trò đùa này và đây là một trò lừa bịp". "Con người nên cần quan tâm nhiều hơn về biến đổi khí hậu và các vấn đề mà nó mang lại, hơn là việc các hanh tinh sắp xếp thẳng hàng và làm cho toàn bộ thế giới chìm trong bóng tối".
     NASA khẳng định rằng trái đất không gặp nguy hiểm và bất kỳ tuyên bố nào khác là không đúng sư thật. Trên thực tế, thảm họa ngày tận thế đã từng được dự đoán sẽ xảy ra vào năm 2003, tuy nhiên vẫn không có vấn đề gì xảy ra cho đến tận ngày hôm nay.
     Những tuyên bố của NASA có thể là "liều thuốc an thần" cho những ai lo sợ về "ngày tận thế", có thể an tâm tiếp tục cuộc sống của mình.    

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Mô phỏng ngày tận thế (mời tham khảo)

Hiện tượng ngày tận thế

Vài lời bình của bạn đọc.
1. Theo thông tin gần nhất thì khả năng này chỉ là 1% xảy ra. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì tương lai Trái Đất chính là do loài người chúng ta quyết định. Biến đổi khí hậu & Chiến tranh sẽ chính là tận thế nếu loài không có những giải pháp khôn ngoan. Còn việc thiên thạch va chạm với Trái Đất thì loài người phải chờ ít nhất 1300 năm nữa, còn nhiều nhất là khoảng 17,4 tỷ năm - lúc Mặt Trời giải phóng năng lượng và biến mất.
2. Định luật tuần hoàn đâu => Trái đất chiếm 70% nước, 30% đất, nước bay lên 70% lên sao hỏa, 20% lên mặt trăng tưới cây trên đó, con người định cư ở trên đó sẵn rồi. Dự tính 500 tiểu hành tinh bán kinh 100.000 Km va vào trái , sau đó bán kính trái đất tăng 100 lần mặt trời. 2 năm sau sự sống ở trái đất rất phong phú, Con gnười cho vòi chuyển nước từ sao hỏa và mặt trăng xuống trái đất. Chấm dứt một đợt hủy diệt trái đất mới. Dự Kiến 16 tỉ năm anh sáng nửa trái đất mới diệt vong. KHe khe.
3. Bây giờ thì không có ngày tận thế. Nhưng nếu môi trường vẫn bị tàn phá như hiện nay thì ngày tận thế sẽ đến sớm hơn dự định của các nhà khoa học 2003 là 100 triệu năm nữa. Mỗi người là một cơ hội để cứu lấy hành tinh thân yêu của chúng ta. Đừng để đến lúc quá muộn.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Báo Mỹ bình luận về giáo dục Việt Nam (tham khảo)

Trích bài viết của Ngọc Anh (theo AP), ngày 28-6-2012.

     Anh Đào Quốc Huy và vợ là hai trong số những người "cắm rễ" bên ngoài cổng trường Thực Nghiệm lúc 3h sáng. Khi mặt trời lên, đám đông ùa vào, xô đổ cả cổng sắt, giẫm bồn hoa, chỉ để tranh suất mua hồ sơ vào học lớp một.
     Trường tiểu học Thực nghiệm là một trong số những trường công hiếm hoi ở Việt Nam đi theo mô hình dạy học của Mỹ, thay vì cách dạy học thuộc lòng thường thấy. Khoảng 600 trẻ mẫu giáo trên khắp Hà Nội sẽ phải cạnh tranh nhau để giành 200 đơn xin học lớp một mùa thu này.

     "Giống như chơi xổ số vậy", anh Huy, 35 tuổi, đi nộp hồ sơ cho con gái chia sẻ. "Chúng tôi cần phải gặp may".
     Vụ chen lấn ở trường Thực nghiệm mới đây, lại phản ánh một vấn đề vốn là gánh nặng ở Việt Nam. Nền giáo dục nước nhà vẫn ở trong tình trạng trì trệ và lạc hậu, cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế.
     Tại quốc gia từng theo Nho giáo đề cao giáo dục và thi cử, các trường học ở mọi cấp đều đối mặt với tình trạng gian lận và thiếu các nhà nghiên cứu cũng như các chương trình tiêu chuẩn thế giới. Kết quả là số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học các trường tư có chương trình quốc tế và sau đó ra nước ngoài học cao đẳng, đại học, ngày càng tăng.

     Dù thu nhập trung bình của người Việt Nam chỉ dừng ở mức 1.400 USD, năm ngoái vẫn có hơn 30.000 người Việt theo học ở các trường của nước ngoài. Việt Nam xếp thứ 5 về số du học sinh ở Australia và thứ 8 ở Mỹ, trên cả Mexico, Brazil và Pháp.
     Số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ đã tăng gấp 7 lần kể từ con số 2.000 học sinh trong thập kỷ vừa qua. Hầu hết trong số gần 15.000 học sinh theo học ở Mỹ năm ngoái không đi theo diện học bổng của các trường danh tiếng, mà thay vào đó là ghi tên vào các trường cao đẳng cộng đồng với học phí do gia đình chi trả, theo Viện Giáo dục Quốc tế ở New York.
     Không giống những trường đại học ở nước láng giềng Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo đã đi vào cải cách sâu rộng từ những năm 1980, các trường đại học ở Việt Nam vẫn chưa thể bắt kịp tốc độ với một thế giới đang toàn cầu hóa không ngừng, các chuyên gia nhận xét. Thay vào đó, giáo dục ở Việt Nam vẫn duy trì một hệ thống quản lý tập trung kém hiệu quả và thiếu tư duy phê phán.
     Hình mẫu giáo dục Việt Nam là “một cho tất cả” và vì thế các nhà lãnh đạo “cần hành động nhiều hơn để biến giáo dục trở thành một trong những tài sản của quốc gia”, Mai Thanh, một chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Hà Nội cho biết. “Tôi xem đó như một cơ hội bị bỏ lỡ”.
     Intel, nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, vừa phải vật lộn để tuyển dụng được các nhân viên lành nghề cho cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu từ trường Kennedy thuộc đại học Harvard cho biết.
     Sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho hay “cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực” của Việt Nam không hỗ trợ cho nhu cầu giáo dục đang tăng lên của quốc gia, trong khi các nhà nghiên cứu của Harvard nói rằng việc cải cách hệ thống giáo dục của Việt Nam đã bị “đóng băng” dù cho công cuộc cải cách và tự do hóa bắt đầu vào giữa những năm 1980.
     Dù Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, tương đương một phần trăm trong tổng sản phẩm quốc nội, hơn so với nhiều nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình dương, vấn đề cốt lõi nằm ở quản lý kém chứ không do thiếu đầu tư.
     “Chính phủ nhận thức sâu sắc rằng đang có sự bất mãn đối với thực trạng giáo dục hiện nay, trong những người kể cả người có điều kiện kinh tế và chính trị cao hơn lẫn những người bình dân đại chúng", Ben Wilkinson, đồng tác giả một báo cáo quan trọng năm 2008 và là phó giám đốc Chương trình Việt Nam của trường Kennedy ở TP. HCM nói. Ông thêm rằng vẫn còn quá sớm để nói về những hệ lụy của trào lưu học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài đối với tương lai của đất nước.

     Một vấn đề khác là thực trạng các bậc phụ huynh tìm cách quan hệ với giáo viên để con em được điểm cao và khiến bằng cấp trở nên tầm thường. Trong một báo cáo năm 2010, Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở tại Berlin đã kết luận rằng giáo dục là ngành tham nhũng thứ hai, sau ngành hành pháp, ở Việt Nam.
     Truyền thông quốc gia thường xuyên đưa tin về những vụ bê bối liên quan đến giáo dục, trong đó vụ việc gây xôn xao gần đây nhất là việc giám thị ở một trường THPT dân lập tại tỉnh Bắc Giang ném đáp án cho các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp cấp ba. Sau khi bị một thí sinh quay lại hành động gian lận này bằng camera, 6 giáo viên và cán bộ đã bị cách chức.
     Đầu tháng này, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một điều luật cho phép các trường đại học tự quản nhiều hơn, nhưng các nhà cải cách giáo dục thì vẫn tỏ ra hoài nghi.
     “Nhiều trường đại học chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để tuyển dụng được nhiều sinh viên nhất”, đại biểu quốc hội Mỹ Hương cho biết. “Rồi các cử nhân sẽ đi về đâu? Liệu họ có thể tìm được công ăn việc làm không?”.
     Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam vẫn đang loay hoay nghĩ xem làm thế nào để giúp con em họ học tập tốt trong một hệ thống trường lớp lạc hậu như thế. Một trong những giải pháp phổ biến là đăng ký vào các lớp học thêm ban đêm do các giáo viên trường công, những người có mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng (250 USD), giảng dạy. Không giống các quan chức cấp cao, hầu hết các gia đình ở Việt Nam không đủ tiền cho con em theo học ở các trường tư và đi du học.
     Tuy nhiên, vợ chồng anh Đào Quốc Huy, những người đã đợi cả đêm cùng nhiều bậc cha mẹ khác bên ngoài cổng trường Thực nghiệm, vẫn còn may mắn hơn nhiều phụ huynh. Cô con gái 6 tuổi của anh mới đây đã đỗ vào một trường khác với học phí 870.000 đồng/tháng (40 USD), rẻ hơn 10 lần so với một số trường tư thục.
     “Mọi người đều muốn cải cách giáo dục nhưng chẳng thể làm gì cả”, anh nói.