CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)
THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .
Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.
THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .
Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.
Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012
Sự tích "PHẬT DI LẶC"
Phật Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Là vật phẩm tôn kính trong Phong Thủy, mà khi chưng bày trong nhà sẽ mang lại rất nhiều điều tốt lành cho gia chủ, gia đạo… Với độ trang nghiêm, thông thường ta gọi đầy đủ phải là “Đức Phật Di Lặc”
Tuy nhiên có mấy người trong chúng ta biết rõ truyền thuyết về sự ra đời của Ngài, những thông tin dưới đây có lẽ là khá đầy đủ nếu bạn thật sự muốn tìm hiểu!
Theo kinh sách, Đức Phật Di Lặc xuất thân từ một gia đình quý tộc Bà La Môn ở thôn Kiếp Ba Lợi thuộc Nam Thiên Trúc (Ấn Độ cổ đại), có hiệu là A-Dật–Đa (Adijita) nghĩa là bô năng thắng (không gì có thể thắng nổi). Di Lặc là phiên âm từ Phạn ngữ có nghĩa là “Từ Thị” (cái nhìn từ bi, lòng từ bi). Phật Di Lặc là người cùng thời với phật Thích Ca, theo xuất gia, tu tập chính pháp.
Tín ngưỡng Phật Di Lặc đã được lưu truyền rất sớm thuộc dòng Đại thừa, sau này truyền sang nước ta và có ảnh hưởng rất sâu đậm.
Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay
Rất nhiều đời sau, vào thời Ngũ Đại (907-960), trong dân gian một hình tượng Phật Di Lặc có miệng cười rạng rỡ hồn nhiên, sau lưng quảy bị vải gai, tính tình rộng rãi cởi mở, rong ruổi khắp nơi. Đó chính là hình tượng Phật Di Lặc thường thấy ngày nay trong những tranh tượng, kinh sách ở các tự viện Phật giáo và được gọi là “Tiếu khẩu Di Lặc Phật”. Đây chính là một hình tượng mà các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là: “một biến đổi độc đáo trong sáng tạo, gây nhiều kinh ngạc”.
Tiểu Khấu Di Lặc Phật, trong dân gian còn gọi là “Tiếu Phật” hay “Di Lặc Phật bụng phệ” đã xuất hiện rất nhiều tại các tự viện tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) vào sau thời Ngũ Đại do người ta tạo hình tượng theo tướng mạo của một vị hòa thượng có tên là Khế Thử. Hòa thượng Khế Thử là người vùng Minh Châu (Triết Giang), hiệu là Trường Đinh Tử, ông thường hay chống tích trượng, quảy một túi vải gai, ngao du khắp nơi vừa hành khất vừa thuyết pháp, nên người cùng thời gọi ông là “Bố Đại Hòa Thượng” (hòa thượng túi vải).
Theo truyền thuyết thì Bố Đại hòa thượng có thân hình béo tốt, y phục tùy tiện, ngôn ngữ hành vi đều khôg câu nệ tiểu tiết, có biệt tài dự đoán lành dữ, biết trước nắng mưa gió bão rất linh nghiệm, thần bí khôn lường. Năm Trinh Minh thứ 2 đời Hậu Lương (916), Bố Đại hòa thượng ngồi trên một tảng đá ở Nhạc Lâm Tự mà nhập tịch, ông để lại một bài kệ viết rằng : “Di Lặc đúng Di Lặc, phân thân ra muôn vàn. Mọi lúc đi dạy người đời mà người đời không biết”.
Dựa vào bài kệ đó, người ta cho rằng Hòa thượng Khế Thử chính là Phật Di Lặc hóa thân chuyển thế, bèn an táng thân thể của ông tại một nơi cách Nhạc Lâm Tự 2 dặm về phía Tây, lập tháp thờ phụng đặt tên là “Am Di Lặc” và xây gác, đắp tượng… Dần dần, theo năm tháng, tượng Bố Đại hòa thượng được lưu truyền khắp mọi nơi với bụng lớn, miệng cười tươi tắn lạc quan, khi đứng, khi đi với tích trượng quảy túi vải, khi ngồi với 5 đứa trẻ quanh mình tạo nên hình tượng “Ngũ tử quấy Di Lặc” hoặc ngồi với 6 đứa trẻ tượng trưng cho “Lục tặc - Lục căn” đã được giáo hóa.
Theo thời gian, hình tượng của Phật Di Lặc ngày càng phong phú, sinh động. Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay còn được nhân gian gắn liền với tiền tài, phú quý như những hình tượng Phật Di Lặc quảy bị tiền hoặc với tay nâng hoặc tung lên những nén vàng lấp lánh… Đây cũng chính là những mong ước thiết thực nhất, gần gũi nhất của tất cả mọi người.
Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012
Thuyết nhân quả của nhà Phật
Trong triết học Mac có phạm trù nhân quả. Ở đây tôi xin mời các bạn tham khảo nội dung thuyết nhân quả của nhà phật. Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả. Nói về lĩnh vực khoa học, từ nhân đến quả là sự chuyển biến tự nhiên. Đức Phật khám phá lý nhân quả cũng chính là khám phá lý khoa học tự nhiên để áp dụng tu hành, đạt đến lý tưởng siêu nhiên. Cho nên, Đạo Phật vừa mang tính khoa học tự nhiên, vừa là khoa học siêu nhiên như nhà bác học Einstein đã nói: “Đạo Phật là khoa học vừa mang tính tự nhiên vừa siêu nhiên”.
Vũ trụ nhân sinh luôn chuyển biến vận hành trong mọi thời khắc. Có thể nói, bản thân chúng ta, hoạt động tâm lý và tất cả các pháp đang chuyển biến liên tục, không dừng trụ dầu chỉ một sát na. Quá khứ, hiện tại và vị lai luôn chuyển biến theo chiều hướng nhân quả. Nhân quả cũng tức là vô thường, là chiều thời gian chuyển biến liên tục trong tự thân của vật thể và trong hoạt động tâm lý. Vũ trụ nhân sinh chuyển biến vận hành theo một quy luật chung, đó là luật nhân quả. Nó vận hành một cách âm thầm, chỉ những người nào đầy đủ quán trí sẽ thấy rằng quy luật chi phối cả đời sống vật chất, vật lý, sinh lý và tâm lý.
Đức Phật khám phá lý nhân quả, vô thường, duyên sinh, cuối cùng đạt đến chỗ siêu nhiên, tức phi thiện phi ác, là cảnh giới của người giải thoát. Khi chúng ta có chánh kiến về nhân quả, chắc chắn đời sống chúng ta sẽ được thăng hoa. Nghĩ, nói và làm có lợi cho mình, cho người, không nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác.
Có thể nói, phương pháp giáo dục phổ thông của Đạo Phật được tìm thấy ở đạo lý nhân quả. Khi chúng ta làm một việc sái quấy, có hại cho người khác, có khi trốn được tòa án ở thế gian nhưng không trốn chạy được chính lương tâm của mình. Giáo dục về nhân quả giúp mình sửa đổi cái hư dở nơi lương tâm chúng ta chứ không phải giúp mình trốn chạy trước pháp luật bên ngoài. Nhân quả nhà Phật chú trọng đến động cơ luận hơn là kết quả luận, phòng cháy chứ không chờ chữa cháy. Vì vậy, người nào hiểu được nhân quả thì đời sống người đó được bình yên. Một người ác có thể trở thành người hiền, một người xấu xa hèn hạ có thể trở thành một người tốt. Từ đó từng bước cải hóa trở thành bậc Hiền, bậc Thánh.
Đức Phật dạy, trên cuộc đời này có bốn hạng người:
Hạng người thứ nhất, từ tối vào nơi tối.
Hạng người thứ hai, từ tối đi ra sáng.
Hạng người thứ ba, từ nơi sáng đi vào tối.
Hạng người thứ tư, từ nơi sáng đi đến sáng.
Thế nào gọi là từ tối đến tối? Nghĩa là người đó sanh trong một gia đình nghèo khổ, kém văn hóa, không có đạo đức, lại không học hiểu đạo lý, với ý nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác, nên gọi là từ tối mà đến tối.
Hạng người thứ hai, từ tối đến sáng, nghĩa là người này sanh trong một gia đình nghèo khổ, không có văn hóa, không có đạo đức, nhưng tự thân người đó nỗ lực tu hành, ý nghĩ điều lành, miệng nói điều lành, thân làm việc lành, ngày càng thăng hoa trên đời sống đạo đức, nên gọi là người từ tối mà đến sáng.
Hạng người thứ ba, từ nơi sáng đi vào tối, nghĩa là họ sanh trong một gia đình khá giả, có văn hóa, có đạo đức, nhưng bản thân lại nghĩ điều ác, miệng nói ác, thân làm ác, không biết đến đạo lý, nên gọi là từ sáng đi đến tối.
Hạng người thứ tư, từ sáng đi đến sáng, nghĩa là người này được sanh ra trong một gia đình khá giả, có đạo đức, văn hóa, lại biết tu học, ý nghĩ điều lành, miệng nói lành, thân làm lành. Đây là hạng người hữu phước, gọi là từ sáng đến sáng.
Tất cả chúng ta sống trong cuộc đời này đều do nghiệp quả biểu hiện từ những kiếp trước. Mọi hậu quả chúng ta đang mang đều chính do bản thân chúng ta tạo tác. Các pháp chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác, tâm lý chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, thì nghiệp cũng chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, không có cái gì đứng yên một chỗ. Vì vậy, nghiệp có thể chuyển, từ người ác có thể thành người hiền, từ người hiền nếu không tu cũng có thể trở thành người ác.
Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là kết quả trổ ngay trong hiện kiếp, có thể ngay tức khắc, hoặc một ngày, một tháng, một năm, nhiều năm…trong một đời này. Sanh báo là kết quả trổ ở kiếp sau khi vừa thọ nhận một thân mới. Vì vậy, có những người tạo việc lành bây giờ mà vẫn gặp điều không tốt vì nhơn ác đã tạo từ kiếp trước. Hậu báo là khi mình tạo việc lành hay việc dữ ở kiếp này, quả không trổ liền ở kiếp này hay kiếp tiếp theo mà nhiều kiếp về sau mới trổ, vì duyên chưa đủ. Y cứ về lý nhân quả mà nói ba thời, ba khía cạnh của nhân quả.
Nhà Phật có nói: “Phàm làm việc gì phải nghĩ đến kết quả của nó”. Con người chúng ta làm việc đôi khi do bản năng, tính háo thắng hoặc thiếu suy nghĩ mà không lường trước những hậu quả của nó. Phần lớn những sự thất bại trong công việc đều do những yếu tố chủ quan trên mà ra. Vì vậy, áp dụng đạo lý nhân quả vào các công việc xã hội, chúng ta sẽ có được những thành công trong lao động. Người hiểu luật nhân quả sẽ không cho phép mình suy nghĩ, nói năng và làm việc xấu. Nếu mọi người ai cũng được vậy thì đất nước sẽ văn minh, xã hội có văn hoá, gia đình sẽ hạnh phúc. Vì thế, giáo dục con người biết suy nghĩ tốt, làm việc lành là một nhiệm vụ cao cả và thiết yếu.
Những ai có niềm tin xác tín về nhân quả, thiện ác, dĩ nhiên khi suy nghĩ, nói năng hay hành động gì đều phải có thái độ thận trọng. Một bài kệ nói về nhân quả như sau:
“Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả
Kim sanh tác giả thị.”
Tạm dịch:
“Muốn biết nhân đời trước
Xem thọ nhận đời này
Muốn biết quả đời sau
Xem tạo tác đời này.”
Cái thọ dụng trong cuộc sống này, chánh báo và y báo của mình, xem thử mình mang thân như thế nào, con người có hạnh phúc hay không, nghèo hay giàu, ngu hay trí… cứ nghiệm lại mà biết rằng nhân đời trước mình tạo là nhân gì. Nho giáo có câu:“Nhất ẩm nhất trác, giai do tiền định”. Một cái ăn, một cái uống, một cái mặc cũng đều do tạo nhơn lành hay dữ ở kiếp trước. Muốn biết kết quả kiếp sau ra sao, nơi kiếp này hãy suy xét sự tạo tác của thân - khẩu - ý của mình ra sao. Nếu chúng ta có chánh kiến về nhân quả sẽ có thể biết được quá khứ, hiện tại, vị lai của mình.
Qua thuyết nhân quả của Đạo Phật cho chúng ta thấy có sự tái sanh, luân hồi, có quả báo khổ vui trong các kiếp sống. Người hiểu đạo lý, niềm tin này làm cho họ tự ý thức dè dặt, thận trọng trong mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm của mình, chuyên tu ba nghiệp cho được thanh tịnh, ngõ hầu chuyển hóa bản thân, gia đình và xã hội đều dứt ác hành thiện.
Giáo dục con người biết tin nhân quả thì bản thân họ được an vui, gia đình họ được hạnh phúc và xã hội được ổn định trật tự, làm nền tảng xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
Vũ trụ nhân sinh luôn chuyển biến vận hành trong mọi thời khắc. Có thể nói, bản thân chúng ta, hoạt động tâm lý và tất cả các pháp đang chuyển biến liên tục, không dừng trụ dầu chỉ một sát na. Quá khứ, hiện tại và vị lai luôn chuyển biến theo chiều hướng nhân quả. Nhân quả cũng tức là vô thường, là chiều thời gian chuyển biến liên tục trong tự thân của vật thể và trong hoạt động tâm lý. Vũ trụ nhân sinh chuyển biến vận hành theo một quy luật chung, đó là luật nhân quả. Nó vận hành một cách âm thầm, chỉ những người nào đầy đủ quán trí sẽ thấy rằng quy luật chi phối cả đời sống vật chất, vật lý, sinh lý và tâm lý.
Đức Phật khám phá lý nhân quả, vô thường, duyên sinh, cuối cùng đạt đến chỗ siêu nhiên, tức phi thiện phi ác, là cảnh giới của người giải thoát. Khi chúng ta có chánh kiến về nhân quả, chắc chắn đời sống chúng ta sẽ được thăng hoa. Nghĩ, nói và làm có lợi cho mình, cho người, không nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác.
Có thể nói, phương pháp giáo dục phổ thông của Đạo Phật được tìm thấy ở đạo lý nhân quả. Khi chúng ta làm một việc sái quấy, có hại cho người khác, có khi trốn được tòa án ở thế gian nhưng không trốn chạy được chính lương tâm của mình. Giáo dục về nhân quả giúp mình sửa đổi cái hư dở nơi lương tâm chúng ta chứ không phải giúp mình trốn chạy trước pháp luật bên ngoài. Nhân quả nhà Phật chú trọng đến động cơ luận hơn là kết quả luận, phòng cháy chứ không chờ chữa cháy. Vì vậy, người nào hiểu được nhân quả thì đời sống người đó được bình yên. Một người ác có thể trở thành người hiền, một người xấu xa hèn hạ có thể trở thành một người tốt. Từ đó từng bước cải hóa trở thành bậc Hiền, bậc Thánh.
Đức Phật dạy, trên cuộc đời này có bốn hạng người:
Hạng người thứ nhất, từ tối vào nơi tối.
Hạng người thứ hai, từ tối đi ra sáng.
Hạng người thứ ba, từ nơi sáng đi vào tối.
Hạng người thứ tư, từ nơi sáng đi đến sáng.
Thế nào gọi là từ tối đến tối? Nghĩa là người đó sanh trong một gia đình nghèo khổ, kém văn hóa, không có đạo đức, lại không học hiểu đạo lý, với ý nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác, nên gọi là từ tối mà đến tối.
Hạng người thứ hai, từ tối đến sáng, nghĩa là người này sanh trong một gia đình nghèo khổ, không có văn hóa, không có đạo đức, nhưng tự thân người đó nỗ lực tu hành, ý nghĩ điều lành, miệng nói điều lành, thân làm việc lành, ngày càng thăng hoa trên đời sống đạo đức, nên gọi là người từ tối mà đến sáng.
Hạng người thứ ba, từ nơi sáng đi vào tối, nghĩa là họ sanh trong một gia đình khá giả, có văn hóa, có đạo đức, nhưng bản thân lại nghĩ điều ác, miệng nói ác, thân làm ác, không biết đến đạo lý, nên gọi là từ sáng đi đến tối.
Hạng người thứ tư, từ sáng đi đến sáng, nghĩa là người này được sanh ra trong một gia đình khá giả, có đạo đức, văn hóa, lại biết tu học, ý nghĩ điều lành, miệng nói lành, thân làm lành. Đây là hạng người hữu phước, gọi là từ sáng đến sáng.
Tất cả chúng ta sống trong cuộc đời này đều do nghiệp quả biểu hiện từ những kiếp trước. Mọi hậu quả chúng ta đang mang đều chính do bản thân chúng ta tạo tác. Các pháp chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác, tâm lý chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, thì nghiệp cũng chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, không có cái gì đứng yên một chỗ. Vì vậy, nghiệp có thể chuyển, từ người ác có thể thành người hiền, từ người hiền nếu không tu cũng có thể trở thành người ác.
Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là kết quả trổ ngay trong hiện kiếp, có thể ngay tức khắc, hoặc một ngày, một tháng, một năm, nhiều năm…trong một đời này. Sanh báo là kết quả trổ ở kiếp sau khi vừa thọ nhận một thân mới. Vì vậy, có những người tạo việc lành bây giờ mà vẫn gặp điều không tốt vì nhơn ác đã tạo từ kiếp trước. Hậu báo là khi mình tạo việc lành hay việc dữ ở kiếp này, quả không trổ liền ở kiếp này hay kiếp tiếp theo mà nhiều kiếp về sau mới trổ, vì duyên chưa đủ. Y cứ về lý nhân quả mà nói ba thời, ba khía cạnh của nhân quả.
Nhà Phật có nói: “Phàm làm việc gì phải nghĩ đến kết quả của nó”. Con người chúng ta làm việc đôi khi do bản năng, tính háo thắng hoặc thiếu suy nghĩ mà không lường trước những hậu quả của nó. Phần lớn những sự thất bại trong công việc đều do những yếu tố chủ quan trên mà ra. Vì vậy, áp dụng đạo lý nhân quả vào các công việc xã hội, chúng ta sẽ có được những thành công trong lao động. Người hiểu luật nhân quả sẽ không cho phép mình suy nghĩ, nói năng và làm việc xấu. Nếu mọi người ai cũng được vậy thì đất nước sẽ văn minh, xã hội có văn hoá, gia đình sẽ hạnh phúc. Vì thế, giáo dục con người biết suy nghĩ tốt, làm việc lành là một nhiệm vụ cao cả và thiết yếu.
Những ai có niềm tin xác tín về nhân quả, thiện ác, dĩ nhiên khi suy nghĩ, nói năng hay hành động gì đều phải có thái độ thận trọng. Một bài kệ nói về nhân quả như sau:
“Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả
Kim sanh tác giả thị.”
Tạm dịch:
“Muốn biết nhân đời trước
Xem thọ nhận đời này
Muốn biết quả đời sau
Xem tạo tác đời này.”
Cái thọ dụng trong cuộc sống này, chánh báo và y báo của mình, xem thử mình mang thân như thế nào, con người có hạnh phúc hay không, nghèo hay giàu, ngu hay trí… cứ nghiệm lại mà biết rằng nhân đời trước mình tạo là nhân gì. Nho giáo có câu:“Nhất ẩm nhất trác, giai do tiền định”. Một cái ăn, một cái uống, một cái mặc cũng đều do tạo nhơn lành hay dữ ở kiếp trước. Muốn biết kết quả kiếp sau ra sao, nơi kiếp này hãy suy xét sự tạo tác của thân - khẩu - ý của mình ra sao. Nếu chúng ta có chánh kiến về nhân quả sẽ có thể biết được quá khứ, hiện tại, vị lai của mình.
Qua thuyết nhân quả của Đạo Phật cho chúng ta thấy có sự tái sanh, luân hồi, có quả báo khổ vui trong các kiếp sống. Người hiểu đạo lý, niềm tin này làm cho họ tự ý thức dè dặt, thận trọng trong mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm của mình, chuyên tu ba nghiệp cho được thanh tịnh, ngõ hầu chuyển hóa bản thân, gia đình và xã hội đều dứt ác hành thiện.
Giáo dục con người biết tin nhân quả thì bản thân họ được an vui, gia đình họ được hạnh phúc và xã hội được ổn định trật tự, làm nền tảng xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
Giới thiệu "Vườn quốc gia Tràm chim".
Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước của Đồng Tháp Mười, Tràm Chim Tam Nông có diện tích tự nhiên 7.612 ha, thuộc địa phận 5 xã : Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim– huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Sau thời gian quy hoạch, phát triển và mở rộng, đầu năm 1999, nơi này chính thức được chính phủ công nhận là "Vườn quốc gia Tràm Chim"- niềm vui và hào lớn của nhân dân Đồng Tháp.
Vào mùa nước lên từ tháng tám đến tháng mười một, đi tắc ráng chạy vòng quanh, bạn sẽ cảm nhận được hết vẻ đẹp mà thiên nhiên đã hào phóng ban cho nơi này khi trải ra trước mắt ta là sen, súng, luá trời, năng, lác… cùng các loài động vật lươn, rắn, rùa, trăn; các loài cá đồng và chim muông như cò, diệc, vịt trời, cồng cộc… Trong số đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như ngan cánh trắng, te vàng, bồ nông, già đãy Java và đặc biệt là sếu cổ trụi, hay còn gọi là sếu đầu đỏ. Chúng được xếp vào những loài động vật cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.
Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú. Đến đây vào thời gian này, bạn sẽ chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn - một cảnh tượng kì thú làm mê đắm lòng người. Nhiều con sếu cao đến gần 2m, bộ lông xám mượt, chân và cổ cao, đôi cánh dang rộng khi bay, dáng đi khoan thai, đủng đỉnh. Chúng tụ tập ngoài đồng năn, bay lượn chấp chới, xoè cánh múa nhịp nhàng, cất lên những tiếng kêu lảnh lót. Chắc chắn bạn sẽ bị hút hồn theo nhịp điệu cuả bầy sếu cùng khung cảnh huyền hoặc trong ánh hoàng hôn của buổi chiều tà…
Chính vì thế mà từ lâu cái tên Tràm Chim đã trở nên quen thuộc với báo chí và nhiều tổ chức quốc tế. Đã có rất nhiều đoàn khách nước ngoài vào nước ta để đến Tràm Chim tham quan, nghiên cứu. Hiện nay, vườn quốc gia Tràm Chim được Nhà nước đầu tư, nâng cấp mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng đã tài trợ để duy trì và bảo vệ Tràm Chim-vốn quý của nước ta nói chung và của Đồng Tháp nói riêng.
Về Đồng Tháp, đến Tràm Chim Tam Nông ngắm đàn sếu múa đôi, nghe rừng tràm xào xạc, chắc chắn sẽ là những kỉ niệm mà bạn không thể nào quên.
Hy vọng bài viết này mang lại các thông tin bổ ích đến bạn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)