CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Sức mạnh của dòng điện sinh học

     Đọc kiến thức học ngày xưa, nhớ thầy - Các bạn Sinh A4 còn nhớ thầy Lê Quang Long đã thuyết giảng cho chúng ta về "Điện sinh học" thật là hấp dẫn, ấn tượng và khó quên.
     Năm 1938, tại trường dòng Pèlerin bên bờ sông Hương đã xảy ra một chuyện kỳ lạ, làm xôn xao dư luận Huế. Một em học trò nghèo chết, được cuộn trong chiếu rách và đặt nằm tạm trên nền đất ẩm của một chiếc lều con ở cuối vườn. Ngồi cạnh xác là một em học trò khác, rất thương bạn nhưng cũng rất sợ ma.
     Khoảng nửa đêm, một hình thù quái đản, tóc xoã, mặt bôi đen, lưỡi dán giấy đỏ dài, bỗng ho khẽ một tiếng, rồi lừ lừ tiến vào trong lều. Em học trò canh xác hoảng sợ, bỏ chạy. Không may, chân em vướng vào một lỗ rách giữa chiếu và dẫm lên da thịt cái thây. Thế là xác chết bỗng giẫy mạnh một cái như bị điện giật, chồm lên, quờ tay níu lấy chân cậu bé. Con ma, vốn là một cậu bé nghịch ngợm mặc dù sợ rúm cả người, vẫn liều chết lao tới, ghì chặt "con quỷ nhập tràng", mong cứu bạn...
     Rạng sáng, các thầy dòng vào lều bỗng sững lại trước một cảnh thương tâm: giữa lều là 3 cái xác bé bỏng, co quắp nằm đè lên nhau: xác em bé sợ "ma", xác "quỷ nhập tràng" và xác "con ma giả"... Căn cứ vào cách ăn mặc của "con ma giả" và tư thế của ba xác chết, cảnh sát và các thầy dòng đã dựng lại diễn biến của câu chuyện theo trình tự kể trên.
     20 năm sau, trong thư viện của Trạm sinh học Poiaconda trên bờ sông Đen ở vùng Bắc Cực, giáo sư Lê Quang Long, người Huế, đã tình cờ tìm ra chìa khoá của chuyện buồn xảy ra trên quê hương ông, trong một bài báo của tập san "Kỹ thuật và Tuổi trẻ", số 193. Báo kể lại một chuyện tương tự, nhưng đánh thức "quỷ nhập tràng" không phải một em bé, mà là một con mèo đen! Dòng điện rất mạnh của sự khiếp đảm do cơ thể mèo, quạ và cậu bé phát đi đã làm cái xác "bị giật bắn". Mọi tế bào của một cơ thể sống đều là những pin điện tí hon. Dòng điện của chúng rất yếu. Với thực vật: điện của tế bào rễ củ hành là 50 mV, của tảo Nitella là 60 mV, của bèo Nhật Bản là 65 mV... Với động vật và người, điện của tế bào cảm quang mắt là 40 mV, của bắp thịt là 60 mV, của não là 90 mV...
     Ta lấy một ví dụ: cách đây khoảng 5.000 năm, người cổ Ai Cập sống trên bờ sông Nile đã biết: "dưới sông có những con cá trê (Malapterus) quật ngã được nhiều thú lớn như trâu bò khi chúng xuống sông uống nước bằng những cú đánh hiểm hóc và đột ngột, mà mắt của người trần không sao thấy kịp". Ngày nay, khoa học đã phát hiện trên 900 loài cá có khả năng phóng điện như vậy. Loài nào cũng mang trên mình 1-2 "nhà máy điện", gồm vô số đơn vị phát điện trị số 60-120 mV. Cá đuối điện (Torpedo) trong biển Italy hay quần đảo Guyan có 90 "cột điện" đấu song song, mỗi cột gồm 400 "tấm điện" đấu nối tiếp. Cá chình điện ở Nam Mỹ (Electrophorus) có 140 cột điện và 6.000 tấm điện. Lúc săn mồi hoặc đánh nhau với kẻ thù, cá phóng liên tiếp 3-5 (có lúc 30-50) xung điện, mỗi xung điện của cá chình điện có thể lớn tới 600 V, với cường độ 1 ampe. Người ta đã có lần đo được trên một con cá đuối điện lớn miền Tây Âu (Torpedo occidentalis) dòng điện phóng đi lớn cỡ 1.000 V, với công suất 6 kW! (Theo Prosper, 1962).
     Năm 1974, dư luận Italy xôn xao vì có một em bé tên là Supina, lúc cáu giận, có thể đốt cháy sách, chăn, màn, và cả chiếc giường em đang nằm. Tổng thống Italy dạo ấy là Santorini, đã treo giải 50.000 USD cho ai giải thích được hiện tượng đó. Thực ra, "lưỡi tầm sét" đáng sợ của "ông Thiên Lôi" 12 tuổi đó là tia chớp điện phóng đi từ 15 tỷ tế bào - pin sống của não cậu bé!
     Mấy năm sau, đến lượt Đài truyền hình nước Nga thông báo: cô bé 13 tuổi Lútmila dùng má gây điện từ, hút một lúc... 6 chiếc bàn ủi! Còn Manzacki ở Ba Lan thì tuyên bố: não người là một trạm thu và phát sóng điện từ có chiều dài sóng lớn vài mươi mét, nên chẳng có gì lạ nếu ta có khả năng "thần giao cách cảm"!
     Những chuyện giật gân như vậy nhiều vô kể trong các tập san và tạp chí vật lý, hoá học, sinh học đông tây kim cổ và cả trong đời thường. Bệnh viện lớn nào của ta chẳng có máy ghi điện tim? Và khoa tâm thần của các bệnh viện Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Cần Thơ... đều có máy ghi điện não.
     Nhà vật lý Anh M. Faraday, người phát hiện và ứng dụng điện cảm ứng vào chữa bệnh đã có lần nói: "Cho dù điện vật lý có hấp dẫn bao nhiêu thì cũng chẳng thể nào đem so được với sức cuốn hút kỳ diệu của điện sinh học, của dòng điện đang sống trong mỗi chúng ta".

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Những câu chuyện có ý nghĩa (sưu tầm)

"Quả trứng ngày hôm nay vẫn tốt hơn con gà ngày mai - I.Vazop"
Ba người thầy vĩ đại
     Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"
Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.
     Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm."
     Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.
     Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"
     Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.
     Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"
     Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"
     Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.
     Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.
Tình yêu thật sự là gì
"Khi hai người yêu nhau, họ không nhìn nhau mà họ cùng nhìn về một hướng" - Saint Exupery
     Thư của mẹ gửi con gái,
     Có lẽ nụ hôn chiều nay vẫn làm con ngây ngất. Tim mẹ như ngừng đập khi nhận ra đó là con, và cậu bạn vẫn đến giúp bố sửa máy vi tính! Vậy là con gái mẹ, 18 tuổi, đã yêu và đã hôn!
     Thực lòng, điều đầu tiên mẹ muốn là ngăn cấm con. Mẹ muốn nói với con về kỳ thi đang lúc nước sôi lửa bỏng. Về chuyện “hãy đợi” đến khi đủ chín chắn. Nhưng cuối cùng, mẹ quyết định để con tự lựa chọn. Bởi nếu đó không phải là những cảm xúc thoáng qua mà là một tình yêu thực sự thì sẽ là điều đáng tiếc...
Tình yêu thật sự là gì?
     Tình yêu thật sự không phải là cảm xúc, dù nó thường đến cùng những cảm xúc mạnh đến mức làm con người choáng ngợp. Tình yêu không thể kéo dài nếu hai người chỉ có cảm xúc với nhau.
Sự hiểu biết lẫn nhau mới là nền tảng của tình yêu thật sự. Con có thể “phải lòng” một chàng trai thậm chí chưa bao giờ nói chuyện. Nhưng để có một tình yêu thật sự, con cần phải tìm hiểu về người ấy. Bởi biết về tư cách và cá tính người mình yêu là vô cùng quan trọng.
     Cùng chung một mục đích sống sẽ giúp cho con và người ấy có được tình yêu dài lâu, bởi các con sẽ đi cùng hướng suốt cuộc đời. Nếu tham vọng của con trở thành một doanh nhân quốc tế, còn điều duy nhất người ấy mong ước là một mái ấm sum vầy, no đói có nhau, thì chắc chắn là xung đột sẽ nảy sinh. Nếu con khao khát một cuộc sống đổi thay, đầy thử thách, còn người ấy yêu một cuộc sống tĩnh lặng, thanh thản, thì dù cảm xúc có lớn đến mấy, sẽ cũng có lúc những cá tính sẽ va chạm. Và tình yêu sẽ tan vỡ cho dù hai người vẫn còn cảm xúc với nhau.
     Tình yêu không phải là tình dục. Tình dục được tạo ra cho hôn nhân - một sự cam kết lâu dài. Nếu vượt ra ngoài hôn nhân, tình dục chỉ mang lại hậu quả khắc nghiệt: có thai ngoài ý muốn, những căn bệnh lây lan qua đường tình dục, điều tiếng dư luận, và có thể cả sự xấu hổ tủi thẹn. Một mối quan hệ chỉ dựa trên sự ham muốn. Con có hiểu không?
     Tình yêu là sự lựa chọn. Là một sự cam kết. Mặc dù cảm xúc là một phần không thể thiếu được của tình yêu, mặc dù tình dục là một phần của hôn nhân, thì tình yêu cũng không thể tồn tại nếu chỉ dựa vào những điều đó. Nếu con hỏi mẹ tình yêu là gì, thì mẹ sẽ nói với con:
• Yêu, là nhìn thấy ở người đó những điều không hoàn hảo mà vẫn yêu.
• Yêu, là muốn mang lại cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất.
• Yêu, là không mất trí, vẫn học quên mình, vẫn dành trái tim cho gia đình và bè bạn...
• Yêu, là dành thời gian, công sức để tìm hiểu tâm hồn và tính cách của nhau.
• Yêu, là dành thời gian và công sức để tìm hiểu và yêu quý những gì mà người con yêu gắn bó.
• Yêu, là tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.
• Yêu, là nếu tranh cãi thì không thường xuyên và cũng không nghiêm trọng.
• Yêu, là nếu tranh cãi chỉ giúp hiểu nhau hơn và tình yêu bền vững hơn.
• Yêu, là hướng tới một mối quan hệ lâu dài.
• Yêu, là khi xa cách, chỉ thấy yêu hơn và gắn bó hơn.
     Tình yêu là vậy, con ạ!
     Chỉ yêu nếu đó là tình yêu thật sự. Mẹ tin vào sự lựa chọn của con.
     Mẹ của con,

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

VÀI HÌNH ẢNH GIÁO DỤC XƯA VÀ NAY

                                          Giáo dục thời xưa



                                                     Giám khảo kỳ thi

                                           Giáo dục ngày nay
  


 

  

                           

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Lang thang cùng "NGÀY TẬN THẾ"

Tham khảo các bài viết trên báo về sự kiện "ngày tận thế", mời các bạn tham khảo.
NASA dự báo thế giới diệt vong vào ngày 21/12/2012
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA vừa đưa ra dự báo về việc đảo lộn trật tự thế giới vào ngày 21/12/2012
Trong đoạn video dài hơn 3 phút, nhà khoa học Don Yeomans, thuộc phòngnghiên cứu thiên thạch Trái đất (JPL), cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã giải thích về sự “đảo ngược”của Trái đất vào thời điểm cuối năm 2012. Đây được xem là những thông tin tuyệt mật chưa được công bố của NASA.
Theo Don Yeomans thì thời điểm cả tiểu hành tinh Nirubu, Mặt trời và Trái đất cùng nằm trên một đường thẳng sẽ trùng hợp với nhiều vụ nổ lớn xảy ra trên bề mặt của Mặt trời. 
Tuy nhiên theo chuyên gia này thì vụ nổ vào ngày 21/12 sắp tới sẽ lớn gấp nhiều lần nguyên nhân gây ra bão từ trong những ngày vừa qua.
Do ở giữa Trái Đất và Nirubu nên vụ nổ từ Mặt trời sẽ tác động trực tiếp vào cả 2 hành tinh này. Sức ép cực lớn từ vụ nổ sẽ khiến Trái Đất bị xoay nghiêng một góc 180 độ, nghĩa là thế giới sẽ hoàn toàn bị đảo ngược.
Khi đó trên bề mặt trái đất sẽ có sự chuyển biến rất bỏi các lục địa bắt đầu di chuyển lại gần nhau hơn và việc va chạm giữa chúng có thể khiến cho sự sống trên Trái Đất hoàn toàn biến mất. 
Sự thực về lời nguyền “Ngày tận thế” 2012
Năm 2012 đã đến, rất nhiều người trên thế giới này cũng đang… nửa tin nửa ngờ vào một ngày “nhân loại diệt vong”.
Cơ sở khoa học nào ư? Đâu quan trọng. Đôi khi sự tin tưởng ấy chỉ đơn giản là thuận theo số đông, thuận theo thứ cảm xúc trước một điều lạ lẫm, ly kì… Ngày tận thế 21/12/2012 cũng nằm trong “niềm tin” thú vị đó.
Nền văn minh biến mất
Từ kiến thức toán học và thiên văn, người Maya đưa ra những “Chu kỳ lịch” (b'ak'tun) và họ tin rằng, mỗi một chu kỳ lịch kết thúc thì một thế giới sẽ biến mất để nhường chỗ cho một thế giới khác. Căn cứ theo lịch Maya thì chúng ta đang sống trong thế giới thứ tư và sẽ “tận số” vào Chu kỳ lịch thứ 13 (ghi trên lịch Maya là 13.0.0.0.0), tức 21/12/2012.
Người Maya còn tồn tại trên thế giới này không? Đó là câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, vẫn còn một cộng đồng người Maya sinh sống trên cao nguyên Guatemala (Trung Mỹ). Họ còn giữ được nhiều bản sắc, đặc tính tương tự như những gì mà loài người ghi chép lại về nền văn minh Maya. Nhưng có thể khẳng định, người Maya “xịn” còn tồn tại rải rác đâu đó, song văn minh Maya thì đã biến mất từ lâu, ở khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Trước khi bị diệt vong, người Maya đã có những thành tựu chói lọi trong sự phát triển chung của loài người.
Bên cạnh nền văn minh Andes, từ hơn 2000 năm trước, người Maya – bộ tộc thổ dân sống tại khu vực Trung Mỹ (Đông Nam Mexico, Bắc Guatemala và Honduras ngày nay) đã chạm tới những gì được xem là tinh hoa nhất về thiên văn học, tính toán thời gian, kiến trúc, toán học…, đặc biệt là xây dựng nhà nước. Giới khảo cổ xác định, từ khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, người Maya đã lập nên các quốc gia cổ đại riêng biệt, rồi phát triển mạnh mẽ hơn 800 năm trước khi bị diệt vong. Sự tàn khốc của khí hậu, sự xâm lăng của phương Tây đã đặt dấu chấm hết cho văn minh Maya.
Chu trình lịch thứ 13 –  kết thúc…
Một trong những tinh hoa của nền văn minh Maya mà xã hội hiện đại còn ghi nhận được đó là thành tựu trong thiên văn, toán học và khả năng tính toán, dự báo theo thời gian rất tài tình. Họ tin tưởng vào chu kỳ tự nhiên của thời gian.
Rất nhiều lĩnh vực của nền văn minh Maya này gắn liền với chu kỳ thời gian mà họ tính toán được. Các thầy pháp Maya có nhiệm vụ phân tích các chu kỳ liên hệ giữa vũ trụ và Trái đất và đưa ra những tiên đoán cho tương lai hoặc cơ sở của quá khứ trên những con số tương quan của tất cả các loại lịch của họ. Về tôn giáo, thần thánh của người Maya không riêng biệt như trong các quan niệm của người Hy Lạp. Thần của người Maya cùng một diện mạo do họ hợp nhất vào với nhau trên mọi nẻo đường mà không có giới hạn. Đó chắc chắn là một thế lực siêu phàm trong quan niệm tín ngưỡng của người Maya. Đặc tính "tốt" và "xấu" không phải là điều cố định trong các thần của Maya, không chỉ có một mặt "tốt" tuyệt đối. Cái nào không thích hợp trong suốt một mùa có thể làm nên một sự bắt đầu chu kỳ mới trong quan niệm của tín ngưỡng Maya và không cố định.
Về toán học, người Maya đã phát triển khái niệm "số 0" vào năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm. Văn bản cổ cho thấy, những người Maya, có nhu cầu công việc cộng vào hàng trăm triệu và số ngày lớn đòi hỏi phải có phương cách chính xác để thực hiện chúng. Kết quả tính toán về thiên văn học theo một không gian và thời gian dài là cực kỳ chính xác, bản đồ về sự vận động của Mặt trăng và các hành tinh là ngang bằng hoặc vượt xa các nền văn minh khác quan sát vũ trụ bằng mắt thường. Họ cũng xác định chính xác độ dài của một năm gồm 365 ngày, thời gian Trái đất quay hết một vòng quanh Mặt trời, chính xác hơn rất nhiều lịch được châu Âu sử dụng vào thời đó (lịch Gregory).
Hay sự khởi đầu mới?
Năm 1957, nhà thiên văn học và Maya học Maud Worcester Makemson (Mỹ) đã viết: "Sự hoàn tất Chu kỳ thứ 13 mang một ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với người Maya". Năm 1966, một nhà nghiên cứu về Maya khác, Michael D. Coe, cũng nhắc đến trong cuốn The Maya rằng, sự hủy diệt sẽ giáng xuống bất chợt cho những “con người trụy lạc” của thế giới này vào ngày cuối cùng của Chu kỳ lịch 13. Và dựa theo các nghiên cứu trên thì vũ trụ của chúng ta sẽ bị tiêu diệt trong năm 2012 này. Từ những niềm tin mãnh liệt vào một nền văn minh huyền bí cùng những học thuyết mông lung của nhiều chuyên gia, không ít người tin rằng, vào ngày 21/12/2012 định mệnh, ban ngày sẽ kết thúc, bóng đêm bao trùm Trái đất. Loài người không phải bị tiêu diệt mà bước vào một thời kỳ phát triển mới, trở nên khôn ngoan hơn. Song, kết thúc hay khởi đầu mới thì cũng là cơn ác mộng đối với những người đang sống  trên Trái đất hiện tại, dù rằng không có cơ sở khoa học nào chứng minh được tính “hủy diệt” của thời khắc này.
Rất nhiều nhà khoa học đã phản bác lại niềm tin quái gở này và khẳng định nó chỉ là hiệu ứng đám đông và hình thành bởi tác động tiêu cực từ giới truyền thông. Học giả về người Maya, Mark Van Stone khẳng định: "Không có bất kỳ điều gì trong lời tiên tri của người Maya, Aztec hay người Trung Mỹ cổ xưa cho rằng có một sự thay đổi bất ngờ hoặc trọng đại nào xảy ra trong năm 2012. Khái niệm về một “Đại Chu Kỳ” sắp kết thúc hoàn toàn là phát minh của người hiện đại". Năm 1990, hai học giả về Maya là Linda Schele và David Freidel đã rút ra kết luận, người Maya "chưa từng thai nghén bất kỳ ý nghĩ nào về ngày tận thế như nhiều người đã giả thuyết." Trong khi đó, một chuyên gia ở Bảo tàng nghệ thuật Châu Mỹ Latinh và khảo cổ học tại Florida (Mỹ) cho biết, họ không có bất kỳ một tài liệu nào cho thấy người Maya từng nghĩ về một ngày chấm dứt thế giới vào năm 2012.
Thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống, nơi thông tin được chia sẻ gần như tức thì, chính là điều kiện thuận lợi nhất để những “niềm tin” vào một ngày diệt vong của loài người bỗng nhiên thành… có cơ sở, dù chẳng biết giải thích thế nào. Nhưng khôi hài ở chỗ, rất nhiều chuyên gia về khảo cổ, nhân chủng học đã tìm đến những nơi được cho là còn sót lại người Maya “gốc” để chứng thực lời tiên tri tận thế, thì kết quả hoàn toàn ngược lại!
Nhà khảo cổ học người Mexico Guillermo Bernal và một bô lão Maya Apolinario Chile Pixtun sống trên cao nguyên Guatemala cùng khẳng định, “Ngày tận thế” là sản phẩm sáng tạo của những người phương Tây giàu trí tưởng tượng mà thôi! Và loài người chúng ta, với trí tuệ siêu việt, đôi lúc cũng muốn bay bổng một chút. Vì thế mà xã hội càng thú vị!
Bằng chứng mới về ngày tận thế
Các nhà khảo cổ học tại Viện Nhân chủng học và Lịch sử quốc gia Mexico thừa nhận, họ đang có trong tay bằng chứng thứ hai cho thấy người Maya cổ đại dự đoán ngày tận thế sẽ xảy ra vào năm 2012.
Trước đây, khi nói về sự kiện này, các chuyên gia chỉ có thể căn cứ vào những dòng ký tự của người Maya khắc trên phiến đá tại khu vực Tortuguero thuộc bang Tabasco. Và vừa qua, một viên gạch được tìm thấy tại tàn tích Comalcalco được coi là hiện vật thứ hai đề cập tới ngày nhân loại diệt vong.
Arturo Mendez, phát ngôn viên của Viện cho biết, sau khi phát hiện ra viên gạch vài năm trước, nhóm khoa học đã tiến hành nghiên cứu nó một cách kỹ lưỡng.
Nhiều người nghi ngờ rằng, nội dung khắc trên đó ám chỉ con số 21/12/2012 hay 23/12/2012 - thời điểm được cho là thế giới sẽ kết thúc.
Tuy nhiên, thông tin này theo ông David Stuart, chuyên gia về chữ viết của người Maya tại Đại học Texas, hoàn toàn không thuyết phục. Ông khẳng định ngày ghi trên viên gạch chỉ là “một vòng lịch”, là điểm mốc sẽ lặp lại sau 52 năm. Đó cũng là ngày trùng với thời điểm cuối cùng của Baktun thứ 13 .
Mỗi giai đoạn Baktun kéo dài khoảng 394 năm. Người Maya coi con số 13 là con số quan trọng và thiêng liêng. Lịch đếm của người Maya bắt đầu vào năm 3114 trước Công nguyên, và Baktun thứ 13 kết thúc vào khoảng ngày 21/12/2012. Nhưng ngày ghi trên viên gạch cũng có thể là thời điểm tương tự trong quá khứ vì “không hề có dấu hiệu nào đề cập đến thì tương lai”, ông nói.
Những ký tự 1.300 năm tuổi được khắc trên cả phiến đá Tortuguero và viên gạch Comalcalco đều rất khó hiểu, Stuart nhận định.
Phiến đá Tortuguero mô tả cái gì đó sẽ xảy ra vào năm 2012 gắn với Bolon Yokte – vị thần của người Maya có liên quan tới chiến tranh và sự sáng tạo. Tuy nhiên, sự xói mòn và các vết nứt trên bề mặt làm cho nội dung của đoạn văn gần như không đọc được. Tương tự như vậy, những dòng chữ ở viên gạch Comalcalco cũng rất khó nhìn khi bị nhiều vết vữa che phủ.
Viện Nhân chủng học và Lịch sử tuyên bố tin đồn về sự kiện kết thúc thế giới hoặc thay đổi thế giới vào cuối tháng 12/2012 là một sự hiểu sai đối với lịch của người Maya. Các chuyên gia của Viện khẳng định rằng, người Maya coi thời gian là chu kỳ có sự bắt đầu và kết thúc một cách đều đặn, nhưng sẽ không xảy ra cái mà nhiều người gọi là “tận thế” vào cuối mỗi chu kỳ.
Sắp tới, Viện sẽ tổ chức hội nghị bàn tròn gồm 60 chuyên gia nghiên cứu nền văn minh Maya tại Palenque, miền nam Mexico, để “xua tan những nghi ngờ về sự diệt vong để bắt đầu một kỷ nguyên đầu khác trong lịch đếm của người
Ngoài dự báo của NASA, người Maya trước đó cũng từng đưa ra cảnh báo về sự kết thúccủa thế giới dưới sự va chạm của một tiểu hành tinh vào ngày 21/12 sắp tới.

Sách cổ và các nhà tiên tri
Chúng tôi xin đăng tải loạt bài viết liên quan vấn đề này của PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải, trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Người Maya: 21/12/2012 là ngày tận thế
Theo quan niệm của người Maya, một dân tộc đã từng làm nên một nền văn minh rực rỡ ở Trung Mỹ thời cổ đại, thì ngày 21/12/2012 sẽ là ngày kết thúc chu trình lịch thứ 13, kỷ thứ IV - đó là ngày tận thế để sau đó thế giới sẽ mở ra một chương mới.
Họ đã tính được độ dài của một tháng âm lịch là 29,53025 ngày, chênh lệch 34 giây so với con số mà khoa học ngày nay tính được và chính xác hơn nhiều so với hệ lịch Gregory mà chúng ta đã đã dùng 500 năm nay.
Ngoài việc kết thúc chu trình lịch thứ 13, tiên đoán của người Maya cho năm 2012 là: ban ngày sẽ kết thúc, bóng đêm bao trùm Trái đất; Loài người không phải bị tiêu diệt mà bước vào một thời kỳ phát triển mới, trở nên khôn ngoan hơn.
Kinh thánh: Ngày tận thế là một trận đại hồng thủy
Sách Khải huyền 16:13 -16 trong Kinh thánh cũng đề cập đến Trận chiến cuối cùng trên đỉnh đồi hư cấu Armageddon nhìn xuống đồng bằng Megiddo ở Israel. Tại đó sẽ xảy ra trận đánh kết thúc mọi trận đánh giữa một bên là những người chấp nhận Chúa Jesus và một bên không chấp nhận Chúa. Ngày tận thế sẽ là một trận đại hồng thuỷ dự kiến sẽ đến sau trận chiến đó.
Tuy nhiên, Kinh thánh không đề cập một cách trực tiếp đến thời gian cụ thể của ngày tận thế. Để biết được thời điểm chính xác thì phải chăng Kinh thánh mã hoá ở đâu đó? Gần đây, dựa trên một nghiên cứu của ba nhà toán học Do Thái về việc phân tích các ký tự trong sách Sáng thế đăng trên một tạp chí khoa học rất uy tín, kết luận của cuốn sách bán chạy nhất thế giới "Mật mã kinh thánh II" của M.Drosnin là: "Thiên chúa sẽ huỷ diệt Trái đất vào năm 2012".
Ngoài thông tin về ngày tận thế, Mật mã kinh thánh còn đưa ra nhiều thông tin khác như tên của 66 nhà khoa học tài năng xuất hiện trong đó. Đặc biệt là sự kiện thủ tướng Israel, Rabin bị ám sát vào năm 1995. Drosnin đã cảnh báo việc này tới Rabin nhưng không có kết quả. Sau đó Rabin bị một sinh viên của Đại học Bar-Ilan (một trường đại học mộ đạo) tên là Amir ám sát. Tên của Amir sau đó cũng được tìm thấy ở một mã hoá gần đó.
Kinh dịch: Ngày tận thế chậm một ngày so với dự đoán của người Maya
Ám ảnh về năm 2012 có lẽ là nguyên nhân để một số người cố gắng tìm kiếm các dấu hiệu từ các nền văn minh khác. Nhà nghiên cứu T.McKenna đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu Kinh dịch của Trung Quốc. Ông cho rằng, 64 quẻ của Văn Vương tương ứng với bộ lịch âm 384 ngày đã từng được người Trung Quốc sử dụng.

Mỗi quẻ có 6 hào, lấy 64 quẻ nhân với số hào sẽ ra số 384. Số này chính là tích của 29,53 (số ngày trong một tháng âm lịch) nhân với 13 (số tháng trong một năm âm lịch). McKenna tin rằng, Kinh dịch biểu diễn dòng chảy thời gian, từ đó ông thiết lập biểu đồ các sự kiện lịch sử lớn trong đó các thời đại có trình độ đổi mới cao được biểu diễn bằng các đỉnh, các thời đại có trình độ đổi mới thấp nằm ở các lõm.

Ông thấy rằng, các điểm lồi lõm xuất hiện lặp đi lặp lại tuy nhiên tần số của của chúng tăng dần chứ không phải cố định. Ông gọi là các sóng thời gian. Dựa trên các phân tích đó, McKenna đưa ra giả thiết về ngày kết thúc của thế giới vào 22/12/2012, chậm hơn 1 ngày so với dự đoán của người Maya.
Ngày 6/6/2012 cũng được dự đoán
Kalki Bhagavan, một nhà hoạt động tôn giáo nổi tiếng người Ấn Độ, tự xưng là hiện thân thứ 10 và cuối cùng của thần Vishnu (là một trong ba vị thần tối cao của Đạo Hindu) cũng thông báo rằng năm 2012 là năm khổ đau và nhiễu nhương của loài người nhưng sau đó thời hoàng kim sẽ bắt đầu.
Kalki Bhagavan gắn dự đoán với chuyển động của Sao Kim.
Từ Trái đất có thể thấy Sao Kim chuyển động cắt ngang Mặt Trời ít nhất mỗi thế kỷ 2 lần. Lần cuối cùng nó chuyển động như vậy vào ngày 8/6/2004 và lần tiếp tới sẽ là ngày 6/6/2012. Theo truyền thuyết trong kinh Vệ Đà được người theo Ấn Độ giáo và Phật giáo tôn thờ thì sao Kim trong tiếng Phạn gọi là Shukra, có nghĩa là "tinh dịch".
Được coi là một người đàn ông bị nữ hoá, học được cách chống lại Chúa trời. Shukra được gán với tên của ngày thứ sáu trong tuần. Trong thần học Hindu, sao Kim quản số 6, do đó, việc sao Kim cắt ngang Mặt Trời vào ngày 6/6/12 (chú ý: 12 = 6 + 6) sẽ gây biến cố lớn cho nhân loại.
Sự thật sẽ thế nào?
Chưa ai khẳng định thật sự có hay không “ngày tận thế”.
Theo tôi,  ta nên bình tỉnh sống vui sống bình thường, không cần lo nghĩ gì và biết yêu thương nhau, chỉ có thế là rất tốt.

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

LỄ HỘI TRÁI CÂY NAM BỘ

Lễ hội trái cây Nam bộ năm tưng bừng màu sắc, sực nức hương thơm và quá ngon trong mắt nhìn được tổ chức hàng năm tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên.
50 gian hàng với 300 tấn trái cây đặc sản như bưởi Hoàng Gia (Vĩnh Long), thanh long Hoàng Hậu (Long An), sầu riêng Cái Mơn (Bến Tre), xoài tứ quí - xoài cát Hòa Lộc - bưởi da xanh (Tiền Giang)…
Ngoài việc chú trọng đến những lọai trái cây tiêu thụ mạnh trong các năm trước, chợ trái cây lần này có thêm một số loại trái mới xuất hiện lần đầu như mãng cầu na Bà Đen (Tây Ninh), khóm Tân Lập (Tiền Giang), vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), mít ruột đỏ, thanh long ruột vàng, ổi không hạt, xoài đỏ Ấn Độ, bưởi và rượu bưởi Tân Triều (Đồng Nai)...
Ngoài trái cây VN còn có các loại trái cây ngoại nhập từ Mỹ, Úc, New Zealand, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia... và được bán rẻ hơn thị trường từ 20% - 40%.
Ban tổ chức còn bố trí các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm chế biến từ trái cây: nước ép trái cây, trái cây sấy, mứt trái cây, ô mai, xí muội... Khu vực chuyên giới thiệu các giống cây, các loại trái cây mới, quý hiếm và nổi tiếng.
Diễn ra nhiều hoạt động phong phú khác như: Hội thi nghệ thuật tạo hình bằng trái cây, Hội thi nghệ thuật cắt tỉa trái cây, nghệ thuật ghéo tranh hạt, nghệ thuật ghép sỏi, triển lãm phong lan Việt, trưng bày hạt giống thần kỳ, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa ẩm thực trái cây, trò chơi dân gian...



Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Tham khảo về lịch sử Việt Nam

LƯỢC SỬ CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC PHƯƠNG BẮC

Lịch sử dân tộc chính là hồn thiên đảm bảo cho dân tộc được trường tồn

Thời Hồng Bàng:
1 - Chống giặc Ân, đời Hùng Vương thứ sáu (1718 - 1631 TCN), gắn với truyền thuyết người Anh hùng Thánh Gióng.
2 - Chống giặc Tần 218-212 TCN;
Thời Bắc thuộc:
3 - Chống Nhà Hán năm 42-43, gắn liền với sự nghiệp của Hai Bà Trưng; Cuộc khởi nghĩa thất bại, đất nước ta bị đô hộ dưới sự cai trị của nhà Hán;
Thời kỳ độc lập tự chủ (905-1407)
4 - Chống quân Nam Hán, năm 938 Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân ta đánh bại giặc Nam Hán, chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc, mở đầu thời kỳ độc lập.
5 - Chống giặc Tống 931, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại
Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành.

Chống giặc Tống (1075-1077)

6- Nhà Lý nước Đại Việt đã cùng nhân dân chống giặc Tống vào thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076; Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quân Tống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ Đại Việt.
Chống giặc Nguyên Mông (1258-1288)
7 -Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông bảo vệ Tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao.
Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một xứ phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam ta xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.
 Kháng chiến chống giặc Minh
8 - Chiến tranh xâm lược của nhà Minh 1406-1407, cuộc chiến của Nhà Hồ, nước Đại Ngu chống cuộc xâm chiếm của nhà Minh dưới triều Minh Thành Tổ nhưng bị thất bại, Việt Nam một lần nữa rơi vào sự cai trị của Trung Quốc. (Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn  (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của Nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si")

Thời thuộc địa nhà Minh (1407 - 1427)

 9 - Chống quân Minh xâm lược - khởi nghĩa Lam Sơn

Sau thất bại của người Việt trước Trung Quốc trong thời nhà Hồ, nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về Trung Quốc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong...
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn, Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

Thời độc lập (1428 - 1858)

11 - Kháng chiến chống quân Thanh

Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê.
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước họa xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Chiến thắng này còn đánh dấu việc nhà Tây Sơn chính thức thay nhà Hậu Lê trong việc cai quản đất Bắc Hà và trong quan hệ với nhà Thanh.

Thời cận đại và hiện đại

12 - Trung Quốc chiếm đoạt hoàn toàn Hoàng Sa  của Việt Nam ngày 19/01/1974

13 - Đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988

14 - Chống quân bành trướng Trung Quốc xâm lược 1979

Ngày 17/2 năm 1979 Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" theo lời nói của Đặng Tiểu Bình. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc bị Việt Nam đẩy lui, hoàn thành rút quân vào ngày 18/3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên giới. Việt Nam tuyên bố chiến thắng do đã đẩy lui được quân nam chinh Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Cămpuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Kể từ năm 1979, có ít nhất 06 đợt giao tranh lớn diễn ra tại một số điểm trên biên giới Việt Trung, là các đợt 6-1980, 5-1981, 4-1983, 4-1984, 6-1985 và 12-1986/01-1987. Tất cả các cuộc giao tranh trên đều do Trung Quốc khiêu khích hay gây hấn trước, nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị của họ.
Năm 1980: Pháo kích Cao Bằng
Từ đầu năm 1980, Việt Nam tiến hành các chiến dịch tấn công mùa khô qui mô nhỏ nhằm càn quét các lực lượng Khmer Đỏ còn nằm rải rác trên biên giới Campuchia-Thái Lan. Để gây sức ép lên Việt Nam nhằm buộc Việt Nam phải rút quân từ Campuchia về, Trung Quốc tăng áp lực lên khu vực biên giới bằng cách triển khai nhiều quân đoàn đối diện với biên giới Việt Nam, bắn pháo sang nước ta.
 Năm 1981: Tấn công các cao điểm ở Lạng Sơn và Hà Giang
Giao tranh tại đồi 400, Lạng Sơn 5-1981
Ngày 02 tháng 01 năm 1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị ngưng bắn để đón năm mới. Đề nghị này bị phía Trung Quốc bác bỏ ngày 20 tháng 01. Tuy vậy, hai phía vẫn tiến hành trao đổi tù binh. Tình hình mặt trận tương đối yên tĩnh trong mấy tháng tiếp theo.
Tháng 5, giao tranh quyết liệt đột ngột bùng lên với quân Trung Quốc ở mức trung đoàn tiến công đánh chiếm trong các ngày 5 và 6 tháng 5 một dải đất hẹp ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn gọi là đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn). Trung Quốc cũng tấn công và đánh chiếm các điểm cao chiến lược (có số hiệu 1800a, 1800b, 1688 và 1059) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên.
Năm 1984: Xâm lấn biên giới ở Vị Xuyên
Chiến sự tại Vị Xuyên, Hà Giang
Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Ngày 6 tháng 4, để hỗ trợ cho các lực lượng Khơ Me Đỏ tại Campuchia, Trung Quốc mở cuộc tấn công ở cấp tiểu đoàn vào các vị trí của Việt Nam. Cuộc tấn công lớn nhất diễn ra tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, với nhiều tiểu đoàn quân Trung Quốc đánh vào các đồi 820 và 636 gần đường tiến quân năm 1979 tại Hữu Nghị Quan. Dù lực lượng hùng hậu, nhưng tới ngày hôm sau, các đợt tấn công của họ đều bị đánh lui hoặc phải bỏ các vị trí đã chiếm được.
Tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, gần cột mốc biên giới số 13. Lão Sơn thực ra là một dãy đồi chạy từ tây sang đông, từ ngọn đồi ở bình độ 1800 ở phía tây tới đồi bình độ 1200 ở phía đông. Ngọn đồi 1200 này phía Trung Quốc gọi là Zheyin Shan, và đây cũng là ngọn đồi duy nhất nơi chiến sự xảy ra ở phía đông Sông Lô. Tất cả các cuộc giao tranh khác tại Vị Xuyên đều diễn ra ở phía tây sông Lô chảy vào Việt Nam.
Trung Quốc mở màn cuộc tấn công lúc 5 giờ sáng ngày 28 tháng 4 năm 1984 sau một đợt pháo kích ác liệt. Sư đoàn 40 thuộc quân đoàn 14 vượt biên giới theo bờ tây sông Lô, còn sư đoàn 49 (có lẽ thuộc quân đoàn 16 từ Quân khu Nam Kinh), tấn công và đánh chiếm đồi 1200. Lực lượng phòng ngự Việt Nam bao gồm bộ binh từ sư đoàn 313 và khẩu đội pháo binh từ Lữ đoàn pháo binh 168 đành rút lui khỏi các ngọn đồi này.
Quân Trung Quốc chiếm được ấp Na La và các đồi 233, 685, và 468, tạo nên một vùng lồi kéo dài khoảng 2,5km tại đồi 468 hướng về phía Việt Nam. Vị trí này được bảo vệ bởi vách đá dựng đứng có rừng bao phủ và dòng suối Thanh Thủy ở phía nam, chỉ có thể tiếp cận được bằng cách băng qua khoảng đất trống thung lũng sông Lô ở phía đông, và như vậy rất thuận lợi cho phòng ngự. Tuy nhiên tại các nơi khác, chiến sự diễn ra giằng co từ ngày 28-4 cho tới 15-5, và các đồi 1509, 772, 233, 1200 (Zheyin Shan), 1030 (Đông Sơn) liên tục đổi chủ. Sau ngày 15 tháng 5, chiến sự tạm dừng, đến ngày 12 tháng 7 chiến sự lại bùng lên khi quân Việt Nam tổ chức tấn công tái chiếm các ngọn đồi này, rồi dừng hẳn, chỉ có các cuộc chạm trán hoặc đọ pháo lẻ tẻ.
Để phòng ngự các khu vực chiếm được, Trung Quốc duy trì hai quân đoàn tại khu vực Vị Xuyên, bao gồm bốn sư đoàn bộ binh, hai sư đoàn pháo binh và vài trung đoàn xe tăng. Sư đoàn pháo binh Trung Quốc bố trí tại khu vực này gồm pháo 130mm và bích kích pháo155mm, cũng như hỏa tiễn 40 nòng. Các trung đoàn bộ binh có pháo 85mm và cối 100mm. Các cuộc giao tranh ở đây diễn ra chủ yếu là đấu pháo, với các đơn vị quân Việt Nam ở mức đại đội xâm nhập tìm cách đánh chiếm lại các cao điểm. Trong một số trận đụng độ, Trung Quốc đưa cả xe tăng vào giao chiến.
Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các đồi 1509 (Núi Đất tức Lão Sơn), 772 ở phía tây sông Lô và các đồi 1250 (Núi Bạc), 1030, Si Cà Lá ở phía đông sông Lô. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11km, nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là đồi 685 và đồi 468, nằm cách biên giới khoảng 2km.
Giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5km, dù quân đông hơn nhiều.
Tháng 12 năm 1986/tháng 1 năm 1987: "Chiến tranh giả"
Nếu như trong năm 1985, Trung Quốc bắn khoảng 800.000 phát đạn pháo vào Vị Xuyên, trong tổng số khoảng 1 triệu phát đạn pháo trên toàn biên giới, thì số vụ bắn phá trong năm 1986 - đầu năm 1987 giảm hẳn, chỉ còn chừng vài chục ngàn viên đạn pháo một tháng.
Tuy nhiên, giữa lúc các tín hiệu ngoại giao đang có xu thế trở nên tích cực, thì tình hình biên giới đột nhiên trở lại căng thẳng. Ngày 14 tháng 10, Việt Nam tố cáo Trung Quốc bắn 35.000 phát đạn pháo vào Vị Xuyên, và có những hành động lấn chiếm lãnh thổ. Việt Nam cho biết đã đẩy lui ba đợt tấn công của quân Trung Quốc tại đồi 1100 và cầu Thanh Thủy. Trong các ngày 5-7 tháng 1 năm 1987, Trung Quốc tăng cường bắn phá và đưa quân xâm lấn lãnh thổ. Quân Trung Quốc bắn hàng chục ngàn phát đạn pháo và mở các cuộc tấn công nhằm lấn chiếm lãnh thổ tại khu vực Vị Xuyên. Quân Trung Quốc mở 15 đợt tấn công, với lực lượng tham gia cỡ sư đoàn đánh vào các vị trí quân Việt Nam tại các đồi 233, 685, 1100 và 1950. Việt Nam đã giáng 1500 thương vong vào quân Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc cũng tuyên bố đã gây 500 thương vong vào quân Việt Nam.
Theo Carlyle A. Thayer nhận định, giao tranh lần này chỉ mang tính một cuộc "chiến tranh giả". Dù chiến sự diễn ra kịch liệt tại Vị Xuyên, tình hình tại các tỉnh biên giới khác của Việt Nam khá yên tĩnh, và quân Trung Quốc không huy động các đơn vị quân chủ lực trong suốt thời gian xung đột bùng nổ. Tương quan quân sự của hai nước tại vùng biên giới không thay đổi trong thời gian này.
Kể từ tháng 4 năm 1987, quân Trung Quốc giảm qui mô các hoạt động quân sự tại Việt Nam, dù quân của họ tiếp tục tuần tra tại Lão Sơn và Yên Sơn. Từ 4-1987 tới 10-1989 họ chỉ tiến hành 11 cuộc tấn công, chủ yếu là pháo kích. Tới năm 1992, quân Trung Quốc rút khỏi Lão Sơn và Yên Sơn, quay trở về Trung Quốc.
Tại nghĩa trang quân đội Vị Xuyên ở tỉnh Hà Giang, có hơn 1.600 nấm mộ liệt sỹ Việt Nam hy sinh trong suốt các giai đoạn cuộc chiến cho tới tận năm 1990.
Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước. Từ năm 1989, Trung Quốc rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy. Ngày 13-3 năm 1989, họ rút khỏi 20 vị trí và đến tháng 9 năm 1989, họ rút khỏi 9 điểm còn lại. Tại đồi 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, họ cho tiến hành xây cất công sự bê tông tại các vị trí thuộc phần lãnh thổ của mình trước khi chiến sự nổ ra, chỉ để lại các công sự đất tại phần thuộc Việt Nam, chờ trao trả theo hiệp định biên giới giữa hai nước.
 Bình thường hóa quan hệ năm 1990
Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt. Tại đây, phía Việt Nam có đ/c Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đ/c Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và ông Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Cuộc gặp mặt này là theo ý của "quân sư" của Đặng Tiểu Bình. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước.
Ngày 5/11/1991, đ/c Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và đ/c Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.
 Tham vọng trắng trợn của nhà cầm quyền Trung Quốc
 Trước khi chết vào năm 1997, Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của chính sách “Tứ hiện đại hóa”, đã nói chuyện với một số cán bộ đảng. Đặng Tiểu Bình cho rằng năm 2050 là năm mà Trung Quốc vượt qua khỏi nước Mỹ và trở thành cường quốc số 1. Để đạt được tham vọng này, Đặng Tiểu Bình còn dạy rằng: nhu cầu kiểm soát hai vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho đến năm 2025, như là gọng kềm giúp Trung Quốc đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Thái Bình Dương và làm chủ con đường huyết mạch chuyển dầu thô và khí đốt từ Trung Đông về Trung Quốc. Nếu không hoàn tất sự kiểm soát này cho đến năm 2025, theo Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc sẽ không thể làm bá chủ để đối đầu với Hoa Kỳ.
Tháng 2/1992, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Bộ luật Lãnh hải, toàn bộ Biển Đông được coi là thuộc lãnh thổ chủ quyền của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Bộ Luật này xác định các “quyền lịch sử của Trung Quốc” đối với Biển Đông, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông:
Quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò (năm 2006)
 - Về lợi ích địa - chiến lược: bảo đảm đường giao thông huyết mạch trên Biển Đông, nắm giữ điểm khống chế khu vực Đông Nam Á;
- Về dầu khí: khai thác dầu khí bảo đảm năng lượng cho sự phát triển của Trung Quốc;
- Về nghề cá: bảo đảm ngư trường lớn cho các tỉnh phía Nam của Trung Quốc.
Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất phát từ quan điểm về Biển Đông trong Bộ luật này.
Điều vô lý và trắng trợn là, từ ngày 7/5/2009, Trung Quốc lần đầu tiên công khai tuyên bố bản đồ 9 đoạn đứt khúc, còn gọi là “đường lưỡi bò”, vốn được chính quyền Quốc Dân Đảng vẽ ra năm 1947, hòng nuốt 80% diện tích cả Biển Đông.
Đường 9 đoạn phi lý do Trung Quốc vạch ra năm 2009 bao quanh
tới 80% diện tích Biển Đông gồm vùng biển vốn thuộc chủ quyền từ
lâu của các quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Bruinei - nơi ghi nhận các xụ xâm phạm liên tục của tàu
Trung Quốc trong thời gian gần đây.
 Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294) đến Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”.
Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Cty Đông Ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “Nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ”.
Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ.
Lịch sử Việt Nam mấy ngàn năm chủ yếu là chống quân Trung Quốc xâm lược.
 (Tổng hợp từ báo chí online của TRẦN XUÂN LINH songxuanduk@yahoo.com)