Nguyên tắc quản lý giáo dục là những luận điểm cơ bản, những yêu cầu, những tiêu chuẩn chỉ đạo cho việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục.
Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tiêu chuẩn, quy tắc cơ bản, nền tảng, những yêu cầu, những luận điểm cơ bản cần phải tuân theo trong tổ chức và hoạt động quản lý giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục đã đề ra.
Các nguyên tắc do con người đặt ra nhưng không phải do sự suy nghĩ chủ quan, mà phải tuân thủ các đòi hỏi khách quan như: Nguyên tắc phải thể hiện được yêu cầu của các quy luật khách quan; Các nguyên tắc phải phù hợp với mục tiêu của quản lý; Các nguyên tắc phải phản ánh đúng đắn tính chất và các quan hệ quản lý; Các nguyên tắc quản lý phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật.
Nhiều tác giả khác nhau có sự phân chia khác nhau. Nhìn chung có thể gộp lại thành ba nhóm có quan hệ với nhau: Nhóm thứ nhất: những nguyên tắc chính trị-xã hội; Nhóm thứ hai: những nguyên tắc về tổ chức quản lý giáo dục; óm thứ ba: những nguyên tắc về hoạt động quản lý giáo dục.
Nhóm thứ nhất: những nguyên tắc chính trị-xã hội. Những nguyên tắc này bao gồm: tính Đảng, tính giai cấp; kết hợp nhà nước và nhân dân; tập trung dân chủ; pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đây là nhóm nguyên tắc chung biểu thị những đặc điểm chính trị, biểu thị tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý giáo dục, đồng thời phản ánh các quy luật, các quan hệ và quá trình khách quan của giáo dục và quản lý giáo dục.
Nhóm thứ hai: những nguyên tắc về tổ chức quản lý giáo dục. Những nguyên tắc này bao gồm: thống nhất trong hệ thống quản lý; kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ; kết hợp tập thể, cá nhân, chế độ thủ trưởng; tổ chức quản lý cán bộ. Các nguyên tắc này phản ánh việc tổ chức của chủ thể quản lý giáo dục, tức là phản ánh sự tổ chức bên trong của chủ thể quản lý. Đó là các nguyên tắc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục ở tất cả các cấp quản lý.
Nhóm thứ ba: những nguyên tắc về hoạt động quản lý giáo dục. Những nguyên tắc này bao gồm: hiệu quả quản lý; kết hợp các lợi ích; chuyên môn hóa; phối hợp các phương pháp quản lý. Đây là những nguyên tắc phản ánh hoạt động quản lý của toàn bộ bộ máy quản lý cũng như của từng cán bộ quản lý giáo dục. Các nguyên tắc này đều có quan hệ, tác động lẫn nhau. Chúng đề cập đến việc tổ chức cụ thể hoạt động quản lý hay là lao động quản lý của cơ quan hay cán bộ quản lý giáo dục.
Một số nguyên tắc cụ thể.
1. Nguyên tắc tính Đảng, tính giai cấp của quản lý nhà nước về giáo dục.
Nguyên tắc này có nghĩa là quản lý nhà nước về giáo dục phải bảo đảm lợi ích của nhân dân lao động. Các quyết định phải xuất phát từ lợi ích đó, biến các lợi ích, các nguyện vọng của nhân dân, các nguyện vọng của nhân dân lao động thành hiện thực.Tính giai cấp còn thể hiện ở chỗ trong quản lý giáo dục phải thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN.
Như vậy, theo tinh thần trên đây, các chủ trương, chính sách của chủ thể quản lý giáo dục các cấp phải theo đường lối của Đảng, cụ thể hóa đường lối đó trong sự nghiệp phát triển giáo dục, làm cho sự nghiệp giáo dục giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với giáo dục, chống khuynh hướng “thương mại hóa”, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hóa giáo dục và không truyền bá tôn giáo trong giáo dục.
Xuất phát từ tính Đảng và tính giai cấp trong quản lý giáo dục, giữa sự lãnh đạo của Đảng và việc quản lý nhà nước về giáo dục có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, đa dạng và phong phú. Vấn đề phức tạp là làm sao cho các biện pháp và hình thức thích hợp để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Để thực hiện đường lối của mình, Đảng áp dụng các biện pháp chính trị, thông qua các quy phạm chính trị; nhưng Nhà nước lại sử dụng các biện pháp pháp luật, thông qua các quy phạm pháp luật để thực hiện đường lối chính sách ấy vì lợi ích của toàn xã hội. Không chỉ là quan điểm chính trị, mà còn là các biện pháp, các hình thức để thực hiện chính trị. Chẳng hạn, tổ chức và quản lý việc dạy thêm, học thêm như thế nào chính là thể hiện quan điểm chính trị và hình thức thực hiện chính trị trong giáo dục.
2. Nguyên tắc kết hợp nhà nước và nhân dân trong quản lý giáo dục.
Quản lý giáo dục là sự kết hợp giữa yêu cầu quản lý có tính chất nhà nước với quản lý có tính chất xã hội.
Quản lý giáo dục có tính chất nhà nước dựa theo cơ chế chỉ huy-chấp hành. Căn cứ vào các quy phạm pháp luật, các chủ thể quản lý sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, các đối tượng chịu sự quản lý buộc phải chấp hành.
Quản lý giáo dục có tính chất xã hội là hoạt động của nhân dân và tổ chức xã hội của họ thực hiện những chức năng xã hội nhất định độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Các tổ chức tham gia xây dựng giáo dục: Đoàn TNCSHCM, Đội TNTPHCM, Hội HS-SV, Hội đồng giáo dục các cấp…
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc xuất phát từ bản chất XHCN của Nhà nước ta “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” (Điều 6, HP1992).
Hai khía cạnh của nguyên tắc: một mặt phải tăng cường quản lý tập trung, thống nhất trong toàn quốc trong việc quản lý triển khai những chủ trương lớn, trọng yếu về giáo dục; mặt khác, phát huy và mở rộng đến mức cao nhất quyền chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ sở giáo dục và quần chúng nhân dân trong việc giải quyềt các vấn đề trọng yếu nói trên bằng nhiều hình thức, phương tiện tiềm tàng của mình. “Dân chủ” trong quản lý giáo dục bao hàm sự nghiệp giáo dục là của toàn dân, nhân dân tham gia xây dựng và quản lý giáo dục (phải sử dụng nhiều hình thức).
Quan hệ giữa dân chủ và tập trung là quan hệ biện chứng. Hồ Chí Minh: “phải dân chủ rộng rãi dưới sự lãnh đạo tập trung và tập trung đúng mức trên nền tảng dân chủ rộng rãi”.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quản lý giáo dục phải kết hợp tập trung và dân chủ trong việc tổ chức các cơ quan quản lý giáo dục và cả trong việc chỉ đạo thực hiện quá trình giáo dục nói chung, quá trình quản lý giáo dục nói riêng. Liên quan đến nguyên tắc này là vấn đề phân cấp trong quản lý giáo dục (còn gọi là phi tập trung hóa, phi trung ương hóa trong giáo dục).
4. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động giáo dục cũng như quản lý giáo dục phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Nguyên tắc này có hai khía cạnh liên quan chặt chẽ với nhau, đó là:
Thứ nhất, thực hiện điều chỉnh bằng pháp luật về mặt tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục. Chính vì vậy, cơ quan quản lý giáo dục mới thể hiện rõ quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý. Trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan quản lý giáo dục là trách nhiệm và thẩm quyền nhà nước. Những tác động quản lý đều dựa vào danh nghĩa nhà nước để điều hành hoạt động của hệ thống giáo dục.
Thứ hai, chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh những đòi hỏi của pháp luật. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với cả chủ thể quản lý cũng như đối tượng quản lý. Chẳng hạn, việc thi tốt nghiệp đòi hỏi các cơ quan hữu quan, nhà trường, giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm chỉnh quy chế thi, đồng thời đòi hỏi việc kiểm tra, thanh tra thi phải dựa vào qui chế để xem xét, đánh giá tình hình thi hoặc xử lý vi phạm (nếu có).
5. Nguyên tắc thống nhất của hệ thống của cơ quan quản lý giáo dục.
Thẩm quyền của bất kỳ một cơ quan quản lý giáo dục nào, một cấp nào đều phải xác định rõ. Đây là công việc rất phức tạp. Vì vậy, yêu cầu của việc bảo đảm sự thống nhất của hệ thống quản lý là rất quan trọng. Có 3 cấp quản lý giáo dục: Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT. Thẩm quyền của từng cấp được xác định rõ.
6. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo lãnh thổ và quản lý ngành.
Trong lịch sử, nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc lãnh thổ, tức là nhà nước tập hợp những người trên lãnh thổ mà ở đó quyền lực nhà nước được thực hiện.
Bên cạnh việc tổ chức quản lý theo lãnh thổ, còn có tổ chức quản lý theo ngành.
Giữa ngành và lãnh thổ có mối tương quan, nhưng chúng lại được quản lý trên những nguyên tắc hoạt động khác nhau.
Việc quản lý ngành giáo dục theo lãnh thổ tạo điều kiện phân cấp cho địa phương, mở rộng quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của địa phương trên các mặt kế hoạch, ngân sách, vật tư, lao động, cán bộ, tổ chức… Quản lý theo địa phương làm cho quản lý theo ngành phù hợp với đặc điểm địa phương, khai thác được thế mạnh của địa phương, có điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”.
Việc quản lý giáo dục theo ngành nhằm bảo đảm việc thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách giáo dục thống nhất trong cả nước; thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình, các tiêu chuẩn giáo dục; thống nhất những vấn đề có tính chất khoa học và chuyên môn; thực hiện sự hớp tác với các ngành khác trên quy mô cả nước.
Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tiêu chuẩn, quy tắc cơ bản, nền tảng, những yêu cầu, những luận điểm cơ bản cần phải tuân theo trong tổ chức và hoạt động quản lý giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục đã đề ra.
Các nguyên tắc do con người đặt ra nhưng không phải do sự suy nghĩ chủ quan, mà phải tuân thủ các đòi hỏi khách quan như: Nguyên tắc phải thể hiện được yêu cầu của các quy luật khách quan; Các nguyên tắc phải phù hợp với mục tiêu của quản lý; Các nguyên tắc phải phản ánh đúng đắn tính chất và các quan hệ quản lý; Các nguyên tắc quản lý phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật.
Nhiều tác giả khác nhau có sự phân chia khác nhau. Nhìn chung có thể gộp lại thành ba nhóm có quan hệ với nhau: Nhóm thứ nhất: những nguyên tắc chính trị-xã hội; Nhóm thứ hai: những nguyên tắc về tổ chức quản lý giáo dục; óm thứ ba: những nguyên tắc về hoạt động quản lý giáo dục.
Nhóm thứ nhất: những nguyên tắc chính trị-xã hội. Những nguyên tắc này bao gồm: tính Đảng, tính giai cấp; kết hợp nhà nước và nhân dân; tập trung dân chủ; pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đây là nhóm nguyên tắc chung biểu thị những đặc điểm chính trị, biểu thị tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý giáo dục, đồng thời phản ánh các quy luật, các quan hệ và quá trình khách quan của giáo dục và quản lý giáo dục.
Nhóm thứ hai: những nguyên tắc về tổ chức quản lý giáo dục. Những nguyên tắc này bao gồm: thống nhất trong hệ thống quản lý; kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ; kết hợp tập thể, cá nhân, chế độ thủ trưởng; tổ chức quản lý cán bộ. Các nguyên tắc này phản ánh việc tổ chức của chủ thể quản lý giáo dục, tức là phản ánh sự tổ chức bên trong của chủ thể quản lý. Đó là các nguyên tắc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục ở tất cả các cấp quản lý.
Nhóm thứ ba: những nguyên tắc về hoạt động quản lý giáo dục. Những nguyên tắc này bao gồm: hiệu quả quản lý; kết hợp các lợi ích; chuyên môn hóa; phối hợp các phương pháp quản lý. Đây là những nguyên tắc phản ánh hoạt động quản lý của toàn bộ bộ máy quản lý cũng như của từng cán bộ quản lý giáo dục. Các nguyên tắc này đều có quan hệ, tác động lẫn nhau. Chúng đề cập đến việc tổ chức cụ thể hoạt động quản lý hay là lao động quản lý của cơ quan hay cán bộ quản lý giáo dục.
Một số nguyên tắc cụ thể.
1. Nguyên tắc tính Đảng, tính giai cấp của quản lý nhà nước về giáo dục.
Nguyên tắc này có nghĩa là quản lý nhà nước về giáo dục phải bảo đảm lợi ích của nhân dân lao động. Các quyết định phải xuất phát từ lợi ích đó, biến các lợi ích, các nguyện vọng của nhân dân, các nguyện vọng của nhân dân lao động thành hiện thực.Tính giai cấp còn thể hiện ở chỗ trong quản lý giáo dục phải thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN.
Như vậy, theo tinh thần trên đây, các chủ trương, chính sách của chủ thể quản lý giáo dục các cấp phải theo đường lối của Đảng, cụ thể hóa đường lối đó trong sự nghiệp phát triển giáo dục, làm cho sự nghiệp giáo dục giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với giáo dục, chống khuynh hướng “thương mại hóa”, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hóa giáo dục và không truyền bá tôn giáo trong giáo dục.
Xuất phát từ tính Đảng và tính giai cấp trong quản lý giáo dục, giữa sự lãnh đạo của Đảng và việc quản lý nhà nước về giáo dục có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, đa dạng và phong phú. Vấn đề phức tạp là làm sao cho các biện pháp và hình thức thích hợp để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Để thực hiện đường lối của mình, Đảng áp dụng các biện pháp chính trị, thông qua các quy phạm chính trị; nhưng Nhà nước lại sử dụng các biện pháp pháp luật, thông qua các quy phạm pháp luật để thực hiện đường lối chính sách ấy vì lợi ích của toàn xã hội. Không chỉ là quan điểm chính trị, mà còn là các biện pháp, các hình thức để thực hiện chính trị. Chẳng hạn, tổ chức và quản lý việc dạy thêm, học thêm như thế nào chính là thể hiện quan điểm chính trị và hình thức thực hiện chính trị trong giáo dục.
2. Nguyên tắc kết hợp nhà nước và nhân dân trong quản lý giáo dục.
Quản lý giáo dục là sự kết hợp giữa yêu cầu quản lý có tính chất nhà nước với quản lý có tính chất xã hội.
Quản lý giáo dục có tính chất nhà nước dựa theo cơ chế chỉ huy-chấp hành. Căn cứ vào các quy phạm pháp luật, các chủ thể quản lý sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, các đối tượng chịu sự quản lý buộc phải chấp hành.
Quản lý giáo dục có tính chất xã hội là hoạt động của nhân dân và tổ chức xã hội của họ thực hiện những chức năng xã hội nhất định độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Các tổ chức tham gia xây dựng giáo dục: Đoàn TNCSHCM, Đội TNTPHCM, Hội HS-SV, Hội đồng giáo dục các cấp…
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc xuất phát từ bản chất XHCN của Nhà nước ta “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” (Điều 6, HP1992).
Hai khía cạnh của nguyên tắc: một mặt phải tăng cường quản lý tập trung, thống nhất trong toàn quốc trong việc quản lý triển khai những chủ trương lớn, trọng yếu về giáo dục; mặt khác, phát huy và mở rộng đến mức cao nhất quyền chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ sở giáo dục và quần chúng nhân dân trong việc giải quyềt các vấn đề trọng yếu nói trên bằng nhiều hình thức, phương tiện tiềm tàng của mình. “Dân chủ” trong quản lý giáo dục bao hàm sự nghiệp giáo dục là của toàn dân, nhân dân tham gia xây dựng và quản lý giáo dục (phải sử dụng nhiều hình thức).
Quan hệ giữa dân chủ và tập trung là quan hệ biện chứng. Hồ Chí Minh: “phải dân chủ rộng rãi dưới sự lãnh đạo tập trung và tập trung đúng mức trên nền tảng dân chủ rộng rãi”.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quản lý giáo dục phải kết hợp tập trung và dân chủ trong việc tổ chức các cơ quan quản lý giáo dục và cả trong việc chỉ đạo thực hiện quá trình giáo dục nói chung, quá trình quản lý giáo dục nói riêng. Liên quan đến nguyên tắc này là vấn đề phân cấp trong quản lý giáo dục (còn gọi là phi tập trung hóa, phi trung ương hóa trong giáo dục).
4. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động giáo dục cũng như quản lý giáo dục phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Nguyên tắc này có hai khía cạnh liên quan chặt chẽ với nhau, đó là:
Thứ nhất, thực hiện điều chỉnh bằng pháp luật về mặt tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục. Chính vì vậy, cơ quan quản lý giáo dục mới thể hiện rõ quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý. Trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan quản lý giáo dục là trách nhiệm và thẩm quyền nhà nước. Những tác động quản lý đều dựa vào danh nghĩa nhà nước để điều hành hoạt động của hệ thống giáo dục.
Thứ hai, chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh những đòi hỏi của pháp luật. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với cả chủ thể quản lý cũng như đối tượng quản lý. Chẳng hạn, việc thi tốt nghiệp đòi hỏi các cơ quan hữu quan, nhà trường, giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm chỉnh quy chế thi, đồng thời đòi hỏi việc kiểm tra, thanh tra thi phải dựa vào qui chế để xem xét, đánh giá tình hình thi hoặc xử lý vi phạm (nếu có).
5. Nguyên tắc thống nhất của hệ thống của cơ quan quản lý giáo dục.
Thẩm quyền của bất kỳ một cơ quan quản lý giáo dục nào, một cấp nào đều phải xác định rõ. Đây là công việc rất phức tạp. Vì vậy, yêu cầu của việc bảo đảm sự thống nhất của hệ thống quản lý là rất quan trọng. Có 3 cấp quản lý giáo dục: Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT. Thẩm quyền của từng cấp được xác định rõ.
6. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo lãnh thổ và quản lý ngành.
Trong lịch sử, nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc lãnh thổ, tức là nhà nước tập hợp những người trên lãnh thổ mà ở đó quyền lực nhà nước được thực hiện.
Bên cạnh việc tổ chức quản lý theo lãnh thổ, còn có tổ chức quản lý theo ngành.
Giữa ngành và lãnh thổ có mối tương quan, nhưng chúng lại được quản lý trên những nguyên tắc hoạt động khác nhau.
Việc quản lý ngành giáo dục theo lãnh thổ tạo điều kiện phân cấp cho địa phương, mở rộng quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của địa phương trên các mặt kế hoạch, ngân sách, vật tư, lao động, cán bộ, tổ chức… Quản lý theo địa phương làm cho quản lý theo ngành phù hợp với đặc điểm địa phương, khai thác được thế mạnh của địa phương, có điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”.
Việc quản lý giáo dục theo ngành nhằm bảo đảm việc thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách giáo dục thống nhất trong cả nước; thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình, các tiêu chuẩn giáo dục; thống nhất những vấn đề có tính chất khoa học và chuyên môn; thực hiện sự hớp tác với các ngành khác trên quy mô cả nước.