CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Vài thông tin đời sống

Sống thọ hơn không có nghĩa là sống khoẻ mạnh hơn
     Nhiều khảo cứu gia cho rằng nhờ ăn uống lành mạnh và nhờ nền y học tiến bộ nên ngày nay nhân loại có thể sống thọ hơn, có thể hưởng những năm tháng sống khỏe mạnh nhiều hơn những thập kỷ trước.
     Thế mà một nghiên cứu mới đây của Eileen Crimmins, một chuyên gia về khoa-già-lão thuộc đại học nam-California, lại đưa ra những chứng minh ngược lại rằng những năm tháng sống không bị ốm đau bệnh tật trầm trọng đang giảm dần đi.
     Quả thật hiện nay tuổi thọ của chúng ta càng ngày càng tăng, nhưng con số ngày tháng mà chúng ta được sống khoẻ mạnh không những không tăng mà thậm chí lại còn giảm đi. Nghĩa là một thanh niên 20 tuổi của thập niên đầu thế kỷ 21 sẽ có trung bình một năm lành mạnh ít hơn người cùng trang lứa của thập kỷ trước đây.
     Theo quan điểm của chuyên gia Crimms sau cuộc nghiên cứu: "Dường như niềm vui khi thấy tuổi thọ được tăng lên đã làm nhân loại quên lãng chuyện phòng ngừa bệnh tật. Phải biết rằng mặc dù có nhiều tiến bộ đáng kể trong lãnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhưng hiện nay thế giới đang phải đối đầu với những bệnh tật nan y thay vì hiếm hoi hơn thì lại xảy ra thường xuyên hơn các thập kỷ trước đây".
Các loại thực phẩm làm chậm lão hóa, giữ làn da mịn màng tươi trẻ
Chúng ta không thể cưỡng lại tuổi già, nhưng chúng ta có thể làm sự già nua chậm đến. Một trong những vũ khí lợi hại trong trận chiến chống lại sự già nua là một số loại thực phẩm ví dụ như trà xanh và sô-cô-la đen. Trà làm giảm lượng đường trong máu và điều hòa huyết áp; sô-cô-la chứa chất coca có những chất chống oxy-hóa.
     Những loại thực phẩm quan trọng khác giúp chúng ta "trẻ lâu" là sữa chua, đậu nành, rượu vang đỏ và rau spinach, .v..v… Một cuộc khảo cứu thực hiện bởi nhóm chuyên gia, thuộc Bệnh Viện Bác Ái tại Bá Linh do giáo sư Jürgen Lademann làm trưởng toán, vừa được tường trình trên tạp chí chuyên khoa "về Da" cho rằng : làn da của những người thường xuyên ăn nhiều trái cây và rau xanh thường thấy ít các nếp nhăn. Vì, theo các chuyên gia, trong các loại rau trái có chứa các chất rất tốt cho làn da. Thậm chí những ai từ trước vẫn thường ăn rất ít các loại rau xanh nhưng bỗng dưng bắt đầu ăn nhiều cà chua và các loại ớt chuông đỏ thì làn da cũng thấy từ từ trẻ hẳn ra.
     Theo quan điểm của các chuyên gia thì thủ phạm gây nên sự mau tàn tạ của làn da, và có thể gây nên bệnh ung thư sau này, chính là những chất gọi là "những phân tử gốc tự do". Trong cơ thể của con người, những chất chống ôxy-hóa. Do đó chúng ta phải bổ túc thêm bằng cách ăn vào nhiều những chất như vitamin A, C, D và E ... Những thức ăn từ thực vật như cà-rốt, cà chua, ớt chuông và rau cải xanh, cả trong trà xanh cũng có nhiều chất antioxydants.
     Nói một cách khác, những người ăn nhiều rau trái sẽ có số lượng chất antioxydants hữu ích nhiều hơn so với những người khác có chế độ ăn uống bình thường. Nhưng các chuyên gia cũng buộc chúng ta phải lưu ý rằng, nếu chúng ta uống thuốc quá liều lượng các chất vitamines bổ xung như A, C, D, E ... thì lại có phản ứng ngược lại. Vậy tốt hơn hết, chúng ta chỉ nên bổ túc các chất antioxydants bằng thực phẩm hàng ngày thì không bao giờ sợ vượt quá liều lượng.
 Dễ mắc các bệnh tim nếu tiêu thụ nhiều Calcium
Nhóm khảo cứu gia người Mỹ, Tô-cách-lan và Tây-tây-lan, sau nhiều cuộc nghiên cứu thực hiện với tổng cộng 12.000 tình nguyện viên, vừa tường trình trên tạp chí British Medical Journal sự nguy hiểm nếu lạm dụng các thứ thuốc uống để bổ sung Calcium cho cơ thể: tuy chất Calcium rất cần và tốt cho xương nhưng nếu tiêu thụ Calcium nhiều quá lại có hại cho tim vì làm tăng 30% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Vì nhiều calcium quá sẽ đưa đến tình trạng các thành động mạch bị đóng vôi, làm nghẽn động mạch rồi dễ bị mắc các bệnh về tim mạch, nếu không uống dặm thêm vitamin B để ngăn ngừa.
     Đối với người khoẻ mạnh và bình thường, lượng Calcium cần thiết cho cơ thể đã được cung cấp đầy đủ qua sự dinh dưỡng đúng cách; người lớn cần khoảng 450 mgr đến 1000 mgr mỗi ngày. Chất Calcium được tìm thấy nhiều trong phó-mát, sữa, cải xanh, hạnh nhân, v.v...
Thang máy hay là nhà vệ sinh, cái nào bẩn hơn?
     Một cuộc nghiên cứu vừa đưa ra kết luận “hãi hùng” rằng: những nút bấm trong thang máy chứa vi trùng 40 lần nhiều hơn một nhà vệ sinh công cộng! Để thực hiện cuộc nghiên cứu, các khoa học gia đã xem xét kỹ những thang máy của một số khách sạn, vài văn phòng làm việc và tại một vài phi trường, và tìm thấy 313 loại vi khuẩn khác nhau. So với “chỗ đặt bàn tọa trên bồn cầu”, các chuyên gia cho biết chỉ tìm thấy 8 loại vi khuẩn.
     Theo lời giải thích của một chuyên gia trong nhóm thực hiện cuộc nghiên cứu: “Những nút bấm trong phòng thang máy được hàng chục người rờ đến mỗi ngày. Ngay cả khi được lau chùi mỗi ngày vẫn luôn luôn tiềm tàng nguy cơ bị lây những bệnh nhiễm trùng tệ hại nhất”.    
Tại sao phụ nữ thời bây giờ không thích có con?
     Ai cũng cho rằng "làm mẹ là thiên chức cao quý nhất ở trên đời". Thế tại sao càng ngày càng có nhiều phụ nữ trên khắp thế giới lại nghĩ khác, lại quyết định chọn lối sống không có con? Ta thường nghe những phụ nữ thời bây giờ trả lời rằng: "Vì nhân loại đã quá đông rồi" hoặc "Cuộc sống bây giờ khó khăn quá, tôi không muốn lại có thêm một đứa trẻ vô tội phải gánh chịu hậu quả của những khó khăn này!" Thêm vào những nguyên nhân trên đây là phụ nữ thời mới cũng có một cuộc sống căng thẳng đầy ắp stress và lúc nào cũng bận rộn nên không có thời giờ để nghĩ đến chuyện sinh đẻ. Có bà lại vì gặp những cuộc tình duyên quá muộn màng nên không còn có thể sinh đẻ. Nhưng cũng có thể vì nguyên nhân ly dị và rồi quá thất vọng nên không muốn có con. Lại có những bà chỉ vì muốn được đi du lịch đây đó một cách tự do, không muốn bị ràng buộc vì những bổn phận làm mẹ. Hoặc đơn giản chỉ vì các bà sợ hãi trước viễn ảnh cơ thể bị xồ xề biến dạng lúc trước và sau khi sinh nở. Hay tệ hại hơn nữa là có những bà nhất định không muốn hy sinh bất kỳ một sở thích cá nhân nào mà nếu có con thì sẽ bị cản trở!
     Những nguyên nhân này chỉ là một trong muôn ngàn những lời chống chế để biện minh cho hiện tượng "chồng thì muốn nhưng con thì không" của các bà trong thời buổi văn minh của thế kỷ 21, và càng ngày càng rõ rệt tại những quốc gia công nghiệp. Những lập luận đại loại như vậy hiện nay được các bà công khai bầy tỏ chứ không e ấp dấu kín như xưa nữa. Nhiều cuộc nghiên cứu cũng cho thấy các bà thời bây giờ thường có con đầu lòng rất muộn so với thập kỷ trước đây và một phần lớn các bà trong số này thường có khuynh hướng thiên về sự nghiệp của họ, sự tự do của họ và o bế cuộc sống lứa đôi hơn là chú trọng đến vấn đề con cái.  

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Người già ở Việt Nam - Nét văn hóa độc đáo

 Trong chu kỳ của cuộc sống, người cao niên thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như đã có thời kỳ lệ thuộc vào cha mẹ trong tuổi ấu thơ. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng làm việc của họ giảm bớt, lại nẩy sinh những bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến họ mất khả năng tự túc, tự tồn, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết.
Đây là một vấn đề mà các xã hội Đông và Tây có giải pháp khác nhau mặc dầu có chung một mục tiêu là giúp đỡ người già trong giai đạn khó khăn nhất cuả đời họ.
Ở các xã hội phương đông như Việt Nam, người già căn bản là nương tựa vào gia đình trong giai đoạn chót của cuộc đời. Xã hội Việt nam chưa có những chương trình giúp đỡ người già hoặc có những trung tâm cao niên được tổ chức chu đáo như một số nước Âu Mỹ.
May mắn thay, người Việt Nam có truyền thống hiếu thảo  đối với ông bà cha mẹ. Người Việt nào cũng xem mình có bổn phận đền đáp công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ .
            “CÔng cha như nuí Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành đơn vị gốc của xã hội. Đơn vị đó tồn tại qua nhiều cuộc xáo trộn klnh tế, chính trị của xã hội. Người già Việt nam có một chỗ đựa nào đó trong cái đơn vị gốc này.
Những người thiếu may mắn, không con cái, thì vẫn có thể nhờ vả bà con nội, ngoại.
Cũng do truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà cuộc sống chung giữa người già và người trẻ dưới mái ấm một gia đình rất hài hòa, ổn định.
Đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài, người già vẫn cón thừa hưởng cái truyền thống hiếu thảo của dân tộc. Các cụ vẫn còn được con cái phụng dưỡng như ở Việt Nam. Tuy đã có những chương trình trợ cấp của chính phủ, các cụ vẫn không chọn lối sống cô độc, lẻ loi trong nhà người già.
Sự xung khắc do khoảng cách tuổi tác ít khi xẩy ra, chỉ trừ một số rất nhỏ trong đó hoặc dâu, rể đã tiêm nhiễm nặng chủ nghiã cá nhân Âu Mỹ.     
            Nói tóm lại, môi trường thích hợp nhất đối với các cụ vẫn là gia đình trong đó các cụ sống thoải mái giữa đông đảo con cháu. Tâm lý chung là các cụ thường chọn ở với con trai vì theo quan niệm Đông phương, dâu là con mà rể là khách. Các cụ thà nhờ vả nương tựa con trai và con dâu hơn.
Quan niệm này khác với quan niệm Tây phương, đặc biệt là người Mỹ. Họ cho rằng con trai chỉ là con cho tới khi nó lấy vợ, còn con gái thì là con của họ suốt đời ( A son is a son until he gets a wife, a daughter is a daughter all her life ). Quả thật khi người con trai Mỹ lấy vợ thì đương sự đặt trọng tâm sinh hoạt vào nhà vợ, tách khỏi cha mẹ trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Nhưng dù ở với con nào, các cu ta vẫn được sống thoải mái hơn. Lý do là dù hội nhập vào xã hội nào, người mình vẫn còn giữ truyền thống tốt đối cha mẹ.
Sống dưới mái ấm đại gia đình, các cụ ta hưởng được sự chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần. Yếu tố tinh thần lại có ảnh hưởng không ít tới sức khoẻ thể xác của  các cụ. Cho nên truyền thống phụng dưỡng cha mẹ không những tốt đẹp về phương diện văn hoá mà còn tốt về phương diện kinh tế bằng cách giảm thiểu tốn kém về các dịch vụ y tế dành cho các cụ.
            Trong các gia đình Việt Nam còn giữ được nền nếp cổ truyền, các cụ do tuổi tác được con cháu trọng nể, đương nhiên trở thành những nhân vật tiêu biểu cho trật tự và tình đoàn kết cuả các thành phần trong gia đình. Các cụ giữ vai trò xúc tác cho mọi hoạt động của các con cháu nhắm thăng tiến, hướng thượng và xây dựng hạnh phúc cho mọi người. Vai trò của các cụ trong việc tiếp tay giáo dục trẻ con không bị hạn chế, chống đối như các cụ già trong xã hội Âu Mỹ.
Tuy nhiên, tình trạng này trong tương lai gần sẽ có một vài biến chuyển. Đám trẻ được trường học dạy cho lối suy tư và hành động tự lập đối với gia đình thường trở nên ương ngạnh, được tiếp xúc với nhiều văn hóa Âu Mỹ mà không được giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam tốt. Chúng xem các cụ thuộc thế hệ đã qua, cỗ lỗ, không phù hợp với lý tưởng tự do kiểu bắt chước văn hóa dân tộc khác cuả chúng. Đây là nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc độc đáo của người Việt Nam mà nhiều dân tộc khác trên thế giới mơ ước có được.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Yêu - chờ !

Tôi mong đợi gặp ai chỉ một lần
Chẳng phải trong mơ mà một điều rất thực
Tôi đã biết làm thơ gởi theo niềm cảm xúc
Biết thẹn thùng, e ấp để yêu nhau

   Tình yêu nào không có những đam mê
   Tôi cũng thế không khác gì ai hết
   Tôi yêu ai với tình nồng tha thiết
   Thật cuồng si, mãnh liệt đến không ngờ

Ai có thể tự mình lý giải được tình yêu
Cân đo, đong đếm, để cho, để nhận ?
Tôi chỉ biết tình tôi rất là chân thật
Trao cho ai, tất cả trái tim này


   Nếu một ngày như chiếc lá vàng rơi
   Ai bỏ đi không một lời nhăn nhủ
   Thì ai nhé ! Hãy nhớ về chốn cũ
   Vẫn có tôi, ôm nổi nhớ đợi ai về

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

HỌ HOÀNG/HUỲNH VIỆT NAM

Hoàng hay Huỳnh (chữ Hán) là một tên họ ở Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, và Triều Tiên. Họ Hoàng trong tiếng Trung có thể phiên âm Latinh thành Huang, Wong, Vong, Bong, Ng, Uy, Wee, Oi, Oei or Ooi, Ong, Hwang, hay Ung theo phương ngữ từng vùng. Họ Hoàng trong tiếng Triều Tiên được phiên âm thành Hwang hay Whang.
Ở miền Nam Việt Nam, do kị húy chúa Nguyễn Hoàng nên họ Hoàng được đọc chệch thành Huỳnh từ hàng trăm năm nay.

Niềm tự hào của họ Hoàng/Huỳnh ở Việt Nam