CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

LANG THANG CÙNG SINH A4 (phần 2)

Dzui thì dzui, già vẫn già
Nhìn qua, ngó lại '
Tiếc cho nhan sắc ai kia một thời say đắm
Nay già yếu , hom hem đến tội
Liếc tới, liếc lui
Tiếc cho thời son trẻ một nam nhân hảo hán
Đầu đội nón, chân mang dép xông pha
Nay run rẩy , da mồi , tóc bạc
Cùng nhìn nhau cười ...móm mém ...thấy mà thương ,
haha (Lâm tỉ muội)
 Ông già gặp phải bà già
Cả hai có già thì đời...  mới dzui
Có dzui thì mới làm thơ
Thơ qua thơ lại thấy mình ... dzui hơn!
Dzui rồi lại càng... dzui thêm
Nếu ai viết tiếp mấy dòng thơ dzui!  
... (Phờ phờ phẹt)
 Đến nơi Phan gặp mấy ông già
Ngồi năm ba cụm run tay gậy cầm
Nhìn hồi mới nhận người quen
Té ra là mấy anh chàng bốn A
Phúc, Lâm, Quý, Rạng, Dũng, Sang
Trời ơi đất hỡi thời vàng son đâu...
(Mai Hoa tỉ muội)
 Hường Ơi, sinh nhật í à
Nhìn ra phía trước thấy đà...đến nơi
(Phan Phan tỉ muội)
 Mừng ngày sinh nhật Phan, Anh,
Sống vui, sống khỏe càng thêm yêu đời.
Bạn bè "nội" "ngoại" gần xa,
Nhớ nhau cùng chúc tình thân đậm đà.
(Hường Diệu tỉ muội)
 Chuc hai nang Tien Ca
Luon ... phoi phoi Xuân Tình
(Hiền sư mẫu)
 Mùa sen nở đã qua,
Mùa cúc vàng lại đến,
Hoa đào hồng khoe sắc
Tiếp tục mùa xuân về.
Một năm nữa trôi qua,
Ta lại thêm một tuổi,
Tóc ngã màu sương muối,
Nhưng lòng vẫn xuân tình.
(Anh Kim tỉ muội)
 Chuyện tháng mười hai có hai nàng tiên cá,
Sanh cùng một ngày chỉ khác giờ thôi
Ngày mười lăm đúng chóc y bon
Kim Anh vừa vặn tuổi con dương dê
Phần Phan không biết muốn làm con chi?
(Mai Hoa tỉ muội)
Diệu Hường ơi,
U sáu đâu phải là già,
Theo tôi là chỉ mới là đà . . . vào thu
U sáu mươi đâu đã muốn đi tu,
Cho nên bạn hãy dẹp những lu bu khổ sầu,
U sáu mươi đừng có nên buồn rầu,
Theo tui thì phải nói, cười nhiều cho trẻ trung,
U sáu mươi thì hãy nên ung dung,
Không phiền, không giận ắt còn lâu mới . . . già.
(Lâm tỉ muội)
 Nghe theo lời xúi của Dung,
Mình đây bèn ngắm hình hài trong gương.
Tưởng như ai đó sáu mươi,
Ai ngờ nàng ấy là Hường nhà ta.
Qua rồi một thuở rong chơi,
Buồn tình ta thẩn ta thơ với đời.
Ai ơi chắp bút đi thôi,
.....................
(Hường Diệu tỉ muội)
Xin đừng tiếc cánh hoa tàn sầu úa,
xin đừng thương cho lá rũ mầm xanh,
xin đùng vội ôm tay thế nhân gần lại, 
xin dừng cười mai mĩa vết thương đau,    
xin đng gi li áng mây chiu xanh ngát,
xin đừng kéo nắng vàng cho trống trải mọng mang
xin đừng thở chút hương thời gian phai nhạt,
xin đùng vì chút tình lãng-lãng mà đời chẳng thêm xinh,
(Trần Trụi Lủi tỉ muội)
 Buồn tình ta mở net ( internet ) viết thơ
Ý đâu không có. Câu, cú , từ cũng không thông.
Tức mình, nghỉ viết quách cho xong ....
(Lâm tỉ muội)
 "Liếc con mắt bên trái, đụng phải các nàng thơ"
"Liếc con mắt bên phải , tông trúng các nhà văn" (Chị Hai và BG)
(Hường Diệu tỉ muội)
 Xin một ly nước đá
Bỏ thêm chút lá mơ
Để Dung đừng lơ tơ mơ
...xin một chút tình thơ
 Xin một ly cối đá,
Bỏ thiệt nhiều đường lá mía
Để Kim Anh thấm thía
...không lía thía chuyện tình nhân
(Mai Hoa tỉ muội)
 Vị ngọt của tình yêu,
Là khi ta hờn dỗi.
Vị đắng của tình yêu, 
Khi một lần nông nỗi.
Bên nhau tròn trăm tuổi,
Tình yêu vẫn song hành.
Thời gian có tiếp nối,
Tình yêu là phép nhân.
Cuộc sống vẫn là " HẠNH PHÚC MUÔN NĂM, TÌNH YÊU MUÔN NĂM"
(Anh Kim tỉ muội)
Xin ngọn gió lay cho hoa thôi sầu úa
Xin giọt mưa hiền cho cây lá trổ mầm xanh
Xin vòng tay ôm cho thế nhân thêm gần lại
Xin một nụ cười cho đời vơi những thương đau
Xin một chút mây cho khung trời thêm xanh mát
Xin giọt nắng vàng cho chiều buồn bớt mênh mang
Xin một chút hương cho thời gian đừng phai nhạt
Xin một chút tình*cho cuộc đời bổng thêm xinh . . . .
 Ghi chú : " Tình " ở đây được hiểu là tình ..iêu, tình... ruột rà, tình bạn, tình đồng chí , tình đồng đội , tình đồng hương. tình đồng ...bào, tác giả xin được giải thích thêm để tránh mọi hiểu lầm , rất mong nhận được phản hồi từ quý vị đọc giả , còn như không được ai hưởng ứng , lần này Lâm tui nhất định giã từ vũ khí, vĩnh biệt bút nghiên , thơ phú để về quê cắm câu, 
 để   ....Một mình, một xế ( xe ), một cần câu tôm.... hehe 
(Lâm tỉ muội)
Hãy dậy đi, im lặng lâu quá rồi.
Hãy nhìn và nghe kìa.
Mùa Noel đang tới.
Gió lạnh từng cơn mỗi lúc một mạnh hơn.
Tâm hồn thi nhân sao không trổi dậy.
Để lòng người ấm áp giữa đêm đông.
Tôi xin làm người góp nhặc.
Vần thơ kẻ già nhưng tâm hồn của tuổi sinh viên.
Luôn cháy bổng mà không mực thước.
Hãy sống lạc quan, yêu đời cùng các bạn.
Hãy làm ông bà già noel đi giữa biển tuyết bao la.
Ôm giá buốt nhưng lòng không buốt.
(Ráng Lên hiền huynh)

Cám ơn các bạn đã cho tôi những vần thơ mang đậm tình bạn thuở sinh viên và làm giàu cho Blog Huỳnh Rạng.
Có ai biết,
Sau ba mươi năm cuộc đời dần quay lại,
Với một thời chúng mình làm quỷ làm ma.
Tuổi tuy già mà ngày lại trẻ ra,
Chắc có lẽ tình chúng ta sâu đậm.

Rạng tôi xin tham gia thêm mốt ít. 
Hơn ba mươi năm xuất hiện điều lạ thế,
Mới ngày nào anh anh, chị chị, em em.
Nhưng bây giờ  lại,
Tỉ tỉ, muội muội, hiền huynh.
Ôi ghê quá đi thôi,
Chắc phim kiếm hiệp đã . . chiếm sinh A 4.
Cầu trời cho mọi người tỉnh lại,
Lại trở về với anh anh, chị chị, em em.
               Hu hu hu hu hu . . . . . . . . . . . .

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

ĐÔI NÉT GIÁO DỤC TIỂU HỌC SINGAPORE

    Singapore, một đảo quốc nhỏ bé hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, thậm chí nước dùng hàng ngày cũng phải nhập khẩu… nhưng lại là một trong những nền kinh tế tiên tiến hàng đầu thế giới. Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu này? Phần lớn là nhờ nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên quý giá và duy nhất của Singapore. Chúng tôi đã ghi chép được nhiều điều thú vị từ chuyến đi tham quan Singapore.
     - Ưu tiên hàng đầu là Đầu tư cho giáo dục
     Đất đai ở Singapore là một tài sản vô cùng quý giá nhưng phần lớn số tài sản này dành cho các trường học. Bởi vậy, người dân ở đây đều sống trong những căn hộ chung cư cao tầng vì chính phủ luôn ưu tiên đất đai để xây dựng trường học. Không những thế, học sinh của họ được chăm lo từng chút về không gian, môi trường học.
     Trường Rulang Primary (tiểu học Rulang) có 58 lớp học, sĩ số trong mỗi lớp học chỉ có 30 em. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào trường là một sân chơi rộng rãi, thoáng mát và nhiều cây xanh. Trên mỗi bức tường ở ngoài hành lang phòng học đều có trưng bày ảnh và nội dung giới thiệu về lịch sử của ngôi trường, các đời hiệu trưởng, những mảng văn hóa đang tồn tại ở Singapore. Ngoài ra, còn có hình ảnh và nội dung giới thiệu những phẩm chất nổi bật của các vị  lãnh đạo đất nước trong quá khứ và hiện tại được tóm lược sinh động mà chỉ cần đọc qua, học sinh đều nắm được lịch sử đất nước và ngôi trường.
     Ở Trường Tiểu học Nanyang Primary (tiểu học Nanyang), ngôi trường 93 tuổi của Singapore được thành lập bởi cộng đồng người Hoa, tất cả học sinh được học tiếng Hoa và tiếng Anh. Phương châm của trường là tất cả học sinh phải nói được tiếng mẹ đẻ. Trường được Bộ Giáo dục Singapore đánh giá là lò đào tạo học sinh giỏi lớn nhất của Singapore. Kỹ năng giao tiếp là điều đầu tiên mà nhà trường đem đến cho từng học sinh, tiếp đến là làm chủ bản thân, giao tiếp cộng đồng…
     Các trường tiểu học ở Singapore đều có sân tập, phòng tập đa năng rộng rãi, chuyên nghiệp đáp ứng được năng khiếu của học sinh như: sân bóng chuyền, bóng rỗ, cầu lông, . . . Nhiều trường được trang bị các lớp học đặc biệt phù hợp với hoạt động tập thể, hoạt động nhóm như phòng khoa học tự nhiện, phòng chế tạo robot, xưởng làm gốm, . . . .Để có được cơ sở hiện đại đạt chuẩn này, ngoài nguồn kinh phí do Bộ Giáo dục cung cấp là nguồn kinh phí đóng góp của cha mẹ học sinh.
     - Chủ động chương trình giảng dạy
     Singapore có 160 trường tiểu học. Bậc tiểu học được coi là bậc học quan trọng của hệ thống giáo dục nên trẻ được học đến 6 năm. Trong đó, 4 năm học chương trình cơ sở từ lớp 1 đến lớp 4 và 2 năm học tiếp theo là chương trình định hướng từ lớp 5 đến lớp 6. Bộ Giáo dục cũng đưa ra chính sách “Giáo dục tích cực”, kêu gọi giáo viên xây dựng các chiến lược hiệu quả để kích thích tinh thần học tập của học sinh ngay từ khi các em mới bước chân vào trường học. Theo đó, các trường tiểu học sẽ cải thiện chương trình giảng dạy và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục.
     Để hỗ trợ việc đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục Singapore cho phép các trường rút gọn chương trình giảng dạy tới 10% - 20% để tạo thời gian trống. Do đó, các giáo viên được tự do thực hiện các bài giảng do họ tự thiết kế, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy. Bộ cũng giảm 2 giờ làm mỗi tuần cho mỗi giáo viên để có thêm thời gian lên kế hoạch giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn.
     Tiếng Anh được coi là chìa khóa phát triển của Singapore. Trong giai đoạn nền tảng, chương trình học chính là tiếng Anh, ngôn ngữ mẹ đẻ và toán với các môn phụ như âm nhạc, nghệ thuật, thủ công, thể dục và các môn xã hội khác. Khoa học được dạy từ lớp 3. Để phát huy tối đa tiềm năng của HS, các em được xếp vào lớp theo khả năng của mình trước khi bước vào giai đoạn định hướng. Giai đoạn cuối lớp 6, các em phải qua kỳ thi hoàn tất tiểu học.
     Hiện nay, Thành Phố Hồ Chí Minh cũng đã có 67 trường tiểu học thực hiện theo mô hình tiên tiến hiện đại này. Kết quả học tập của học sinh cũng đã góp phần thúc đẩy tích cực mạnh mẽ đổi mới giáo dục tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hy vọng kết quả này sẽ lan tỏa đến các trường tiểu học khác trong Thành Phố” .
     - Đường hướng cải cách giáo dục Singapore là Mô hình "Dạy ít, Học nhiều".
     Theo tinh thần của Bộ giáo dục Singapore mô hình mới "Dạy ít, Học nhiều" sẽ từng bước gạt bỏ sự phụ thuộc vào lối học vẹt, các kỳ kiểm tra lặp đi lặp lại và phương pháp dạy "phù hợp với tất cả". Đồng thời, nó cũng cố vai trò của học tập tích cực thông qua những khám phá mang tính trãi nghiệm, phương thức học đa dạng, việc học tập những kỹ năng có ích lâu dài trong cuộc sống và xây dựng nhân cách nhờ vào các chiến lược cũng như phương pháp dạy hiệu quả và mới mẽ.
     Nhưng làm thế nào để biết một nền giáo dục chuyển đổi từ số lượng sang chất lượng?
     Vì vậy, các nhà sư phạm rất cần tìm kiếm một bộ các "biển chỉ dẫn" chất lượng. Nó có tác dụng như một cẩm nang hướng dẫn các trường học trong qua trình phát triển, giúp các trường đánh giá trạng thái hiện tại và đi đúng hướng. Những yếu tố sau có thể trở thành "Biển chỉ dẫn".
     - Xây dựng kiến thức (chứ không chỉ truyền đạt kiến thức)
     - Hiểu (chứ không chỉ ghi nhớ)
     - Chú trọng phương pháp sư phạm (chứ không chỉ tiến hành hoạt động)
     - Tạo dựng xu hướng xã hội (chứ không chỉ học tập cá nhân)
     - Học với định hướng của bản thân (chứ không chỉ với định hướng từ giáo viên)
     - Học về cách học (chứ không chỉ học về chủ điểm)
     Nên nhớ là cải cách chứ không vay mượn cơ chế.
     Qua vài nét về giáo dục tiểu học ở Singapore để giúp ta có thêm nguồn tư liệu tham khảo về đổi mới giáo dục tiểu học ở Việt nam. Chúng ta phải luôn đặt mình trong trạng thái phải trả lời câu hỏi: Còn Việt nam đổi mới giáo dục thì sao? 

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Vài nét về Giáo dục Anh Quốc

     Vương quốc Anh là một đảo quốc hoà bình, người dân ở đây rất hiếu khách, đời sống văn hoá rất phong phú. Tại đây,nhu cầu về tôn giáo được tôn trọng và đáp ứng. Anh Quốc luôn chào đón những vị khách thuộc các màu da và các chủng tộc khác nhau trên thế giới.
Cấu trúc hệ thống giáo dục.
     Tại Anh Quốc, tất cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi đều phải đi học, hoặc là trường công hoặc là trường tư phải đóng tiền. Ban đầu là nhà trẻ, trường cấp 1, sau đó là trường cấp 2 hay còn gọi là trường phổ thông hỗn hợp có nhiều chương trình và thời gian học khác nhau.
     Các em từ 7 đến 13 tuổi sẽ học tại các trường nội trú, hay còn gọi là trường trung học cơ sở và sẽ chuyển lên học trung học phổ thông khi đến độ tuổi 11 đến 13. Học sinh sẽ học nhiều môn để chuẩn bị cho kỳ thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học (GCSE) hoặc chứng chỉ Scottish Standard Grade vào năm 16 tuổi. Sau khi kết thúc các khoá học này, các em có thể học tiếp khoá học lấy chứng chỉ A (A-level), học dự bị đại học hoặc theo học 2 năm (không bắt buộc) tại các trường theo hướng học nghề học thuật hay còn gọi là các trường “6th form” trước khi vào đại học.
     Thông thường học đại học ở Anh là 3 năm, sinh viên sẽ nhận được bằng Cử nhân về các môn khoa học xã hội (BA) cho các ngành như ngôn ngữ, nghệ thuật, khoa học xã hội; Cử nhân Khoa học (BSC) cho các bộ môn khoa học và Cử nhân Kỹ thuật (BEng) cho các ngành liên quan đến kỹ thuật và công nghệ.
     Đào tạo sau đại học ở Anh Quốc về rất nhiều chuyên ngành khác nhau, các khoá học thường có thời gian ngắn, từ chín tháng đến hai năm. Các chương trình Thạc sỹ nghiên cứu nguyên lý (Mphil), thạc sỹ khoa học xã hội (MA) và Khoa học nghiên cứu (MSc) có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm. Khoá tiến sỹ là một chương trình nghiên cứu từ 3 năm trở lên.
Chất lượng giáo dục.
     Vương quốc Anh tự hào là một quốc gia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu trên thế giới hàng thế kỷ nay.
     Để có được hệ thống giáo dục như ngày nay, chính phủ Anh Quốc đã vượt qua được tính thủ cựu đặc trưng của đất nước mình. Kể từ năm 1945, hệ thống giáo dục ở Anh Quốc được coi là một hệ thống giáo dục chỉ dành riêng cho tầng lớp giầu có, gây lãng phí nguồn nhân lực tiềm tàng và là nguyên nhân dẫn đến việc tụt hậu so với hệ thống giáo dục của các nước phát triển cùng thời gian đó. Những năm 80, Đảng Bảo thủ ở Anh Quốc đã quyết tâm cải tổ hệ thống giáo dục của đất nước mình.
     Anh Quốc có nhiều Đại học danh giá, như trường Đại học Cambridge là một viện đại học tại thành phố Cambridge, Anh. Đây là viện đại học cổ xưa thứ hai tại các nước nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford. Ngày nay, Viện Đại học Cambridge là một trong những viện đại học danh tiếng nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng như của thế giới. Viện Đại học Cambridge hiện có 31 trường đại học thành viên.
     Năm 2009 là năm đầy hào hứng của những người dân Cambridge trong chiến dịch kỷ niệm 800 năm trường đại học Cambridge. Lời kêu gọi: “Hãy có những ý tưởng lớn từ những những việc làm nhỏ” được đề cập đến trong bài phát biểu dường như không chỉ dành cho các sinh viên nơi đây...Mỗi năm, có hàng trăm tiến sĩ và thạc sĩ thành đạt từ nơi đây. Những buổi lễ trao bằng long trọng và xúc động được diễn ra định kỳ vào các tháng nhất định của mỗi quý và tuỳ vào thời gian lựa chọn của từng vị tiến sĩ. Họ là niềm tự hào và danh dự của người dân, nhưng họ cũng chính là những trí tuệ tuyệt vời mà nền giáo dục Cambridge đã khai sáng và nuôi dưỡng. Họ là một phần của Cambridge.
     Qua nền giáo dục Nhật Bản, Singapore, Anh Quốc . . . .cho ta thấy.
     Mỗi một quốc gia có một nền giáo dục riêng cho mình phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và đặc tính dân tộc mình. Tuy nhiên, trong đào tạo thì mục tiêu tạo ra con người đáp ứng được nhu cầu xã hội của dân tộc và hội nhập quốc tế thì đó mới là nền giáo dục thành công.
     Theo tôi nhiệm vụ chính của nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam hiện nay  là:
     -Tìm ra một mô hình giáo dục thích hợp, linh hoạt cao đáp ứng được nhu cầu phát triển dân tộc bền vững và có yếu tố hiện đại ngang tầm nhất định với phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới để bảo đảm hội nhập quốc tế.
     -Xây dựng được những đặc điểm giáo dục độc đáo của nhà trường Việt Nam mang tính dân tộc cao và giáo dục hiệu quả. Mọi người Việt Nam phải biết tự hào dân tộc Việt Nam, phải sống với tinh thần luôn tôn trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc Việt nam.
      Học sinh Việt Nam tự hào là người Việt, du học sinh tự hào được du học ở Việt Nam.

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Giáo dục Mầm non Nhật Bản.

     Tôi thấy rất ngạc nhiên trước cách giáo dục ở lứa tuổi mầm non ở Nhật Bản. Nhật là một nước có nền giáo dục tiên tiến và hiệu quả. Tôi xin được chia sẻ với quý thầy cô mầm non và các bậc cha mẹ các cháu mầm non. Qua bài tường thuật của một bà mẹ Trung Quốc đến định cư ở Nhật sẽ cho chúng ta một cái nhìn về giáo dục trẻ có một sức khỏe tốt, tự tin, độc lập và văn minh. . . nôn na là kỷ năng sống được hình thành.
     Ông bà ta đã nói “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”
      Hãy xem vài cách giáo dục của trường mầm non Nhật Bản:
      Một bà mẹ Trung Quốc sống ở thành phố Kyoto của Nhật đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được. Có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến phải ngạc nhiên". Bà đã kể lại:
1. Cần rất nhiều túi để tới trường.
    
      Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.
     Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.
2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ.
     Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!
     Còn với chúng tôi thì sao? Tôi mang tất cả những chiếc túi, còn cháu Tiantian thì không phải mang gì cả.
      Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.
     Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “...việc xách những chiếc túi chẳng hạn…”
3. Thay quần áo liên tục.
     Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.
     Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập. Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.
4. Mặc quần soóc vào mùa đông.
     “Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh cháu bị bệnh.   Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng bệnh mà!”
     Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.
     Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.
     Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.
     Đúng là rất lạ với những người thương con mà chỉ biết nuông chiều. Giáo dục để con cái có kỷ năng cùng chung sống với mọi người là hết sức cần thiết và đó mới chính là yêu quí con mình.

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Triết lý giáo dục

    (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, bài nói về hệ thống giáo dục Việt Nam)    
     Nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chưa có lời phát biểu rõ ràng và chính thức về triết lý giáo dục của mình. Có người cho rằng Việt Nam cần thiết phải có một triết lý giáo dục và đặt vấn đề là phải chăng "giáo dục Việt Nam chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập".
      Tháng 9 năm 2007, Học viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Triết lý giáo dục Việt Nam" nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Triết lý giáo dục là gì? Việt Nam đã có triết lý giáo dục chưa? Tại sao triết lý giáo dục lại quan trọng?...Ở hội nghị này, nhiều đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: "Không thầy đố mày làm nên"; "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy"; "Học thầy không tày học bạn"; "Tiên học lễ, hậu học văn"; "Học phải đi đôi với hành"; "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"; "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"; v.v... Tuy vậy, theo tường trình của Tạp chí Cộng Sản, hội nghị này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về triết lý giáo dục của Việt Nam. Các bài tường trình của Tạp chí Cộng Sản, và của tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, không nhắc đến triết lý nhân bản, dân tộc, và khai phóng từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến 1975.
       Đọc qua bài viết này, theo bạn thì ta nên có một triết lý cho nền giáo dục quốc gia không? Riêng cá nhân tôi thì đây là việc rất cần thiết cho nền giáo dục nước nhà, nhưng cũng hết sức cân nhắc cẩn thận để có một triết lý đúng.

Hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa danh ngôn

Theo tôi đây là một câu danh ngôn thật có ý nghĩa.
Các bạn hãy thử suy ngẫm nó xem sao.

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Hòn Khoai hoang sơ và kỳ thú

     Hòn khoai là một thắng cảnh đẹp của Cà Mau nằm ngoài biển Đông, cách đất liền nơi gần nhất thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển chứng 15 Km> Đây là cụm đảo nhỏ với diện tích gần 5km2.
     Hòn Khoai là một đảo đá có đồi và rừng gần như còn nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên thiên hoang dã luôn cuốn hút khách du quan.
    Thuở xưa Hòn Khoai còn có tên là Hòn Giáng Hương, Hòn Ðộc Lập. Thời Pháp thuộc gọi đảo là Poulo Obi mà trên bản đồ hành chính Việt Nam, nó chỉ là một chấm nhỏ nằm phía nam mũi Cà Mau. Tuy nhiên, người địa phương vẫn quen gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như củ khoai khổng lồ. Nhưng cũng có nhiều tài liệu kể lại rằng, cách đây đã lâu lắm rồi, nhiều người từ đất liền ra đây làm rẫy và trồng cây ăn trái. Ðến nay vẫn còn đây đó những bụi khoai mì, khoai mỡ... Có lẽ vì vậy mà nó mang tên Hòn Khoai chăng? Ngư dân địa phương còn dựa vào trí tưởng tượng và hình dáng của mỗi hòn đảo mà đặt tên như Hòn Tượng, Hòn Ðồi Mồi, Hòn Ðá Lẻ...
     Ðường lên đảo uốn theo hình trôn ốc bám theo sườn đồi, cây cối mọc um tùm che rợp lối đi. Mít và xoài ở đây rất nhiều và không ít cây đã thành cổ thụ. Trên đảo còn có nhiều cây là vị thuốc chữa trị được một số bệnh. Ở đây còn có nhiều loại hoa rừng mọc xen trong kẹt đá phô đủ mầu sắc. Du khách còn nghe tiếng róc rách của khe nước chảy, tiếng chim hót trong bụi cây, thật là chốn thần tiên ngoài biển cả.
     Bờ biển Hòn Khoai có nhiều long tu (rong biển hình râu rồng) đóng quanh những tảng đá. Loại rong này ăn rất mát và bổ. Ở đảo còn có nhiều chim quý, ngoài những bầy chim nhạn, chim én còn có chim cao các. Giống chim này lông đen, mỏ vàng, trên mỏ lại có thêm cái mỏ thứ hai như chim hồng hoàng vậy.
     Từ lâu, ngư dân vùng Rẫy Chệc, Rạch Tàu, Rạch Gốc thường ra Hòn Khoai để lấy nước ngọt. Không hiểu vì đâu, từ một mạch đá, suốt đêm ngày chảy ra một dòng nước trong mát lạ lùng và ngọt như nước mưa.
     Hòn Khoai chẳng những là danh lam thắng cảnh của Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây, năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân ta được sự chỉ huy của Phan Ngọc Hiển đã đánh chiếm Hòn Khoai từ tay giặc Pháp.
     Với những đặc điểm khí hậu mát mẻ, thời tiết tốt, phong cảnh đẹp, có rừng, có biển, ngày nay Hòn Khoai rất thích hợp với các loại hình du lịch về nguồn, dã ngoại, nghiên cứu, nghỉ ngơi. Năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận Hòn Khoai là di tích - thắng cảnh cấp quốc gia.
(Nguồn: Theo nhandan.com)
Xin giới thiệu một thắng cảnh Tây Nam Bộ Việt Nam.

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Sưu tầm

"Xác định Không gian Xã hội và Môi trường của Châu thổ sông Cửu long"  
     Trước hết, thành ngữ châu thổ sông Mê Kông (Mekong delta) có ý nghĩa gì?  Danh xưng thông thường này trong thực tế thì phức tạp bởi nó có tính cách tổng quát và đa nghĩa (polysemous).  Thành ngữ này có thể được giải thích như một không gian địa dư xuyên quốc gia được xác định bởi môi trường vật thể, tự nhiên hay nông nghiệp (hệ thống sông ngòi, khi hậu, thủy văn, trắc diện (relief) …, các rừng tràm, đầm cây đước (mangrove) …; các vườn cây ăn trái, các văn hóa công nghiệp …) hay một cách cụ thể hơn, văn hóa lúa ngập nước bởi nhiều cách: văn hóa lúa gạo, vốn là hoạt động chính và phần nào độc đáo về mặt văn hóa, lệ thuộc trực tiếp vào các hệ thống và mạng lưới thủy văn.  Trong trường hợp này, châu thổ sông Mê Kong được định nghĩa bởi nông nghiệp.  Nó cũng có thể được cứu xét từ nhiều góc cạnh khác nhau về chủng tộc, các ranh giới hành chính gần đây và quá khứ, các đức tin tôn giáo và các sự hành đạo, các biến cố lịch sử, cách sống v.v… Nói về châu thổ sông Mê Kông là nói về tất cả các khía cạnh này cùng một lúc.  Khác xa với một đồng bằng buồn bã và đơn điệu, châu thổ sông Mê Kông ngược lại là một không gian thực sự biến hóa.
    Khi nói về châu thổ sông Mê Kông, các nhà hành chính thường đề cập đến Miền Dưới Của Nam Kỳ (Low Cochinchina hay Basse Cochinchine), Miền Tây Nam Kỳ (Western Cochinchina hay Cochinchine occidentale), Miền Quá Sông Bassac (Transbassac), Miền Chưa Tới Sông Bassac (Cisbassac), hay để nói về địa hạt một tỉnh, họ hay dùng tên gọi của các trung tâm hành chính (Cần Thơ, Bạc Liêu …)
     Đối với các thành ngữ bằng tiếng Việt, họ đề cập tới các ý niệm không gian khác.  Nếu nhóm từ đồng bằng sông Cửu Long được nhất loạt sử dụng để nói về châu thổ sông Mê Kông, nguồn gốc và sự phổ thông hóa của nó vẫn chỉ được biết rõ. Từ ngữ khác được dùng bởi Người Nam (Southerners) là miền tây nam bộ (southwestern region) hay nói cho gọn, miền tây. Về các cư dân của châu thổ sông Mê Kông, họ dùng rất nhiều thành ngữ địa phương khác nhau chứng minh một cách chính xác tính biến đổi của miền hay trong khái niệm về đất đai của họ.  Chính vì thế chúng ta có thể nghe trong các cuộc thảo luận các từ ngữ Lục Tỉnh (từ ngữ lịch sử của sáu tỉnh dưới thời vương triều), Hậu Giang (tên chỉ con Sông Đàng Sau (Posterior River) gọi sông Bassac trong quá khứ), miệt dưới (miền phía dưới), hay miệt trên (miền phía trên) để xác định miền ở bên này hay bên kia con Sông Đàng Trước (Anterior River) (tức Tiền Giang), miệt vườn để nới về miền có vườn cây ăn trái.  Các thí dụ dĩ nhiên càng tăng khi chúng ta cứu xét đến các định nghĩa phổ thông địa phương thường tham chiếu đến tên của các con kinh hay con sông.  Các cách nói và các thành ngữ địa phương này – đôi khi – cho phép xác định không gian châu thổ với các dấu hiệu ranh giới biểu trưng, phát sinh từ một văn hóa bình dân sống động.
     Một người của châu thổ sông Mê Kông đã tận tụy cho nền văn hóa bình dân này và cho tất cả các loại truyền thống truyền khẩu đến nỗi ông đã quyết định muốn bảo tồn chúng bằng cách viết lại về chúng, sự việc trở thành trọng tâm trong sự nghiệp sáng tác văn chương của ông.  Nhà văn Sơn Nam, dân gốc Kiên Giang, sinh ra từ một địa phương được gọi là miệt thứ (“Miền kinh số 4, gần rừng U Minh) đã cố gắng và đã thành công trong việc trình bày và hiểu được “hồn phổ biến [?]: popular soul” (từ ngữ của chính ông) của miền và của cư dân của nó”. 55 Chính vì thế, hàng tá tác phẩm của ông mang lại cho người đọc một cái nhìn sâu xa và chính xác về lịch sử và xã hội địa phương và cùng một lúc, một  cái nhìn tổng hợp về sinh quán của ông, Hậu Giang, một cách tổng quát hơn, về châu thổ sông Mê Kông (đồng bằng sông Cửu Long) và về Miền Nam Việt Nam.  Thí dụ, chính một trong những quyển sách của ông đã phổ cập hóa thành ngữ miệt vườn và đã tạo ra từ ngữ mới (neologism) “văn minh miệt vườn: Orchard civilization” để nói về các đặc điểm phân bổ nông nghiệp của Vĩnh Long và Bến Tre.
     Ông cũng đề nghị gọi châu thổ sông Mê Kong là “văn minh sông nước: riverine cvivilisation” để mô tả chức năng trung tâm của các thủy lộ (sông, kinh đào, biển duyên hải) trong đời sống hàng ngày, trong kinh tế và trong các tín ngưỡng bình dân, những cũng có quan hệ và trao đổi với các miền khác của Việt Nam và với các nước Đông Nam Á (Căm Bốt, Thái Lan, Mã Lai, Singapore).  Thành ngữ này cho phép tác giả của nó biện biệt trong một cung cách đầy màu sắc các miền văn hóa to lớn của Việt Nam: theo khái niệm của ông, miền bắc Việt Nam, cho đến Thanh Hóa, là một nền văn minh đại lục; sau đó từ Hội An (Miền Trung), Việt Nam hướng ra biển, kế đó, từ Sàigòn Việt Nam thuộc vào miền biển Địa Trung Hải Á Châu”.
     Nhưng năm gần đây, giao sư Lê Quốc Sử có ấn hành một cuộc nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh kinh tế của miền mà ông ưa gọi là “văn minh kênh rạch: canal civilization””. Ngoài cảm nghĩ cá nhân của ông, tác giả có đề câp đến các thí dụ khác để định nghĩa miền và đề nghị một sự thử xếp loại đầu tiên. Nhưng một vài khía cạnh cần phải được làm chính xác hơn hầu có thể xác định được không gian châu thổ với các tiêu chuẩn lý thuyết và ngữ học xã hội.
     Tiếp nối quan điểm kinh tế (văn minh kênh rạch) hay tổng quát hơn, quan điểm văn hóa (văn minh sông nước), cuộc khảo sát làng Sóc Sơn, và phần mở rộng, đến kinh Tri Tôn, có khuynh hướng chứng minh cho giá trị của hai định nghĩa này.  Trong thực tế, kinh Tri Tôn là một gốc rễ của các thôn ấp và tiến trình thành lập xã; nó cũng là một địa điểm có nền kinh tế phát đạt. 
* * *
     Chính vì thế, xem ra cuộc sống đan kết nhau trên con kinh và tinh thần tiên phong cùng chia sẻ của dân số khác biệt này đã tìm thấy một nơi hỗn hợp của xã hội sông nước đồng bằng Cửu Long Giang và một cách tổng quát hơn của một nền văn hóa phổ thông.  Các cuộc nghiên cứu về sự thành lập gần đây làng Nam Thái Sơn (tên cũ là Sóc Sơn) cũng phát lộ các tương tác giữa sự quản trị thủy lực của một vùng kém phát triển trong một thời gian lâu dài với các sự định cư của con người dọc theo các kinh đào mới, như trong trường hợp này được tượng trưng bởi phong trào di dân có hoạch định trùng hợp với di dân tự phát.  Ở tận các căn nguyên của sự cất cánh kinh tế địa phương, kinh đào cũng là phương tiện cho phép sự luân lưu và nối kết nhau giữa các truyền thống văn hóa khác nhau.  Các di dân Bắc Kỳ chỉ là “một mảnh ráp mới của bức tranh ghép đã sẵn được tạo hình” (une nouvelle pièce de la mosaique déjà dessinée” ), hàng trăm gia đình này đã thích nghi với môi trường và dân chúng của “mặt trận tiên phong biến đổi mỗi di dân mới thành một đoàn viên toàn diện của cộng đồng”. Không có gì nghi ngờ rằng loại tiếp nhận - hòa nhập này đã có hiệu quả và nó có thể được giải thích một cách đặc biệt bởi kinh nghiệm chung về sự khai khẩn rừng hoang và quản trị mạng lưới thủy lợi.  Trong năm 1924, một văn gia người Pháp, Albert Viviès có viết trong một giọng điệu rất khêu gợi rằng “Bán Đảo Đông Dương có hình dạng của một bầu vú đẹp đẽ và rằng Miệt Dưới Nam Kỳ sẽ là núm vú phong phú của nó.  Các mạch sữa của nó chứa đầy một cuộc sống sung túc”. Ẩn dụ cá nhân này là sự bày tỏ hay nhất cho lòng cảm ơn của một dân chúng cần cù đối với mảnh đất nuôi dưỡng mình cũng như cho sức sống của toàn miền thường xuyên được tái tạo bởi dòng nước./-   
 

Sưu tầm “hát ru con”

       Từ lâu, những người nuôi trẻ nhỏ khắp trên thế giới đã biết dỗ chúng ngủ bằng cách hát ru con. Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.
        Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con. Như:
 1. Trâu ơi ta bảo trâu này,
    Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
    Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
    Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
    Bao giờ cây lúa còn bông,
    Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
    . . . . .
2. Cái cò cái vạc cái nông
    Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò.
    Không, không, tôi đứng trên bờ,
    Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
   Chẳng tin thì ông đi đối,
   Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
   Con cò mà đi ăn đêm
   Con cò mà đi ăn đêm,
   Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
   Ông ơi, ông vớt tôi nao,
   Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
   Có xáo thì xáo nước trong,
   Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
     . . . . . .
     Thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu nghe được tiếng động và giọng của mẹ từ tháng thứ 4 (mặc dù hệ thống tai-nghe hoàn thành vào tháng thứ 6). Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mặc dù thai nhi nằm trong nước ối và được bao bọc bởi nhiều lớp cơ, màng, có thể nghe được tiếng động, tiếng nhạc, nhịp nhanh chậm, tông độ cao thấp, v.v... gần như chính xác. Tiếng nói của mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể thẳng vào tử cung. (Busnel, Granier-Deberre, and Lecanuet 1992)
      Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Chỉ qua 5 giây, tiếng động kích thích có thể làm thay đổi nhịp tim kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Nhiều tiếng nhạc làm thay đổi chuyển hóa. Trong một cuộc khảo cứu, khi trẻ sinh thiếu tháng được cho nghe bài nhạc "Lullabye" của Brahms 5 phút, 6 lần mỗi ngày rõ ràng có lớn nhanh hơn những trẻ tương tự. (Chapman, 1975)
       Nhịp điệu của bài hát đem lại cảm giác "an toàn" có thể vì làm nhớ lại nhịp điệu tim đập nghe được từ những ngày tháng còn trong lòng mẹ. Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết đang được người bảo bọc.
        Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng những nguyên âm không thành câu ("humming") dễ làm trẻ ngủ hơn là hát thành bài có câu cú rõ rệt.(Trích từ Wikipedia).
    Ầu ơ ... ví dầu
    Cầu ván đóng đinh
    Cầu treo lắc lẻo
    Gập ghềnh khó qua
       ...........
    Ầu ơ ...
    Khó qua mẹ dắt con qua...
    Con đi trường học
    Mẹ đi trường đời ...
    Qua thực tiễn của sự tiến bộ, nhiều bà mẹ tự cho mình là người hiện đại đã tự bỏ mất nhiều nét độc đáo trong mối quan hệ mẫu tử: không biết hát ru, không cho con bú sữa mẹ, không chăm sóc và gần gủi thường xuyên đứa con mình mang nặng đẻ đau . . . điều này góp phần làm cho mối quan hệ thiêng liêng ngày càng thiếu gắn bó. Khi thiếu mối quan hệ này thì sẽ dẫn tới hệ quả không tốt: Tôn kính cha, mẹ; Tấm lòng hiếu thảo; . . . Nhưng những điều đó là những biểu hiện tạo nên một nét văn hóa độc đáo của gia đình Việt Nam.   



Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Tham khảo “ĐỔI MỚI GIÁO DỤC”

(Trích theo nội dung chương thực tiễn đa dạng về cải giáo dục – định hướng đổi mới và phát triển ở một số nước. trong Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường – nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội– năm 2007).

Giáo dục Nga: Mục tiêu “Bảo đảm chất lượng hiện đại của giáo dục, góp phần khôi phục vị trí hàng đầu của Nga trên thế giới”.
   Vào những năm 90 của thế kỷ XX, Nga cải cách giáo dục dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản:
   -Giáo dục phải đóng vai trò hàng đầu trong phát triển con người và điều kiện quyết định sự phát triển xã hội và là động lực cho mọi cải cách thuộc mọi giai đoạn của đời sống.
   -Hệ tư tưởng , nội dung và phương pháp giáo dục phải được xem xét lại để góp phần xây dựng xã hội mới.
         Năm 2000 Duma Nga phê chuẩn Quyết sách quốc gia về giáo dục Nga đến năm 2025.
Giáo dục Nhật: Mục tiêu “Đem lại sức sống mới cho nhà trường, gia đình và công đồng”.
   Người Nhật bước vào thế kỷ XXI với tham vọng xây dựng một đất nước hùng cường và dẫn đầu thế giới. Giáo dục được coi là nền tảng trong 100 năm tới của quốc gia.
   Nhật tiến hành cải cách giáo dục lần 1 vào năm 1872, trong thời vương triều Minh Trị. Cải cách thành công chuyển nền giáo dục truyền thống sang giáo dục hiện đại, bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp.
Nhật tiến hành cải cách giáo dục lần 2 vào năm 1947, sau thế chiến thứ 2. Và được đánh giá là Động lực hàng đầu cho sự phát triển Kinh tế -Xã hội của Nhật.
   Năm 2000, Thủ tướng Nhật thành lập Ủy ban quốc gia cải cách giáo dục. Ba mục tiêu cơ bản đề ra:
   -Người học được bồi dưỡng tinh thần nhân văn phong phú;
   -Hệ thống giáo dục tạo điều kiện phát huy năng lực cá nhân và bồi dưỡng tài năng sáng tạo;
   -Tạo dựng các nhà trường mới phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.
Giáo dục Mỹ: Mục tiêu “Vì sự ưu tú trong giáo dục”.
   Bản báo cáo “Đất nước lâm nguy” năm 1983 nói về kết quả học tập của học sinh Mỹ bắt đầu thua kém với một số nước phát triển. Nêu lên chất lượng giáo dục còn nhiều khuyết điểm . . . . Dẫn đến nước Mỹ phải cải cách giáo dục. Cải cách phải hướng tới sự ưu tú trong giáo dục. Cải cách giáo dục ở Mỹ cần sự cam kết của nhà nước và sự đồng tâm hợp lực của toàn xã hội.
   Các nhà giáo dục Mỹ yêu cầu phải hiểu sự bình đẳng về cơ hội giáo dục không phải chỉ là sự bình đẳng được đến trường mà còn là sự bình đẳng trong việc thụ hưởng giáo dục có chất lượng.
Nên Mỹ đã tiến hành cuộc cải cách giáo dục toàn diện.
Giáo dục Thái Lan: Mục tiêu “Giáo dục để kiến thiết quốc gia, tăng sức mạnh cá nhân và tạo công ăn việc làm mới”.
   Đầu những năm 1990 mục tiêu cải cách giáo dục Thái lan là chuẩn bị những công dân tương lai đủ năng lực đáp ứng các thách thức của tòan cầu hóa và quốc tế hóa. Cuộc cải cách không mệt mõi. Toàn bộ các họat động cải cách từ cải cách việc học ở trường phổ thông, cải cách giáo dục Đại học, đến cải cách cơ chế tài chánh, cải cách hệ thống quản lý đều hướng tới việc xây dựng một xã hội học tập.

      Qua kết quả về cải cách, đổi mới giáo dục một số quốc gia trên thế giới, khu vực như đã nêu trên đã cho chúng ta một nhận thức: quản lý giáo dục là một quản lý động; mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội là mối quan hệ biện chứng có tính cân bằng động.
       Do đó,
       Theo tôi chúng ta có thể nói “Giáo dục luôn có sự đổi mới ở bất kỳ không gian và thời gian”.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Tham khảo "TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI"

       Trong lý luận quản lý và tổ chức hiện đại, một triết lý mới, một thái độ mới, một cách tiếp cận mới đang được nghiên cứu và phổ biến ngày càng rộng rải đối với thực tiển xây dựng và quản lý tổ chức.
       Các nhà khoa học quản lý đưa ra khái niệm như sau: “Tổ chức biết học hỏi là một tổ chức trong đó mọi thành viên được huy động, lôi cuốn và việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết những vấn đề làm cho tổ chức có khả năng thực nghiệm cách làm mới, phát triển và cải tiến liên tục khiến tổ chức có khả năng đạt được mục tiêu hiệu quả nhất”.
      Khái niệm trên cho ta thấy trong quản lý tổ chức là một loại quản lý động, mọi thành viên không ngừng học tập để phát triển trên tinh thần tự giác, tinh thần cầu tiến và tinh thần đồng đội cao.
        Nếu ta xem xét lịch sử cái “Học” thì sẽ thấy rõ việc học luôn phát triển không ngừng. Như ở Châu Âu: Thề kỷ 18 quan niệm học là để biết cách nhận thức; thế kỷ 19 thì học để biết cách hành động; thế kỷ 20 học để biết cách tồn tại và thế kỷ 21 học để biết cách cùng chung sống.
        Đối với Việt Nam có câu: “Ăn, nói, gói, mở”
        Học ăn chính là biết lĩnh hội; học nói chính là biết diễn đạt; học gói chính là biết kết thúc vấn đề và học mở chính là biết mở đầu một vấn đề. Như vậy mọi người phải luôn học hỏi không ngừng để biết “ăn, nói, gói, mở”.
       Muốn xây dựng được một tổ chức biết học hỏi thì người quản lý phải nắm rõ kỹ năng cơ bản sau:
-          Tư duy hệ thống (System Thinking).
-          Quan điểm hay tầm nhìn chia sẻ (Shared Vision).
-          Mô hình tinh thần có tính thách thức (Challenging Mental Models)
-          Học hỏi có tính đồng đội (Team learning).
-          Làm chủ bản thân (Personal Mastery).
Việc thiết kế, xây dựng một tổ chức biết học hỏi là thực hiện sự biến đổi cụ thể các lãnh vực: Lãnh đạo-Chỉ đạo; Cấu trúc tổ chức; Sự ủy quyền; Chia sẻ thông tin; Chiến lược phát lộ và Văn hóa mạnh mẽ.
Ở đây tôi xin nói thêm vài ý về Văn hóa. Chúng ta đều biết văn hóa là những giá trị, những niềm tin, sự hiểu biết, các chuẩn mực được các thành viên trong tổ chức chia sẻ. Có thể khẳng định văn hóa là nền tảng của một tổ chức biết học hỏi. Nó phải mạnh mẽ 3 lãnh vực sau:
- Cái toàn thể là quan trọng hơn cái bộ phận, ranh giới giữa các bộ phận phải giảm thiểu đến mức thấp nhất.
- Văn hóa là phải bình đẳng với tất cả mọi thành viên.
- Các giá trị văn hóa phải đạt đến cái thiện và thích nghi.
Hiện nay chúng ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập, trong đó người người học tập, nhà nhà học tập và học tập không ngừng.
      Vì vậy, xây dựng một tổ chức biết học hỏi cũng trở thành một nhu cầu trong công tác quản lý nên những người quản lý phải đặt biệt quan tâm.
       Các bạn là những nhà quản lý giáo dục, các bạn có suy nghĩ gì về tổ chức của mình? 

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Clip nghệ thuật

                                        Trích từ Zing video nghệ thuật.
                                        Nhằm giới thiệu với các bạn nét đẹp Việt Nam
                                Trích từ BaamBoo Nghệ thuật vẽ tranh trên nước độc đáo

                                   

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Luận về "NHÂN, TRÍ, DŨNG"

Trong thời đại ngày nay khoa học tiến bộ như vũ bảo, đã đưa đến việc giao lưu văn hóa của các nước, các dân tộc trong khu vực và thế giới. Việc bảo tồn bản sắc dân tộc đã trở thành một yêu cầu hết sức quan trọng cho mỗi quốc gia, dân tộc. Những vấn đề mang tính chất đặc thù của mỗi dân tộc phải được bảo tồn và phát triển như thế nào cho phù hợp với thời đại. Có những giá trị lạc hậu cần phải bỏ đi, nhưng cũng có những giá trị cần phải gìn giữ và tryền đạt cho các thế hệ tiếp theo.
Ở đây tôi xin nêu về khái niệm của 3 đức tính: Nhân, Trí Dũng để xem chúng cần gìn giữ hay không? Chúng còn là giá trị đạo đức phù hợp trong thời đại ngày nay hay không?
            Khổng Tử có câu: “Đạo người quân tử có ba: nhân thì không lo, trí thì không nghi ngờ, dũng thì không sợ” [“Quân tử đạo hữu tam: nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ” (“Luận ngữ”, “Hiến vấn”)]. Nhân là lòng thương yêu giúp đỡ người; có “nhân” sẽ không có gì lo buồn, vì đã đem niềm vui cho xung quanh. “Trí” là hiểu biết, phân biệt rõ đúng, sai, hay, dở; có trí sẽ không bị nhầm lẫn, không đi sai đường khiến hư hỏng cuộc đời. “Dũng” là gan dạ, dám vượt mọi khó khăn, gian nguy; có dũng sẽ không biết sợ: không sợ gian lao, không sợ cường quyền, bạo lực cho dù phải hi sinh cả tính mạng cũng vẫn ngang nhiên và kiên trì đi theo con đường mà mình lựa chọn.
Lòng nhân nếu đòi hỏi triệt để phải có trí (để tìm cách giúp đỡ người một cách hữu hiệu) và có dũng (gan dạ, kiên trì thực hiện ý định giúp người).
Trí cũng vậy, nếu có sự hiểu biết thấu đáo, sẽ thấy không thể không thương yêu người khác; hạnh phúc cá nhân nằm trong hạnh phúc tập thể, và cũng sẽ thấy cần dũng cảm để thực hiện cho được điều mình muốn. “Nhân, trí, dũng” hay “trí, nhân, dũng” - đặt nhân trên trí, hay ngược lại, đặt trí trên nhân là tuỳ theo cá tính mỗi người thiên về tình cảm hay lí trí, nhưng trí hay nhân - đi đến chỗ hoàn thiện thường bao hàm lẫn nhau. Riêng dũng chỉ có giá trị đạo đức khi phục tùng trí và nhân.
Nhân, Trí, Dũng là khái niệm của Nho giáo, nhưng chúng thể hiện đức tính cao đẹp của con người, là sự hỗ trợ lẫn nhau về ba mặt của tâm lí: tình cảm, trí tuệ và ý chí.
Theo tôi luận về Nhân, Trí, Dũng là luôn phù hợp với mọi thời đại.

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

LANG THANG CÙNG SINH A4 - (Hồi 1)

Ngọc Dung
(6-11-2010)
Chiều thứ bảy, ngoài trời mưa đang rơi tầm tả, buồn !
Nhìn lại xung quanh cả núi giấy tờ, sổ sách , chán !
Nghe lại những bài nhạc mình từng yêu thích, nhớ !
Mở đọc lại mail của các bạn, vui !
 " Mùa xuân quá vội 
   Mười năm tắm gội 
Giật mình ôi chiếc lá thu phai ...."

Phúc
(6-11-2010)
Chời đất ơi, nữ thi sĩ Ngọc Dung
 làm thơ bất hủ,
phải cất vào tủ,
dành khi mất ngủ,
lấy đọc cho đủ,
kỷ niệm ấp ủ...
Tuyệt!
 Cẩm Lý
(6-11-2010)
Ối giời ơi, nữ thi sĩ Ngọc Dung
Vì buồn bất tử
Nên thử bác Phúc
Có chúc gì không?
Ai dè bác Phúc
Biểu đem nỗi buồn cất tủ
Dung tay chân thua đủ
Giận đùng đùng... nhìn lá thu phai
Diệu Hường
(6-11-2010)
Tức cảnh sinh tình bèn làm thơ con ếch
(Vì) tuổi đời thêm lủ khủ,
(Nên) Tâm trạng nhiều ấp ủ,
(Nhưng) Nỗi buồn nên cất tủ,
(Thế) Làm việc gì, đi đâu nhớ rủ.
Tình bằng hữu, bất hủ!

Kim Anh
(7-11-2010)
Những tháng, ngày cũ, buồn! Im hơi lặng tiếng.
Nay, cảm thấy vừa đủ,
Tiếp tục cùng bằng hữu.
Ơi! Những người bạn cũ,
Biết chăng nỗi lòng tôi....?
Cẩm lý
(8-11-2010)
Dung đi, please, rủ Hường theo,
Phúc đi phải nhớ đèo bồng thêm Trung.
Phần Thúy Anh hùng dũng ung dung,
Chở thêm Hồng Ánh nên... xì bánh xe.   (haha)
Còn Dân Vân thì lì không tả,
Mấy mươi năm nàng chả lái xe.
Không lái xe tính cả Chi Lan,
Làm Thu Hường phải nhọc nhằn vì ai.
Nói tóm lại thiệt là rắt rối,
Chuyện di chuyển mỗi tối đi chơi.
Và ai nấy đều hơi đầy bụng,
Cười to, ăn nhiều, hòa với bạn thân...
 Tình bè bạn, tình thân
Chị Hiền
(8-11-2010)
Minh gia nhung bat hu
Nen khong bi vao tu
Minh khong gia lu khu
Nen van an thua du
Cung ban huu nam cu
Di dau khong ai ru
Thi minh ru co sao
Chi hai " bat hu"
Kim Anh
(9-11-2010)
Những " tuyệt tác" bất hủ, 
Được viết ra sau những đêm mất ngủ.
Xin mời các bằng hữu,
Cùng sáng tác những dòng thơ tình cũ.
Hihihi..... Xin mời.
Hãy cho tôi kết luận "Đây là những vần thơ tuyệt tác mà không thi sĩ nào dám thố lộ"
Ha ha ha ha ha . . . . . . . . chúc một ngày vui thật nhiều.