CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Thế nào là một tổ chức từ thiện? (Tham khảo)

     Tổ chức từ thiện là một loại hình tổ chức tình nguyện - trong đó được hợp pháp hoá đặc biệt cùng điều kiện ưu đãi thuế riêng.
     Có nhiều loại hình tổ chức từ thiện khác nhau. Có thể là một tập hợp những người có cùng tâm nguyện, chí hướng làm việc thiện tạo lập thành một nhóm trên tinh thần lòng tin hoặc một sự bảo trợ nào đó. Mỗi một mô hình sẽ có một cơ cấu tổ chức khác nhau. Ví dụ: một tổ chức từ thiện được hình thành là một tư cách pháp nhân cty đăng ký thì sẽ quản lý bởi một ban giám đốc. Một tổ chức từ thiện mà thành lập như một sự tin tưởng sẽ được quản lý bởi một hội đồng quản lý trong đó có các uỷ viên. Mỗi tổ chức từ thiện sẽ có hệ thống văn bản riêng của mình để hướng vào đối tượng và làm thế nào quản lý được tổ chức của mình.
     Để đăng ký pháp nhân, một tổ chức từ thiện phải có một mục đích (tôn chỉ mục đích, mục tiêu) theo pháp luật quy định về từ thiện. Có một kế hoạch (đề án) rõ ràng bao gồm các mục chính: tôn chỉ mục đích, tài chính, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm,...Tất cả đề án đó mang lại lợi ích cho cộng đồng như thế nào??

     Sau khi đăng ký tư cách pháp nhân, tổ chức từ thiện phải tuân thủ chặt chẽ các điều lệ theo pháp luật và có các quy định về các thành viên, về tài khoản ngân hàng, về nguyên tắc tài chính và quản lý. Nếu tổ chức từ thiện đăng ký theo mô hình công ty thì phải thực hiện thêm các điều luật của doanh nghiệp nữa. Và đặc biệt, một tổ chức từ thiện không được phép có mục tiêu chính trị hay vận động hành lang chính trị không như các tổ chức giáo dục.

     Một tổ chức từ thiện:
     - được thiết lập cho một mục đích từ thiện
     - không phải là tổ chức thu lợi nhuận (khi thêm bất kỳ điều gì vào mục đích đều phải làm hiểu rõ mục đích từ thiện trong đó của tổ chức)
     - có tư cách pháp nhân đăng ký và đựơc độc lập - có nghĩa là nó không trực thuộc một cơ quan pháp lụât nào hay là một bộ phận của một ban ngành nào trong chính phủ, chính quyền địa phương. Bởi vậy, thường gọi các tổ chức từ thiện, nhân đạo là tổ chức phi chính phủ (viết tắt tiếng anh NGO)

      Hầu hết các tổ chức từ thiện lớn, có tiếng đều có kênh website đăng tải các thông tin về tổ chức và các hoạt động của họ. Đây là nguồn thông tin bổ ích để kết nối và giúp tìm kiếm các nguồn tài trợ tương hỗ trong các hoạt động có tính chất tương đồng hoặc giống nhau.

     Một số nguyên nhân mà các tổ chức từ thiện làm việc để giúp đỡ:


     - Xoá đói giảm nghèo
     - Nạn nhân thiên tai
     - Ngăn chặn ảnh hưởng
     - Giáo dục và nghệ thụât
     - Động vật
     - Môi trường
     - Người cao tuổi
     - Bệnh tật
     - Sự lạm dụng và bạo lực

     Một số cách thức tổ chức từ thiện giúp đỡ:
     - Tuyên truyền quần chúng (truyền thông)
     - Nghiên cứ phương pháp trị liệu và điều trị cho các bệnh nhân, nạn nhân
     - Dịch vụ chuyên nghiệp và đào tạo đội ngũ nhân viên
     - Cung cấp một số dịch vụ chăm sóc mà ko có một ai cung cấp cho cộng đồng
     - Nâng cao vị thế người dân để cho cuộc sống của họ tốt hơn
     - Tổ chức các tình nguyện viên
     - Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ làm ra
     - Chạy các chiến dịch vận động
     - Xây dựng các cơ sở mà đáp ứng nhu cầu của nguyên nhân (gây ra)

    
VN hiện nay, để có thể thành lập được một tổ chức từ thiện còn gặp nhiều khó khăn. Về cơ bản là thủ tục hành chính và chưa có 1 cơ quan xử lý chuyên trách đảm nhận chức năng vai trò để phát triển và quản lý các tổ chức từ thiện Việt Nam (VNGOs). Hy vọng công tác xã hội ở Việt nam sớm phát triển, mang lại lợi ích thiết thực và cần thiết cho xã hội đang mong đợi song hành với sự phát triển mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải có.