CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC HÔM NAY

     Đạo đức là thước đo thang giá trị của con người mọi thời đại. Những giá trị đạo đức không bao giờ thay đổi, có chăng là chỉ thay đổi cách nhìn về giá trị ấy. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ nơi cuộc sống hiện đại. Cuộc sống hiện đại đã làm cho con người có những cách nhìn mới về những giá trị đạo đức. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật tân tiến mang lại cho con người nhiều tiện nghi thoải mái. Tuy nhiên, nó cũng mang lại cho con người nhiều nỗi phiền toái, và còn lấy mất khỏi con người nhiều giá trị cao đẹp – vốn là những điều quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lý tưởng sống của con người.
     Những phương tiện khoa học kỹ thuật vốn không tốt cũng không xấu. Nó tốt hay xấu là phụ thuộc vào người sử dụng nó. Thế nhưng, những phương tiện khoa học kỹ thuật, hay nói một cách nôm na hơn là cuộc sống hiện đại đã làm cho con người, nhất là những người trẻ, có những thay đổi cách nhìn về giá trị đạo đức.
Giới trẻ ngày nay có cách nhìn về cuộc sống, con người, thời đại và về những giá trị đạo đức khác những người xưa nhiều. Đạo đức truyền thống đối với họ không phải là điều bắt buộc nữa. Thứ đạo đức đó đối với họ đã trở thành những món đồ cổ rồi. Phải chăng bây giờ lớp trẻ đang sống thiếu đạo đức ? Một vấn nạn không dễ trả lời.
     Những giá trị cao đẹp vốn đã tồn tại bao đời, đang thiếu vắng nơi một bộ phận các bạn trẻ hôm nay. Là con người hoài vọng cho một tương lai sáng lạn, một đất nước giàu và đẹp, cho một tương lai nhân loại tươi sáng hơn, ai lại không băn khoăn, ưu tư trước những thách đố của thời đại, trong đó có vấn đề giá trị đạo đức nơi người trẻ, hay nói một cách thực tế hơn là nhân cách của giới trẻ. Những cái đau đớn do ngoại cảnh đem đến cho ta không nói làm gì, điều đáng nói ở đây là có những cái đau mình biết là do mình tạo nên, nhưng vẫn lao vào đó để chuốc lấy cũng như mang đến cho người khác thì thật đáng trách. Phải làm gì đây để dọn sạch những cọng rác làm dơ bẩn sân chơi của cuộc đời ?
     Đạo đức ngày nay bao gồm nhiều lãnh vực, chứ không gói gọn trong cách học làm người: Đạo đức sinh học, đạo đức trong kinh doanh, đạo đức trong chính trị, đạo đức trong nhà trường, đạo đức trong tôn giáo… mỗi một trong những nền đạo đức này nói lên một khía cạnh nào đó của cuộc sống con người. Giá trị của chúng khác nhau, tuy nhiên, chúng có một điểm chung là con người. Giá trị đạo đức thực là cái bảo đảm cho một cuộc sống hạnh phúc hơn, sung mãn hơn.
     Để hiểu đạo đức là gì, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu từ nguyên của nó đã. Trong tiếng Việt, nghĩa của từ “đạo đức” và “luân lý” gần gần giống nhau. Để hiểu rõ nội dung của đạo đức cần đi tìm ý nghĩa của từ đạo đức và luân lý. Theo “Hán – Việt Từ điển” của Đào Duy Anh, đạo đức bao gồm “Nguyên lý tự nhiên là đạo, được vào trong lòng người là đức – Cái lý pháp người ta nên noi theo”. (Đào Duy Anh, 1957) Theo Từ điển Tiếng Việt thì từ “đạo đức” là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Theo nghĩa hẹp, đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có.”. Còn từ “luân lý” có nghĩa là “những quy tắc về quan hệ đạo đức giữa người với người trong xã hội.” (Minh Tân-Thanh Nghi-Xuân Lãm, 1999).
     Tham khảo quan niệm của các triết gia.
     Đạo đức là một đề tài rất thời sự và cũng rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Theo quan niệm của Démocrite, “Đạo đức là đi tìm khoái lạc vì sự thiện là khoái lạc, còn sự ác là đau khổ. Để mang lại sự thiện thực sự, khoái lạc phải là sự hoan hỉ dài và trường tồn.”
     Socrate quan niệm rằng “con người có thể tìm hiểu những điều thuộc đời sống thực tiễn, để tìm thấy những chân lý khách quan về một nền đạo đức thực tiễn. Ông tin vào nhân đức, tin vào công lý và coi đó là cách sống hợp với ý muốn thần thánh.”  Con người chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc, -điều mà con người luôn khao khát tìm kiếm-, khi con người sống đúng đắn, nghĩa là sống hợp với những quy tắc đạo đức; còn nếu không, con người chỉ chuốc lấy khổ nhục.
     Platon đưa ra một hình ảnh điển hình để nói về đời sống đạo đức như sau:
     “Con người là một chiếc xe song mã, với một con trắng và một con ngựa đen; con ngựa trắng thì đẹp đẽ, khỏe mạnh, nó yêu chuộng sự khôn ngoan và điều độ; ngược lại, con ngựa đen thì xấu xí và bướng bỉnh, nó cần tới những đòn roi mạnh mẽ có thể đi theo sự điều khiển của người đánh xe. Hai con ngựa đó, mỗi con kéo về một ngả, nên việc điều khiển cỗ xe này thật là khó khăn. Nếu trị được con ngựa đen, thì con ngựa trắng sẽ có thể kéo cỗ xe tiến bước theo đoàn xe của thần thánh, vươn lên tới thế giới ý tưởng để chiêm ngưỡng những thực tại vĩnh cửu, chân thực. Nhưng nếu không trị được con ngựa đen, thì cộ xe sẽ lê lết trong vật giới, sa lầy vào những sự vật của trần gian, đầy những ảo ảnh không chân thật.”
     Đối với Aristote, luân lý đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Muốn sống hạnh phúc, con người phải sống có nhân đức. Nhân đức là một thói quen cần được tập luyện thường xuyên chứ không phải là nhất thời. Nhân đức là thái độ quân bình hay trung dung. Ông phân chia nhân đức ra làm hai loại là: nhân đức tinh thần gồm: óc phê phán, bình luận hợp lý hợp cảnh, tinh thần trật tự; và nhân đức luân lý: là những tập quán tốt giúp con người giữ mực chiết trung giữa thái quá và bất cập.
     Đạo đức Khổng – Mạnh không những ảnh hưởng chỉ riêng ở Trung Hoa, mà còn ảnh hưởng lên nhiều nước Á Châu, trong đó có Việt nam chúng ta. Nhân dân Việt Nam sống dưới ách thống trị phong kiến phương bắc ngót ngàn năm; cho nên, nền văn hóa của dân tộc ta chịu ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Trung Hoa, hay nói rõ hơn đạo đức của con người Việt mang đạm phong cách của người Trung Hoa. Khổng Tử nói: “Ta lý tưởng vào đạo, giữ vững vào đức, nương cậy vào nhân” (Chí vu đạo, cứ vu đức, y vu nhân – Luận Ngữ, Hình Nhi). “Ông cho rằng đạo là lý tưởng và chuẩn tắc hành vi cao nhất của chúng ta. Đức là sự thể hiện trong hành vi cụ thể. Nhân là gốc của đạo đức. Mạnh Tử tiến thêm một bước, cụ thể hóa nó thành Tứ đức (Nhân, lễ, nghĩa, trí) và ‘Ngũ luân’ (Quân thần-vua tôi, phụ tử-cha con, huynh đệ-anh em, phu phụ-vợ chồng, bằng hữu-bạn bè). Quan niệm đạo đức Khổng – Mạnh đều gợi mở từ sự tự giác trong nội tâm của người ta. Tuân Tử thì lấy Lễ làm gốc cho đạo đức, chủ trương tu thân bằng lễ (dĩ lễ tu thân), làm sáng chính trị bằng nghĩa (dĩ nghĩa minh chính). Đổng Trọng Thư thì căn cứ vào đấy để xây dựng thành đạo đức luân lý ý trời (thiên ý) làm trung tâm, lấy tam cương ngũ thường làm nội dung.”
     Có thể nói được rằng nền luân lý Việt Nam được xây dựng trên những nền tảng của Nho giáo, và nó có thế giá trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Những giá trị ấy có năng lực hướng dẫn con người Việt Nam trong cuộc sống đời thường cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Đất Nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của đạo đức Nho giáo trong những anh hùng hào kiệt con Rồng cháu Tiên như Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung,…
     Đạo đức của một dân tộc là bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc đó và được tôi luyện qua suốt chiều dài lịch sử. “Người Việt phải sống bằng văn hóa Việt”

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Mời các bạn tham khảo một số nét lịch sử nước nhà. Trên tinh thần "Người Việt phải biết Sử Việt".

Trong lịch sử, Việt NamTrung Quốc là 2 quốc gia thường xuyên xảy ra chiến tranh, từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại. Việt Nam cũng đã từng là thuộc địa của Trung Quốc trong 10 thế kỷ. Trong tất cả các triều đại/chính phủ của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ giáp ranh với Việt Nam (Tần, Triệu, Hán, Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Ngô, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Trung Hoa Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), triều đại/chính phủ nào cũng đưa quân sang Việt Nam với ý định thôn tính lãnh thổ hoặc ít nhất là kiểm soát chính quyền. Các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc được xem là một trong những chủ đề chính, nếu không muốn nói là chủ đề lớn nhất, của lịch sử Việt Nam.

Chiến tranh Ân-Văn Lang (VN).

Cuộc chiến tranh được xem là đầu tiên giữa hai nước diễn ra là vào thời nhà Ân của Trung Quốc và thời Hùng Vương thứ 6 ở Việt Nam. Cuộc chiến này gắn liền vời truyền thuyết Thánh Gióng. Cuộc chiến kết thúc với sự thất bại của quân đội nhà Ân.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quân Ân không phải là nhà Ân (Thương) mà là một bộ tộc man di ở nam Trung Quốc.

Chiến tranh Tần-Âu Lạc (VN).

Mũi tên đồng của quân Việt - khai quật tại Thành Cổ Loa
Sau khi tiêu diệt 6 nước Sơn Đông, thống nhất Trung Quốc và lên ngôi hoàng đế, Tần Thủy Hoàng tiếp tục ý định mở rộng lãnh thổ về phía nam, Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam. Cuộc chiến kết thúc năm 208 TCN và “kéo dài 10 năm”, xác định rằng thời điểm Tần Thủy Hoàng phát binh đánh Bách Việt khoảng năm 218 - 217 TCN.
Cuộc chiến chống Tần của người Bách Việt kéo dài trong khoảng 10 năm, trong đó người Âu Việt đụng độ quân Tần trong khoảng 6 năm (từ năm 214 TCN). Các tộc người Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt… đã bị chinh phục nhưng người Âu Việt đã chiến thắng. Bước nam tiến của nhà Tần bị chặn lại sau thiệt hại nặng trong cuộc đụng độ này cùng cái chết của tướng Đồ Thư. Theo các sử gia Việt Nam hiện đại, gần như cùng thời điểm đó, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán đã thay thế Hùng Vương của nước Văn Lang, thống nhất Âu Việt và Lạc Việt, thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 207 TCN.

Thời Bắc thuộc

Chiến tranh Hán-Lĩnh Nam (VN).

Năm 40 công nguyên, sau cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng là người Việt nổi dậy, phần đất thuộc bộ Giao Chỉ (gồm 4 quận Hợp Phố tức Quảng Đông, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) tách ra khỏi lãnh thổ nhà Đông Hán, trở thành một vùng đất độc lập. Trưng Trắc và Trưng Nhị lấy đất Mê Linh làm kinh đô, phong chức tước cho những người cùng tham gia khởi nghĩa. Chính quyền của 2 bà tuy còn sơ khai nhưng cũng đã là một nhà nước độc lập, tự chủ.
Tới năm 42 công nguyên, nhà Hán - Trung Quốc do Mã Viện cầm đầu đã đưa quân sang đánh, chính quyền của Hai Bà Trưng bị thất bại, người Việt lại tiếp tục bị Trung Quốc đô hộ.

Chiến tranh Đông Ngô-Việt.

Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân gian khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại.
Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố[6] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền [11]. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.
Bà Triệu chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng. Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.

Chiến tranh Lương-Vạn Xuân (VN).

Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571 một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602

Chiến tranh Đường-Việt.

Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 - 722).
Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của người dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.
Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) đã làm triều đình nhà Đường rung chuyển. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên[1], được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ.

Thời độc lập tự chủ (905-1407)

Chiến tranh Nam Hán-Việt.

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

Chiến tranh Tống-Đại Cồ Việt, 981.

Chiến tranh Tống-Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành.

Chiến tranh Tống-Đại Việt, 1075-1077.

Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 là tên gọi cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076; Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quân Tống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ Đại Việt.

Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt.

Bản đồ mô tả cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Nguyên
Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (tên gọi ở Việt Nam) của một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một xứ phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.

Chiến tranh Minh-Đại Ngu.

Chiến tranh Minh-Đại Ngu, hay thường được giới sử học Việt Nam gọi là chiến tranh xâm lược của nhà Minh 1406-1407, là cuộc chiến của nhà Hồ nước Đại Ngu chống cuộc xâm chiếm của nhà Minh dưới triều Minh Thành Tổ nhưng bị thất bại, Việt Nam một lần nữa rơi vào sự cai trị của Trung Quốc.

Thời thuộc địa nhà Minh (1407 - 1427)

Chiến tranh Minh-Đại Việt.

Sau thất bại của người Việt trước Trung Quốc trong thời nhà Hồ, Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về Trung Quốc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong...
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn, Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

Thời độc lập (1428 - 1858)

Chiến tranh Thanh-Đại Việt.

Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê.
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước hoạ xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Chiến thắng này còn đánh dấu việc nhà Tây Sơn chính thức thay nhà Hậu Lê trong việc cai quản đất Bắc Hà và trong quan hệ với nhà Thanh.

Thời cận đại và hiện đại

Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, 1979.

Các hướng tiến công của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới năm 1979
Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" theo lời nói của Đặng Tiểu Bình, cuộc chiến kéo dài khoảng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc bị Việt Nam đẩy lui, hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên giới. Việt Nam tuyên bố chiến thắng do đã đẩy lui được quân nam chinh Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Xung đột biên giới Việt-Trung, 1979-1990.

Tiếp nối cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979. Sau khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979 sau cuộc chiến tranh biên giới, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam". Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60km² lãnh thổ có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan thuộc Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam.
Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, cao điểm là các năm 1984-1985. Tới đầu những năm 1990, cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi CampuchiaLiên Xô sụp đổ, quan hệ giữa hai nước dần trở lại bình thường. Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Thế nào là một tổ chức từ thiện? (Tham khảo)

     Tổ chức từ thiện là một loại hình tổ chức tình nguyện - trong đó được hợp pháp hoá đặc biệt cùng điều kiện ưu đãi thuế riêng.
     Có nhiều loại hình tổ chức từ thiện khác nhau. Có thể là một tập hợp những người có cùng tâm nguyện, chí hướng làm việc thiện tạo lập thành một nhóm trên tinh thần lòng tin hoặc một sự bảo trợ nào đó. Mỗi một mô hình sẽ có một cơ cấu tổ chức khác nhau. Ví dụ: một tổ chức từ thiện được hình thành là một tư cách pháp nhân cty đăng ký thì sẽ quản lý bởi một ban giám đốc. Một tổ chức từ thiện mà thành lập như một sự tin tưởng sẽ được quản lý bởi một hội đồng quản lý trong đó có các uỷ viên. Mỗi tổ chức từ thiện sẽ có hệ thống văn bản riêng của mình để hướng vào đối tượng và làm thế nào quản lý được tổ chức của mình.
     Để đăng ký pháp nhân, một tổ chức từ thiện phải có một mục đích (tôn chỉ mục đích, mục tiêu) theo pháp luật quy định về từ thiện. Có một kế hoạch (đề án) rõ ràng bao gồm các mục chính: tôn chỉ mục đích, tài chính, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm,...Tất cả đề án đó mang lại lợi ích cho cộng đồng như thế nào??

     Sau khi đăng ký tư cách pháp nhân, tổ chức từ thiện phải tuân thủ chặt chẽ các điều lệ theo pháp luật và có các quy định về các thành viên, về tài khoản ngân hàng, về nguyên tắc tài chính và quản lý. Nếu tổ chức từ thiện đăng ký theo mô hình công ty thì phải thực hiện thêm các điều luật của doanh nghiệp nữa. Và đặc biệt, một tổ chức từ thiện không được phép có mục tiêu chính trị hay vận động hành lang chính trị không như các tổ chức giáo dục.

     Một tổ chức từ thiện:
     - được thiết lập cho một mục đích từ thiện
     - không phải là tổ chức thu lợi nhuận (khi thêm bất kỳ điều gì vào mục đích đều phải làm hiểu rõ mục đích từ thiện trong đó của tổ chức)
     - có tư cách pháp nhân đăng ký và đựơc độc lập - có nghĩa là nó không trực thuộc một cơ quan pháp lụât nào hay là một bộ phận của một ban ngành nào trong chính phủ, chính quyền địa phương. Bởi vậy, thường gọi các tổ chức từ thiện, nhân đạo là tổ chức phi chính phủ (viết tắt tiếng anh NGO)

      Hầu hết các tổ chức từ thiện lớn, có tiếng đều có kênh website đăng tải các thông tin về tổ chức và các hoạt động của họ. Đây là nguồn thông tin bổ ích để kết nối và giúp tìm kiếm các nguồn tài trợ tương hỗ trong các hoạt động có tính chất tương đồng hoặc giống nhau.

     Một số nguyên nhân mà các tổ chức từ thiện làm việc để giúp đỡ:


     - Xoá đói giảm nghèo
     - Nạn nhân thiên tai
     - Ngăn chặn ảnh hưởng
     - Giáo dục và nghệ thụât
     - Động vật
     - Môi trường
     - Người cao tuổi
     - Bệnh tật
     - Sự lạm dụng và bạo lực

     Một số cách thức tổ chức từ thiện giúp đỡ:
     - Tuyên truyền quần chúng (truyền thông)
     - Nghiên cứ phương pháp trị liệu và điều trị cho các bệnh nhân, nạn nhân
     - Dịch vụ chuyên nghiệp và đào tạo đội ngũ nhân viên
     - Cung cấp một số dịch vụ chăm sóc mà ko có một ai cung cấp cho cộng đồng
     - Nâng cao vị thế người dân để cho cuộc sống của họ tốt hơn
     - Tổ chức các tình nguyện viên
     - Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ làm ra
     - Chạy các chiến dịch vận động
     - Xây dựng các cơ sở mà đáp ứng nhu cầu của nguyên nhân (gây ra)

    
VN hiện nay, để có thể thành lập được một tổ chức từ thiện còn gặp nhiều khó khăn. Về cơ bản là thủ tục hành chính và chưa có 1 cơ quan xử lý chuyên trách đảm nhận chức năng vai trò để phát triển và quản lý các tổ chức từ thiện Việt Nam (VNGOs). Hy vọng công tác xã hội ở Việt nam sớm phát triển, mang lại lợi ích thiết thực và cần thiết cho xã hội đang mong đợi song hành với sự phát triển mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải có.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới

     Mời các bạn tham khảo bài viết của tác giả Thu Hà.

     Cả EU và Mỹ đã phát động cuộc chống lại hàng hóa Trung Quốc với lý do chính là làm giả quá nhiều và chứa thành phần độc hại cho người sử dụng.
     Đầu tháng này, Ủy ban Châu Âu (EC) đã tổ chức cuộc họp báo phát động chiến dịch tẩy chay hàng kém chất lượng, đặc biệt là đồ chơi, có xuất xứ từ Trung quốc. EU thậm chí đã chi 70.000 euro (1.800 tỳ đồng) để làm video quảng cáo cho chiến dịch này.
     "Không chỉ đồ chơi Trung quốc, mà kể cả các sản phẩm như phao trẻ em hay giày dép cũng đều là hàng hóa nguy hiểm", tờ Germany in Bavaria trích lời Ủy viên Hội đồng công nghiệp Châu Âu Antonio Tjani.
     Ông Tajani cho biết: "Một số mẫu giáy Trung quốc tại Italia có hàm lượng Crom vượt quá 10 lần cho phép. Theo luật của EU, quá 3 lần đã được xếp vào loại độc hại và có khả năng gây Ung Thư". Phần lớn đồ chơi ở các nước EU là hàng Trung quốc, 58% trong số đó là hàng nhái và chứa thành phần độc hại khi sử dụng.  
     Năm 2011, người Mỹ cũng từng tổ chức tháng tẩy chay hàng Trung quốc kéo dài từ 1/8 đến 1/9. Tất cả bắt nguồn từ một thông điệp được lan truyền rông rãi trên internet: Ở Mỹ có một phụ nữ 50 năm không hề mua món quà Giáng sinh nào nếu bà nhìn thấy dòng chữ "Made in China" trên sản phẩm.
     Trong buổi họp báo, EU đã đưa ra lời khuyên khi mua đồ chơi, người tiêu dùng cần tìm nhãn CE trên sản phẩm, để đảm bảo chúng tuân thủ đúng quy định về an toàn, sức khỏe và vệ sinh moi trường. Ông Ta jani cũng thông báo sau mùa hè này, EU sẽ khởi động chiến dịch  tăng cường các biện pháp kiểm soát hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong giai đoạn 2013-2015.
     Thậm chí, một bản tin đặc biệt của người dẫn chương trình Diane Sawyer trên ABC news còn đưa ra hàng loạt đồ vật làm tại Mỹ có thể thay thế hàng Trung quốc, sau đó giới thiệu người dân có thể mua chúng ở đâu với giá cả như thế nào. Diane cũng cho biết chỉ cần mỗi người Mỹ bỏ ra thêm 65 USD mỗi năm để mua hàng nươc mình, thì họ có thể giúp tạo ra 200.000 việc làm.
     Bài viết thậm chí còn cực đoan tới mức cho rằng người Trung quốc có ý xuất khẩu hàng hóa giá rẻ độc hại sang thị trường Mỹ. 70% người Mỹ cho rằng các ưu đãi thương mại với Trung quốc nên bị treo lại một thời gian. "Tuy nhiên, trong khi chờ Chính phủ, thì cáh chủ động nhất là người Mỹ tự hành động. Nếu thấy dưới sản phẩm có chữ "Made in China" hay "PRC", thì đơn giản là chọn một cái khác", bài báo viết.
     Cuối cùng, người viết kết luận nếu 200 triệu người Mỹ giảm mua 20 USD hàng Trung quốc thì cả nước đã bớt được hàng tỉ thâm hụt thương mại hàng năm. Và một tháng phát động chiến dịch sẽ giản được 1/12, tức 8% hàng Trung quốc xuất khẩu sanh Mỹ mỗi năm.
     Tháng 7 vừa qua, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa Trung quốc. Mục đích là phản đối hành động gần đây của Trung quốc tại Biển đông, nhất là trong vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippines.
     Người lãnh đạo phong trào này, bà Loida Nicolas-Lewis nói rằng: "Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng Trung quốc sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng ra cả thế giới" Một cuộc thăm dò của Yahoo! gần đây cho thấy có tới hơn 70% trong số 31.000 người Philippines được hỏi cho biết họ hoàn toàn ủng hộ chiến dịch này. 

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

6 thành tựu khoa học kỳ diệu nhất những năm đầu thế kỷ 21

Sưu tầm, tham khảo.

1. Năm 2000: Năm bản lề của thế kỷ 21, nhóm nhà khoa học Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nhật Bản đã hoàn thành công trình giải mã bộ gien người, giúp khám phá cơ chế hoạt động của sự sống, qua đó tìm cách khắc phục các loại bệnh tật.
Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người - một trong những sự kiện lớn nhất có tầm vóc đột phá lịch sử khoa học của con người từ trước tới nay, đã được công bố vào dịp mở đầu thiên niên kỷ mới, ngày 12/2/2001 tại Tokyo (Nhật Bản), London (Anh), Washington (Mỹ) và nhiều thành phố khác trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất này thì con người được hình thành từ một số lượng gen ít hơn nhiều so với mọi dự đoán ban đầu, chỉ khoảng 30.000 gen.

Việc công bố sơ đồ bộ gen người cho phép các nhà khoa học có thể bắt tay vào tìm hiểu
biết bao điều bí ẩn về nguồn gốc sự sống và về chính bản thân con người.

2. Năm 2001: Sau 15 năm hoạt động trên vũ trụ và có nhiều kỳ tích, Trạm quỹ đạo Hòa bình của Nga chấm dứt tồn tại. Kỷ nguyên du lịch trên vũ trụ đã bắt đầu với việc người đầu tiên thực hiện chuyến bay tham quan an toàn.
Trạm vũ trụ Hòa Bình, hay trạm vũ trụ Mir, là một trạm nghiên cứu được phóng lên vũ trụ vào ngày 19/2/1986, chuyên chú trongj vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người. Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái Đất với 23.000 thí nghiệm khoa học, Mir đón nhận 104 lượt phi hành gia đến làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đợt lưu trú dài ngày nhất trên Mir là của phi hành gia Nga Valeri Vladimirovich Polyakov (437 ngày). Mir đã được cố ý phá vỡ khi gia nhập khí quyển và các phần vỡ đã chọn một diện tích 1500 km² trên vùng biển Nam Thái Bình Dương để làm phần mộ của mình vào ngày 23/3/2001.



Đầu năm 2001, Nga quyết định đưa Mir về Trái Đất vì nó tồn tại quá lâu, phục vụ nhân loại
gấp ba lần thời hạn thiết kế ban đầu là 5 năm.

3. Năm 2003:Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 do nhà du hành Dương Lợi Vĩ điều khiển.
Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba đưa được con người ra ngoài bầu khí quyển trái đất, sau Liên bang Xô Viết trước đây và Mỹ.
Thành công của chuyến bay là thắng lợi to lớn của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc. Ngân quỹ dành cho chương trình này được giữ bí mật song các chuyên gia quốc tế ước tính rằng số tiền ít nhất là 1 tỷ USD.

Nhà du hành Dương Lợi Vĩ cùng Thần Châu 5 hoàn thành 14 vòng quanh trái đất trong 21 tiếng.

4. Năm 2004: Các rôbốt tự hành Spirit và Opportunity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu khoa học trên Sao Hỏa.
Xe tự hành Spirit đã vượt qua tầng khí quyển và đổ bộ thành công xuống bề mặt lổn nhổn đá của sao Hỏa, bắt đầu sứ mệnh thám hiểm hành tinh đỏ để tìm kiếm bằng chứng rằng nơi đây từng thích hợp cho sự sống. Spirit đã phát tín hiệu và gửi ảnh về Trái đất sau khi hạ cánh bằng dù. Spirit rời Florida vào ngày 10/6/2003. Người anh em đồng dạng Opportunity, phi thuyền thăm dò sao Hỏa thứ hai của NASA, cũng rời Trái đất trên tên lửa Boeing Delta 2 vào ngày 8/7/2003. Đây là hai robot thuộc thế hệ hiện đại nhất trong số các robot tự hành. Chúng có kích thước bằng chiếc xe hơi nhỏ với 6 bánh xe.





Ảnh minh họa tàu thăm dò tự hành Spirit trên sao Hỏa.

5. Năm 2007: Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản tuyên bố đã thành công trong việc tạo ra tế bào gốc từ da người - một bước đột phá trong y học - mở ra khả năng tạo tế bào gốc với mã gen cụ thể của cá nhân để chữa các bệnh nan y và loại trừ nguy cơ thải ghép. Trong tương lai, thành tựu này còn giúp khép lại vấn đề gây tranh cãi về đạo đức khi tế bào gốc mới chỉ được lấy từ phôi người.
Ngày 21/11, tiến sĩ Shinya Yamanaka, từ Đại học Kyoto, Nhật Bản phổ biến phát minh mới nhất của họ về lĩnh vực tế bào gốc trên tạp chí Cell Journal. Đồng thời trên tạp chí Science Journal, tiến sĩ James Thomson và Junying Yu, thuộc Đại học WisconsinMadison, Mỹ cũng tường thuật kết quả của họ. Đây là khám phá mới, vô cùng lý thú và gây chấn động trong giới y khoa thế giới. Các nhà khoa học cho biết, với phương pháp mới này, việc biến tế bào da thành tế bào gốc tương đối đơn giản và ít tốn kém hơn so với kỹ thuật chuyển nhân mà Ian Wilmut (người Anh), đã sử dụng để tạo nên cừu Dolly năm 1996. Điều mà họ thực hiện chỉ là cấy 4 gene cần thiết vào tế bào da. Các gene này sẽ tái cấu trúc các nhiễm sắc thể trong tế bào da, biến chúng thành tế bào gốc - là những tế bào có khả năng phân chia thành mọi loại tế bào khác của cơ thể như tim, gan, thần kinh, máu hoặc xương.





Những tế bào trong phát hiện mới này có tiềm năng cực kỳ to lớn trong trị liệu y khoa

Năm 2008: Khởi động máy gia tốc hạt cực lớn mô phỏng vụ nổ Big Bang: Máy gia tốc hạt cực lớn (Large Hadron Collider- LHC), trị giá hơn 10 tỷ USD, có chu vi 27km, đặt ở độ sâu 100m dưới lòng đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ, hoạt động ở nhiệt độ cực thấp -271,3 O C, đã được khởi động ngày 10/9 để mô phỏng vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm nhằm tái tạo những điều kiện hình thành vũ trụ.
Vụ thử đầu tiên đã thất bại, nhưng vào tháng 11 năm nay, vụ thử thứ hai đã bước đầu thu được thành công, hứa hẹn mở ra những khám phá về sự hình thành của vũ trụ. Các nhà khoa học đã ghi nhận được những va chạm đầu tiên của các chùm proton trong LHC lớn nhất thế giới trong cuộc đại thí nhiệm được kỳ vọng sẽ giúp giải mã nguồn gốc của vũ trụ. Với kết quả này, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra những va chạm proton năng lượng thấp mà có thể cuối cùng sẽ cung cấp những đầu mối giải mã vụ nổ Big Bang đầu tiên và nguồn gốc của vũ trụ.




Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Vài hình ảnh về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Các bạn tham khảo.
Hoàng Sa và Trường Sa là biển đảo rất đẹp của Việt nam ta.
                                              Đảo Hoàng Sa
                                                Đảo Trường sa
                                              Đảo Trường sa lớn
                                              Đội quân Hoàng sa

                                                Hình ảnh Hoàng sa và Trường sa





Hiện nay Hải quân Việt Nam có khoảng 50 chiến hạm lớn nhỏ các loại, đa số các chiến hạm này có xuất xứ từ Liên Xô cũ và một phần là do chế độ cũ bỏ lại khi chiến tranh kết thúc. Các loại tàu chiến và chiến hạm này có thể chia ít nhất làm 5 loại cụ thể như sau:
1.Chiến hạm lớp Petya II – III
2.Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500
3. Tàu tên lửa Tarantul I
4. Tàu tên lửa lớp Osa-II
5. Tàu phóng lôi lớp Turya
6. Khu trục hạm Gepard
Trên đây là 6 chủng loại chiến hạm chủ yếu, bên cạnh đó Hải quân Việt Nam còn hàng nghìn các loại tàu chiến, canô, phương tiện chiến đấu khác nữa. Trong số 6 chủng loại tàu chiến chủ yếu của Việt Nam thì 2 chiếc chiến hạm lớp Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có thể coi là hiện đại nhất mà Việt Nam đang sở hữu. Nhưng tờ báo này cũng cho biết: Việt Nam là đất nước có vùng biển rộng lớn nên số lượng tàu chiến và chiến hạm như trên là quá nhỏ bé, bên cạnh đó các chiến hạm đã có thời gian phục vụ quá dài trong quân đội, vì vậy Hải quân Việt Nam cần bổ xung thêm nhiều chiến hạm mới, hiện đại hơn nữa nhằm thích ứng với tình hình chiến tranh hiện đại……