CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

VĂN HÓA?

     Văn hóa khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
     Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trịgiáo hóa.
     Theo ngôn ngữ của phương tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colerecolo, colui, cultus với hai nghĩa: Giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; cầu cúng.
     Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, thẫm mỹ, sân khấu, điện ảnh, . . ..Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
     Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.
     -Hãy phân biệt rõ trình độ Văn Hóa và trình độ Học Vấn. Trong giáo dục thường sử dụng trình độ văn hóa để chỉ trình độ tiếp nhận kiến thức khoa học nên nó chỉ có nghĩa chỉ định về trình độ học vấn.
     -Người có trình độ học vấn cao nhưng chưa phải là người có văn hóa cao. Điều này chứng thực trong xã hội rất nhiều, các bạn có thể tìm gặp trong hoạt động hàng ngày của mình.
     -Chúng ta cũng cần phân biệt văn hóa ngoại lai (không chọn lọc, không cải tiến cho phù hợp với dân tộc để trở thành cái của dân tộc, bắt chước rập khuôn, . . .) với việc chọn lọc và cập nhật văn hóa thế giới để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc. Chúng ta muốn có một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
     Hiện nay, xã hội ta đang có một số người ở nhiều tầng lớp khác nhau bắt chước về trang phục, ngôn ngữ, cử chỉ, . . .của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới (Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung quốc, Hàn quốc, . . .) và cứ cho điều đó là tốt, là hiện đại, là danh dự, . . . (vì không biết mình là ai). Thực ra, đó là điều tai hại làm ảnh hưởng đến phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, làm mất gốc Việt nam.
     Trường quốc tế thì bản sắc văn hóa của người Việt đang được thế giới tôn vinh, nhưng lại có những nhà văn hóa, nhà giáo dục Việt Nam không biết tự hào, gìn giữ và phát triển.