CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

VÀI CÂY THUỐC NAM CHO BẠN THAM KHẢO

TÁC DỤNG CỦA CÂY KIM VÀNG
Cây Kim vàng (Barlerialupulina lindl) hay còn gọi là gai kim vàng, gai kim bóng, thuộc họ Ô rô, có công dụng chủ yếu là kháng khuẩn, chống viêm họng, giảm đau, giải độc, điều trị rắn và sâu bọ cắn, chữa ho, đau nhức răng, tê bại, nhức mỏi, bong gân.
Cách dùng chữa bệnh: Nghiền nát lá tươi; dùng hoa cũng có tác dụng, lá khô giảm hiệu quả 40%.
Chữa đau nhức răng: Có thể rửa sạch lá, nghiền nát, thêm chút muối rồi vê thành viên như hạt đậu, không để mất nư dịch, nhét vào chỗ răng đau. Để tiện hơn lấy độ 1/3 đến 1/2 lá tùy lá to nhỏ, rửa sạch nhai rồi chuyển vào chỗ răng đau.
Nếu đau nặng, giã nhỏ với chút  muối dịch vào chỗ đau. Nhiều người đau đớn nhức nhói không ăn ngủ được, đi bệnh viện nhiều lần nhưng chữa bằng cách trên chỉ sau 5 hoặc 3 phút là khỏi. Nếu nặng chữa vài lần nữa. Tuy nhiên trong thực tế chỉ có 80% là trị khỏi.
Trị mụn nhọt: Cũng làm theo cách trên, với số lá nhiều hơn, đắp ngoài. Chữa khỏi không để lại vết sẹo như bằng c mổ. Mụn nhọt đã lên mủ thì mủ sẽ bị hút đi, mụn nhọt còn xanh thì bị đánh tan.
Trị đau ngang hông lưng: Làm với lượng lá nhiều, giã nát sao với rượu, đấp kín vào chỗ đau, băng lại.
Viêm họng hen: Giã nát, lấy nươc dịch, uống ột chút để ngấm xuống cổ họng. Cắt cơn hen trong vòng 5 phút đồng thời chữa viêm họng.
Chữa đau mình mẩy: Bằng c chặt cả thân, lá, rể rửa sạch, phơi khô, pha nước sôi uống như uống nước trà. Có người đã dùng là kim vàng già, bắt đầu chuyển v, ngâm rượu uống hàng ngày, trừ đau lưng mình mẩy, bệnh đường ruột.
Huyết áp cao, đi tiểu ra máu, dã rượu: Uống dịch lá Kim vàng  
                                                                            GSTS Nguyễn Văn Luật
Tác dụng chữa bệnh của dứa dại  
Quả dứa dại khô làm thuốc. Vị thuốc này có thể chữa nhiều chứng bệnh như tiểu tiện bất lợi, lỵ, say nắng... Không chỉ quả mà cả lá, rễ và hoa của cây dứa dại cũng có tác dụng trị bệnh.
Dứa dại (còn gọi là dứa gai, dứa gỗ) thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào. Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng bộ phận như sau:
Lá non: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng...
- Chữa viêm loét cẳng chân kinh niên: Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào tổn thương.
- Chữa các vết loét sâu gây thối xương: Dùng đọt non dứa dại giã đắp để hút mủ.
- Thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên: Dùng đọt non dứa dại 2 lạng ta, xích tiểu đậu 1 lạng ta, đăng tâm thảo 3 con, búp tre 15 cái sắc uống.
- Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu: Đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống.
Quả: Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí... Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa...
- Chữa lỵ: Dùng quả dứa dại 30-60 g sắc uống.
- Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng.
- Say nắng: Hoa hoặc quả dứa dại sắc uống.
- Đái buốt, đái rắt, đái đục: Quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày.
                                                                 ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống
Chữa sỏi thận bằng quả dứa
Theo Lương Y Vũ Quốc Trung: Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông.
Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.
        theo Thanh Tùng(TNO)