CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Ngành Khoa học Quản lí

Vài suy tư, mời các bạn tham khảo. 

“Một người lo bằng một kho người làm” Đó là người quản lí? – Trở thành nhà quản lí để thể hiện sự năng động, tự tin, quyết đoán và sẵn sàng đương đầu với thách thức.

Nghề quản lí là gì? Nhà quản lí là ai?

- Là nghề hấp dẫn, nhiều thách thức, đòi hỏi tính sáng tạo, tính năng động cao nhất.
- Là nghề tổ chức, sắp xếp các công việc để nó diễn ra theo đúng mục đích với chi phí về thời gian, tài chính, vật chất và nhân lực ít nhất.
- Quản lí là quá trình điều hành, phối hợp sắp xếp và bố trí nhân lực thực hiện các nhiệm vụ đã cho trước. Là hoạt động phối hợp và sử dụng tối ưu các nguồn lực trong tổ chức.
- Nhà quản lí là người năng động, có bản lĩnh, dám đương đầu với thách thức; Tự tin, có phong cách chuyên nghiệp và quyết đoán; Xây dựng mục tiêu, kế hoạch hành động và đưa ra các giải pháp xử lí tối ưu cho mọi tình huống.

Những ai phù hợp với nghề quản lí?

     Nếu bạn thấy mình có các yếu tố sau đây, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn nghề quản lí:
- Luôn mong muốn trở thành nhà quản trị chuyên nghiệp (doanh nhân, chuyên gia tư vấn, cán bộ quản lí ở các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế – xã hội).
- Thích công việc quản lí và làm việc với con người.
- Có bản lĩnh, tính quyết đoán và đổi mới không ngừng.
- Năng động, sáng tạo, tự tin và có phong cách chuyên nghiệp.
- Mong muốn có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Thành đạt và thu nhập cao.
     Muốn hiểu được 2 cái gạch đầu hàng: - Có bản lĩnh . . . , - Năng động, . . . . không phải dễ gì. Thí dụ: Nhiều người lầm tưởng “Bản lĩnh” = “Độc đoán chuyên quyền”, nói không ai dám cải trước mặt, bản thân nghĩ gì đều phải đúng; khi được phong chức thì ra lệnh sửa ngay cái hiện có dù nó rất đúng, rất khoa học và cho rằng mình “sáng tạo”. . . .  Ở đây tôi mong muốn các bạn hiểu một cách khách quan trên cơ sở luận cứ khoa học, thế nào là bản lĩnh, năng động, . . . .
     Nhà quản lí không phải là tên nô bọc trung thành, chủ bảo gì thì làm y như chủ bảo. Nếu như vậy, thì chẳng khác nào chỉ là một máy vô tri vô giác phục vụ cho chủ mà thôi. Nhưng tâm lí chung của ông chủ, của cấp trên thì khoái như thế hơn.
     Như vậy người quản lí phải là một con người thật, có năng lực thật, hiểu biết và ứng dụng khoa học thật, có quyết tâm thật với công việc quản lí của mình. Không sợ khó khăn, luôn thất trách nhiệm thuộc về mình, lấy lợi ích tổ quốc, công đồng, tổ chức luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình.
Các bạn tham khảo những nội dung trên để góp phần xác định nghề nghiệp. Trong thực tế xã hội ta hiện nay, hầu hết ai cũng muốn mình được làm quản lí nhưng chưa bao giờ họ nhìn lại mình có thật sự xứng tầm một nhà quản lí hay chưa.
     Việc xem trọng tài năng quản lí ở đất nước ta còn nhiều bất cập, có một số người nhận thức thật sai lầm và tạo ra hậu quả không tốt cho xã hội là xem ai cũng làm quản lí được, thích ai thì cho người đó .  .  . hoàn toàn cảm tính. Coi thường năng lực quản lí, khoa học quản lí. Trong khi quản lí là một ngành khoa học rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội.
     Quản lí là một khoa học mà không phải ai muốn nắm bắt nó là được đâu.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

“TÀI” THỰC TẾ LÀ GÌ?

Tôi có một số thắc mắc mãi trong đầu về đánh giá thế nào là người tài năng.
Các bạn lưu ý, đánh giá dưới gốc độ thực tế trong xã hội chứ không phải định nghĩa theo lý thuyết hàng lâm nhé.
Tôi xin nêu vài suy nghĩ thực tiễn sau để tham khảo.
Người tài, ở đây theo tôi hiểu là người có đạo đức tốt, thật sự biết xả thân vì dân vì nước và có năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình có hiệu quả cao. Họ là những con người sống bình dị, không kheo khoang, gần gũi với nhân dân, biết lắng nghe tiếng nói của dân và biết đáp ứng những nhu cầu nhân dân đang cần. Vì vậy người ta mới gọi là “Hiền Tài”.
- Những nhà khoa học phát minh và tạo ra một thành tựu khoa học nào đó và được ứng dụng phục vụ con người. Đây là nhân tài rất rõ, ai cũng thấy, ai cũng nhận biết được. Hoặc trong quân sự chúng ta thấy dụng binh của Ngô Quyền, của Vua Quang Trung, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp . . . tài quân sự không ai chối cải được.
- Nhưng nếu ta qua sát thật kỷ lại trong hàng ngũ những người làm công tác khoa học có phải ai cũng như thế không? Điểm lại có không ít những nhà khoa học nổi tiếng và giữ vị trí cao trong tổ chức khoa học, nhưng chưa bao giờ đóng góp được điều gì cho khoa học và thậm chí còn gây cản trở sự phát triển tài năng của các nhà khoa học khác. Vậy họ là người có tài phải không?
Trong thực tế xã hội, ta phải thấy một điều là luôn có vô số mối quan hệ xã hội, tạo nên dây mơ rễ má, có con ông cháu cha, vây cánh, con nhà giàu có. . . nếu có thực tài mà không được bọc lót bởi những yếu tố trên thì cũng có thể trở thành kẻ bất tài và còn bị khốn khổ hơn những con người bình thường. Nên có nhiều người có quan điểm hơi tiêu cực một chúc là: làm sao đá bóng vào lưới dưới bất kỳ hình thức nào cũng được, thậm chí dùng cả trò dơ bẩn nhất. Vậy tài là gì?
Ông cha ta đã xác định rất rõ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nhưng để phát hiện người tài năng thực sự và trân trọng sử dụng đúng tài năng họ trong xã hội ngày nay thì vô cùng khó.
Nhân tài thật, giả ngày nay lẫn lộn mất rồi.
Lỗi này thuộc người làm công tác giáo dục của đất nước.
Giáo dục nhằm mục tiêu tạo ra hiền tài, tạo ra nguyên khí quốc gia (trừ những trường hợp đặc biệt).
Giáo dục không nghiêm sẽ tạo ra những người học giả, tài giả; dẫn tới sinh ra quan tham, dân xấu và xã hội ắt tắc loạn.
Xã hội tương lai sẽ như thế nào là do chính những người lớn chúng ta ngày hôm nay quyết định nền tảng cơ bản của nó.
Ta là người tốt ắt sẽ có một xã hội tương lai tốt, ngược lại ta là kẻ xấu thì xã hội tương lai ắt cũng không tốt đẹp cho con cháu ta. Hậu quả ta làm ngày nay con cháu ta là người phải gánh chịu trong tương lai. Vì vậy, chỉ có những con người vô lương tâm mới tạo ra hậu quả xấu làm hại con cháu mình.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Ngày quốc tế Đa Dạng Sinh Học


Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (cũng gọi là Ngày Đa dạng sinh học thế giới) là một ngày do Liên Hiệp Quốc lập ra, để xúc tiến các vấn đề đa dạng sinh học. Hiện nay, ngày này được cử hành vào ngày 22 tháng 5 hàng năm.
Từ khi được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (Nghị quyết A/RES/49/119) lập ra vào năm 1993 cho tới năm 2000, Ngày quốc tế Đa dạng sinh học được cử hành vào ngày 29 tháng 12 hàng năm để kỷ niệm ngày Công ước về Đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity) bắt đầu có hiệu lực.
Đến ngày 20.12.2000, thì ngày này được đổi sang ngày 22 tháng 5 hàng năm để kỷ niệm ngày Công ước Đa dạng Sinh học được thông qua ở Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (cũng gọi là "Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất"=Earth Summit) ở Rio de Janeiro ngày 22.5.1992, và cũng phần nào để tránh trùng với nhiều ngày lễ khác diễn ra vào cuối tháng 12.