CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Làng khoa học Việt Nam ở Nhật Bản

         Năm 1990, chính phủ Nhật quyết định thành lập JAIST (Japan Advanced Institute of Science and Technology), Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản theo mô hình của Mỹ, nhằm mục tiêu phát triển củng cố vị thế hàng đầu thế giới của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ.
         Hơn 20 năm đã qua, gần 5.000 thạc sĩ và 1.000 tiến sĩ đã tốt nghiệp, sau những ngày tháng dùi mài bên những tập bản thảo dày cộp của Leonard de Vinci được bày trang trọng trong thư viện của Viện. Hàng tá các nhà khoa học lớn của thế giới, chủ nhân của những giải thưởng danh giá như Nobel đã đến đọc bài giảng tại đây. Nhiều phát minh sáng chế đã được đưa vào sử dụng ở Nhật, hoặc bị các bạn Hàn, Trung, Mỹ nhanh chân hơn bán trước.
         Nhưng có một điều là dù nằm mơ, thủ tướng Nhật Bản khi ấy là ông Mori cũng không tưởng tượng được, campus của JAIST tại thành phố Nomi, tỉnh Ishikawa lại trở thành một làng khoa học của Việt Nam.
         Hơn 80 nhà khoa học ưu tú của Việt nam đang tham gia vào những vấn đề nóng bỏng của nhân loại: từ phản ứng của não bộ khi nhìn lên website tới pin mặt trời có thể thay được nhà máy điện hạt nhân. Kể cả trẻ con và gia đình thì là hơn 100 người.
         Máy móc ở đây toàn loại hàng đại hiện đại, tính toán vector thì dùng NEC SX-9, server chung thì dùng Cray XT-5. Kính hiển vi chụp được từng nguyên tử hydro, rõ mồn một. Ai cũng được dùng, thoải mái.
         Nhờ công Hồ Sensei đấy, ông Katyama, chủ tịch Viện tuyên bố. Ở đây có đến 4 giáo sư và trợ lý giáo sư là người Việt, nhiều nhất trong số thành viên ngoại quốc.
         Hồ Sensei là anh Hồ Tú Bảo, một người lính thuộc thế hệ sinh viên xếp bút nghiên lên đường năm 1971, bậc đàn anh của nhiều người Việt Nam trong lĩnh vực tin học. Sau chiến tranh anh qua Pháp du học, từng lăn lộn với xuất khẩu phần mềm từ những năm 1986.
         Năm 1993, thầy Hồ được giới thiệu sang làm giáo sư thỉnh giảng tại Viện. Không hiểu duyên số thế nào, thầy ở đây cho đến tận bây giờ. Và lần lượt đưa từng học trò từ Việt Nam sang để làm nên làng Việt nam ở JAIST.
        Chúc cho làng Việt Nam càng ngày càng đông hơn, nắm vững công nghệ, mang lại niềm tự hào cho đất nước.
        "Hình ảnh người Việt Nam trên trường quốc tế,
          Hãy sống và biết tự hào về dân tộc Việt".