CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

SINH HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Công nghệ sinh học và cuộc sống con người
     Từ sau sự ra đời của sinh vật nhân bản vô tính đầu tiên, chú cừu Dolly, thuật ngữ công nghệ sinh học mới thực sự trở nên quen thuộc với đông đảo mọi người. Nhưng trong thực tế, công nghệ sinh học đã thâm nhập sâu rộng vào đời sống con người từ nhiều thế kỷ nay. Công nghệ sinh học là công nghệ dựa trên sinh học, đặc biệt ứng dụng trong nông nghiệp, khoa học thực phẩm và dược phẩm. Chao, nước mắm, tương bần,... những thứ gia vị rất quen thuộc với người dân Việt Nam chính là những sản phẩm của công nghệ sinh học truyền thống.

     Hiện nay, công nghệ sinh học đã đạt đến bước phát triển vượt bậc, tạo ra những thành tựu to lớn trong một khoảng thời gian ngắn so với phương pháp truyền thống. Giờ đây, bằng việc kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau như tái tổ hợp di truyền, hợp nhất tế bào,... công nghệ sinh học giúp biến đổi gen của cơ thể sống, hoặc bổ sung và loại bớt các hoạt chất một cách có mục tiêu nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích cho con người. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất dược phẩm giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển, tạo ra các loại sản phẩm có chức năng phòng bệnh và hỗ trợ điều trị, giúp con người có được cuộc sống khoẻ mạnh. Trong thực phẩm, công nghệ sinh học đưa các gen vào cây trồng và vật nuôi để có những đặc tính mong muốn và chất lượng cao.

     Tuy nhiên vào cuối thế kỷ 20 trên thế giới đã xảy ra một cuộc tranh luận lớn về lợi - hại của các thao tác biến đổi gen, đặc biệt là trong thực phẩm. Nhiều người lo sợ rằng sự can thiệp của công nghệ sinh học có thể khiến gây ra những hậu quả lâu dài, đặc biệt là ở thế hệ sau. Và tâm lý chung của mọi người vẫn là thích dùng những thực phẩm thiên nhiên, tự nhiên hơn, mặc dù những sản phẩm này ngày càng trở nên thiếu an toàn bởi những chất hóa học độc hại được sử dụng để tăng năng suất và kéo dài tuổi thọ.

Công nghệ sinh học và thực phẩm chức năng


     Mặc dù thực tế là có rất nhiều chất có hại trong thực phẩm tự nhiên như loại nấm mốc gây ung thư tồn tại tự nhiên trên các hạt lạc, hay vi khuẩn gây nhiễm trùng nặng có trong một số loại nấm nhưng nhiều người vẫn cho rằng sự can thiệp của kỹ thuật vào thực phẩm có thể gây ra những hậu quả tiềm ẩn và lâu dài. Tuy nhiên, sự ra đời của thực phấm chức năng dưới sự góp sức của công nghệ sinh học lại nằm ngoài cuộc tranh luận tưởng chừng như không thể kết thúc này và thậm chí, đến nay, thực phấm chức năng còn được người dân ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản,... xem là loại thực phẩm mới của kỷ nguyên công nghệ hiện đại.
     Thực phấm chức năng là những thực phẩm có tác dụng phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh, tuy nhiên không thể thay thế thuốc trong chữa bệnh. Với những kỹ thuật của công nghệ sinh học, thực phấm chức năng đảm bảo đủ calo như thực phẩm tự nhiên đồng thời lại sạch - điều mà hiện nay mọi người hầu như không thể tìm thấy ở những thực phẩm tự nhiên. Bên cạnh đó thực phấm chức năng có được các hoạt chất có lợi nên giúp phòng chống bệnh tật, tăng khả năng miễn dịch cho con người. Chẳng hạn, công nghệ sinh học giúp chiết xuất chất phòng chống cục máu đông trong mộc nhĩ đen, chất chống ung thư trong tỏi, chất chống bệnh lao và tăng miễn dịch trong tế bào sữa bò... công nghệ sinh học còn giúp đưa các hoạt chất sinh học từ thực vật, động vật, vi sinh vật,... vào thực phẩm, do đó thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ các chức năng trong cơ thể, giúp phòng chống nhiều bệnh nan y như tim mạch, ung thư, béo phì, tiểu đường,... Chính vì vậy hiện nay ở nhiều nước thực phấm chức năng được ưa chuộng hơn thuốc chữa bệnh, ở Mỹ, thực phấm chức năng được gọi là thực phẩm điều trị (hay thực phẩm y học), ở Trung Quốc gọi là thực phẩm vệ sinh, ở các nước EU gọi là thực phẩm bổ sung,...

     Ở nước ta, do thuận lợi trong việc thừa hưởng nền y học cổ truyền lâu đời và trong việc tiếp thu những thành tựu công nghệ sinh học thế giới nên thực phấm chức năng tuy mới ra đời nhưng đã có bước phát triển nhất định. Sự đa dạng sinh học của một đất nước nhiệt đới (với nhiều loại cây quý như linh chi, bạch truật, phục linh,... và động vật quý như hải sâm, chim yến, nhung hươu, gân trai,...) giúp ngành thực phấm chức năng cho ra đời nhiều sản phẩm đặc trưng và hiệu quả. Bên cạnh đó nhiều loại thực phấm chức năng của thế giới cũng được nhập khẩu bởi những nhà phân phối có uy tín, giúp người tiêu dùng trong nước nâng cao chất lượng sống, đồng thời bắt kịp với mức sống của người dân thế giới. Do đó có thể nói trong tương lai, thực phấm chức năng sẽ là sản phẩm quen thuộc "hàng ngày" và gần gũi hơn nữa với mọi người dân.