CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Cháu Minh Nguyệt mừng sinh nhật blog Huỳnh Rạng


Bé Minh Nguyệt 9 tháng tuổi mừng blog (cháu ngoại)
                       



       

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Mừng blog HUỲNH RẠNG tròn 3 tuổi

- Thành lập vào 21-10-2010 đến hôm nay vừa tròn 3 năm..
- Tính đến 19 giờ ngày 21-10-2013 blog đã làm được một kết quả kiêm tốn, cụ thể:
  + Số lượt các bạn ghé thăm blog là 8.823 lươt
  + Số bài đã viết là 173 bài các loại..
Những cánh hoa đẹp cho ngày sinh nhật, biểu hiện thân thiên và luôn mong muốn các bạn ghé thăm.
Việc ghé thăm và góp ý của các bạn là nguồn lực giúp blog Huỳnh Rạng luôn tồn tại và phát triển.



                 
Nhân dịp này tác giả xin đươc gởi lời tri ân và cảm tạ tất cả các bạn gần xa. Xin gởi đến các bạn lời chúc tốt đẹp nhất.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

10 XE MÁY CỔ TRÊN 100 TUỔI (kỹ niệm blog 3 tuổi)

  1. Hildebrand & Wolfmülle - Đức 1894



2. Holden - Anh 1899





  3. Werner - Pháp 1900




4. Motosacoche - Pháp 1900



 5. Humber - Anh 1902






 6. Clement - Pháp 1902









 7. Singer - Anh 1904







 8. Curtiss V-8 - Mỹ 1907




 9. Harley-Davidson Model 7D “The Silent Gray Fellow” - Mỹ 1911





10. Indian TT - Mỹ 1911

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Ngẫm về người Quân tử và kẻ Tiểu nhân

     Quan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tử và tiểu nhân. Để cho mọi cá nhân hoàn mỹ, nền văn hoá cổ đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng: nhân, đức, lễ, hiếu, nghĩa nhằm ràng buộc, chế ngự hành vi con người, mong muốn con người nhanh chóng được hoàn thiện.

     Cần phải hiểu rõ các danh từ riêng quân tử và tiểu nhân thì mới biết xã hội xưa đã đề cao nhân cách cao đẹp trong cuộc sống biểu hiện qua tư duy biểu đạt, giáo dục và hành vi của bậc chính nhân quân tử. Con người ta đi trên đường đời cũng giống như người lữ khách nhìn thấy trước mặt rất nhiều lối rẽ phải lựa chọn. Nếu đi đường thẳng quang minh thì sẽ đến đích suôn sẻ, nếu đi đường cong queo sẽ lạc bước sa chân, vì thế người quân tử bao giờ cũng xác định chọn đường thẳng, còn kẻ tiểu nhân toàn chọn những đường gấp khúc ngoắt ngoéo.

     Hai danh từ chủ yếu trong các sách vở, ngôn từ, sinh hoạt cổ này thoạt đầu chỉ đề cập đến địa vị trong xã hội, về sau mở rộng nghĩa ra thành người quân tử luôn đàng hoàng, phẩm cách cao thượng. hiên ngang chính đại, vì nghĩa quên thân, kẻ tiểu nhân chí khí bạc nhược, hèn hạ cúi luồn, hám lợi bỏ nghĩa.

     Ngay cả trong những người có văn hoá giáo dục, cũng vẫn chia làm hai loại là nho quân tử và nho tiểu nhân Nho quân tử là người học và làm theo đạo thánh hiền, lo tu thân sửa mình để hoàn thiện nhân cách chứ không nghĩ học lấy bằng cấp chỉ cốt lấy nghề kiếm ăn. Người quân tử làm việc dựa vào sức mình là chính, làm sai điều gì trước hết phải tự trách mình rồi sửa mình, khi thấy việc thiện thì phải cố làm cho được thấy điều ác thì phải sợ hãi tránh xa. Muốn học làm quân tử cần phải thành thực, không bao giờ tự lừa dối mình mà làm hại sự hiểu biết của chính bản thân và biết giữ chất phác trong nội dung và văn hoá ngoài hình thức.

     Đối với một người nhân nghĩa trung chính thì học vấn là điều tối quan trọng. Người quân tử bao giờ cũng muốn có đức' nhưng phải có học thì cái đức mới có giá trị bởi nhân, trí, tín, trực, dũng, cương đều là đức tốt cơ bản để tu thân, nhưng nếu chỉ muốn đức mà không muốn học để hiểu lý lẽ hay dở, đúng sai thì rất sai lầm. Muốn nhân lại bị tình cảm chi phối, che mờ đi thành ra ngu tối. Muốn trí lại bị ham muốn phân tâm thành mông lung. Muốn tín lại cố chấp hẹp hòi đâm ra ích kỷ. Muốn trực lại bị nóng nảy khống chế đâm ra ngang ngạnh. Muốn dũng lại không kiềm chế được thành ra bạo loạn. Muốn cương nhưng cố bảo thủ kiểu gàn dở đâm ra ngông cuồng... hậu quả của việc có đức nhưng không có học vấn là vậy.

     Sự học cũng như việc trồng lúa, có cây lúa mọc lên không tốt, có cây mọc tốt lại không có hạt. Người đi học thì có người học mãi vẫn không giỏi, có người giỏi thì đức lại không ra gì, vì thế mà con người ta cần giáo dục bồi đắp, tu dưỡng đạt được cả tài và đức. Người đi học thì phải say mê thì mới mong tiến bộ, nhất là đừng vội đặt ra mục đích cầu danh, kiếm lợi thì kiến thức mới sâu sắc, chắc chắn.

     Người quân tử phải chuyên tâm nghiên cứu mọi diều hay, điều tết trên lý thuyết và trong thực tế cuộc sống chứ không phải học vẹt, khoe mồm chỉ biết nghe qua tai rồi nói ra miệng lấy mẽ thì học kiểu gì cũng vô bổ. Khổng tử còn cho rằng: "Người quân tử có ba điều lo nghĩ không thể không xét đến. Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì. Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến mình. Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lúc cùng quẫn không ai giúp mình. Cho nên người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người".

     Sách Đại học xưa cũng dạy rằng: từ vua đến dân ai cũng phải lây tự sửa mình làm gốc vì kết quả học vấn là biểu hiện rõ nhất của phép tu thân. Muốn hoàn thiện mình, quan trọng nhất phải giữ được tâm và ý. Giữ được tâm cho chính tức là không bị chi phối và điều khiển của tức giận, sợ hãi, vui say. Còn khi tâm đã loạn thì mắt trông không thấy, tai nghe không hiểu, mồm ăn không biết mùi vị. Giữ được ý cho thành nghĩa là không bao giờ tự lừa dối mình, đối với mọi việc đều thành thực như ghét mùi thối, yêu sắc đẹp. Nho giáo lấy thành ý là chìa khóa của phép tu thân. Khi đã biết cách sửa được mình thì biểu hiện đầu tiên là không làm điều gì bất thường, trái đạo, không dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nóng nảy làm bậy, không bo bo tính lấy lợi ích của riêng mình, tuy ai cũng muốn có phẩm giá nhưng không được dựa trên danh lợi phi nghĩa. Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn hơn.

     Sách Luận ngữ nhận xét: "Quân tử lo nghĩ giữ đức hạnh, tiểu nhân chỉ nghĩ đến địa vị mình.
     Quân tử nghĩ sợ pháp luật, tiểu nhân chỉ nghĩ đến sự lợi lộc. Quân tử có tính cách trung hoà mà không a dua bè phái, tiểu nhân thích a dua bè phái mà không có tính dung hoà". Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh, người quân tử đều tím thấy niềm vui kể cả khi ăn gạo hẩm, uống nước lã, nằm đất.

     Ngoài ra, người quân tử có học vấn thật sự còn biết tuỳ vị trí và cảnh ngộ của bản thân để ứng xử cho đúng. Phú quý thì hành lễ theo cách phú quý, bần tiện thì hành xử theo cảnh bần tiện, gặp người hoang dã thì đối xử theo cách hoang dã, khi lâm nạn thì hành động theo cảnh ngộ hoạn nạn. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện đều biết cách ứng xử cho thích hợp, đó là thành quả của học vấn, hiểu biết, giáo dục trong đối nhân xử thế của người quân tử, như Mạnh tử đã nói: “Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có mỗi người quân tử mới có thể đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi".

và còn nữa...

     Kẻ tiểu nhân mọi nơi, mọi lúc hay đặt điều, rêu rao dối trá, khiêu khích, ly gián, gió chiều nào che chiều ấy, té nước theo mưa, qua cầu rút ván, tung hoả mù trong quan hệ người với người.

1. Gây chuyện thị phi

Dựa vào gây chuyện thị phi, xúi dục, khiêu khích, ly gián, mọi người là phương pháp đơn giản nhất, thuận tiện nhất để thực hiện mục đích cá nhân. .

2. Đặt điều


Hãy suy ngẫm về người quân tử và kẻ tiểu nhân.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Võ Nguyên Giáp, một trong các vị tướng tài ba nhất thế kỷ 20

     Trong những ngày qua, thông tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phủ kín các phương tiện truyền thông trên khắp thế giới. Hầu hết các hãng tin lớn đều có các bài viết dài về nhân vật mà họ ngợi ca là “thiên tài quân sự”, “vị Tướng huyền thoại” hay “vị Tướng kiệt xuất”…

     Đại tướng Võ Nguyên Giáp một biểu tượng nhiều thế hệ người dân Việt Nam về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc.

     Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho. Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).

     Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Nguyên soái Gregory Zhukov của Liên Xô, Tướng Dwight D. Eisenhower của Mỹ được công nhận là những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất thế giới của thế kỷ 20.
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong chiến tranh Thế giới thứ hai, Tướng Giáp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quân đội Việt Nam chống lại cả thực dân Pháp và đế quốc Nhật chiếm đóng. Sau đó, trong chiến tranh Việt Nam chống Mỹ, ông lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống lại siêu cường số một thế giới trong một chiến tranh vũ trang điển hình. Sau gần 40 năm chiến đấu trường kỳ, nước Việt Nam thống nhất một nhà.








2. Nguyên soái Gregory Zhukov, Liên Xô (cũ)
Nguyên soái Gregory Zhukov là chỉ huy Hồng quân Liên Xô và giữ vai trò quan trọng trong việc đánh bại phe phát xít tấn công vào Liên bang Xô Viết. Ông dẫn đầu Hồng quân tiến vào Berlin và chấm dứt chiến tranh. Ông là nhà chiến lược tuyệt vời và được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng và quy mô các trận đánh. Những chiến tích của ông trở thành những đóng góp lớn trong kho tàng kiến thức quân sự của nhân loại và làm thay đổi lý luận quân sự của thế giới.








3. Tướng Dwight D. Eisenhower, Mỹ

 Dwight D. Eisenhower là vị tướng 5 sao của Quân đội Mỹ trước khi trở thành tổng thống nước này. Trong chiến tranh Thế giới II, Eisenhower giữ vai trò chỉ huy tối cao của lực lượng Đồng minh. Ông cũng là chỉ huy đầu tiên của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông là nhà chiến lược tài ba với sự khéo léo trong chính trị, khiến ông trở thành ứng cử viên hoàn hảo nhất để lãnh đạo liên minh quân sự phương tây trong Thế chiến II.







4. Đô đốc Chester W. Nimitz, Mỹ

 Chester W. Nimitz là Đô đốc chỉ huy hạm đội của Hải quân Mỹ và trong Thế chiến II ông giữ chức Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, và là Tư lệnh Hải, Lục, Không quân của Mỹ và quân Đồng minh ở Thái Bình Dương. Ông nhận nhiệm vụ kể từ sau trận Trân Châu Cảng và với chiến thuật tài tình, ông chứng minh rằng chiến dịch của ông là chiến dịch thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới II và giúp đánh bại phát xít Nhật. 









5. Nguyên soái Bernard Montgomery, Anh

 Nguyên soái Bernard Law Montgomery, Đệ nhất tử tước Montgomery xứ Alamein, bắt đầu sự nghiệp trong Chiến tranh Thế giới I nhưng lại nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới II khi chỉ huy quân đoàn số 8 của Anh trong chiến dịch Sa mạc phương Tây và đánh bại đội quân phát xít Đức của Erwin Rommel trong trận El Alamein. Sau chiến tranh ông trở thành Tham mưu trưởng của Quân đội Anh ở Rhine và sau đó là Tổng tham mưu trưởng Quân đội Hoàng gia.



6. Tướng George S. Patton, Mỹ

George S. Patton là nhà chỉ huy quân sự được tôn kính trong Lục quân Mỹ còn kẻ thù của ông thì kính sợ. Ông lãnh đạo quân đội Mỹ trong Chiến dịch Bắc Phi thời Thế chiến II và sau đó là chiến trường châu Âu. Ông là một chuyên gia về chỉ huy binh chủng xe tăng và nổi tiếng với những trận đánh thần tốc.











7. Nguyên soái Sam Manekshaw, Ấn Độ

Sam Manekshaw, hay còn gọi là "Sam Bahadur" có nghĩa là "Sam dũng cảm", là vị nguyên soái đầu tiên của Ấn Độ. Sự nghiệp của ông bắt đầu từ thời Quân đội Anh-Ấn trong Thế chiến II. Ông là Tổng tham mưu trưởng thứ 8 của quân đội Ấn Độ và chỉ huy thắng lợi cuộc chiến năm 1971 với Pakistan và kết quả là sự ra đời của nhà nước Bangladesh độc lập.