CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Tập quán hôn nhân kỳ lạ (sưu tầm)

1. Vợ mang bầu, chồng được làm 'chuyện ấy' với em vợ
Nhiều dân tộc trên thế giới có phong tục về "sex" lạ lùng. Một trong số đó chính là việc anh rể có quyền ngủ với em vợ trong thời gian vợ mang bầu.
Phong tục này được tồn tại và duy trì tại khá nhiều bộ tộc thuộc khu vực phía nam của Nam Mỹ hay một số bộ tộc ít người tại châu Phi.

Tại các bộ tộc này người đàn ông được xem là trung tâm của gia đình và cuộc sống nên mọi hoạt động đều được ưu tiên. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình không nhiều ngoài việc nấu nướng và sinh con.

Chính vì thế, trong quá trình người vợ mang thai không thể "phục vụ" chuyện phòng the cho chồng thì người gánh vác nhiệm vụ này là em gái của vợ. Thông thường khi người vợ bắt đầu mang bầu thì người chồng được phép qua lại với em vợ để giải quyết vấn đề sinh lý không quan trọng cô gái ấy đã có chồng hay chưa.
Nếu người vợ không có em gái thì chị gái hoặc em họ trong gia tộc sẽ chịu trách nhiệm "chăm sóc" giúp chồng của họ trong quá trình họ thực hiện thiên chức làm mẹ. Điều này ngoài mục đích chăm sóc đời sống tình dục của người chồng thì còn có mục đích giúp người chồng giữ thân thể trong sạch không quan hệ với các cô gái khác huyết thống với vợ mình.
Một số bộ tộc của các quốc gia Nam Mỹ như Venezuela, Brazil, Bolivia… cho phép cặp vợ chồng có quyền quan hệ tình dục với anh chị em ruột thịt của bạn đời. Điều này đồng nghĩa với việc người chồng có thể công khai quan hệ tình dục với chị, em gái của vợ… Trong khi đó, người vợ lại có thể quan hệ với anh, em trai của người chồng.

Theo quan niệm của những bộ tộc này, điều đó sẽ thắt chặt thêm mối quan hệ tình cảm giữa anh chị em trong gia đình, và cũng là cách để củng cố mối quan hệ giữa hai vợ chồng. Chính vì thế, phong tục sex này khiến cho ra đời những đứa con chung cha khác mẹ cùng anh chị em.

2. Con trai được phép làm 'chuyện ấy' với mẹ kế
Trên thế giới tồn tại rất nhiều tập tục về hôn nhân hết sức kỳ quái và đặc biệt trong số đó có tập tục về đa thê hay đa phu.

Càng nhiều vợ càng giàu có

 Một trong những vùng đất điển hình cho việc đa thê có thể kể tới Nigieria khi người đàn ông được phép lấy tới 4.000 bà vợ. Điều này xuất phát từ quan niệm với người đàn ông, sự giàu có, sung túc, quyền lực không phải ở diện tích đất đai, nhà cửa, tiền bạc họ sở hữu, mà là ở số lượng vợ.
Tại bộ tộc Utah Roba, hôn nhân được thiết lập từ rất sớm khi những người con trai khoảng 15 tuổi họ đã có 2-3 vợ trong nhà. Khi đến 30 tuổi mà họ chưa đủ 10 vợ trong nhà thì đây được xem là 1 người đàn ông thất bại. Theo quan niệm, một người đàn ông ở độ tuổi 40-50 họ phải có khoảng ít nhất là 20-30 cô vợ. Và tất nhiên, sự giàu có và quyền lực của họ gắn liền với việc họ có bao nhiêu vợ trong tay.
Người đàn ông nào nhiều vợ nhất sẽ trở thành tấm gương sáng được nêu ra để dạy dỗ con cháu và mọi người. Thực tế việc họ được xem là giàu có cũng có lý do bởi chi phí để lấy vợ rất cao. Vì thế, để tậu thêm 1 vợ, họ ít nhất phải mất khoảng 1000 USD.

3. Bố lấy mẹ kế con trai được "hưởng" chung
Ngoài quan niệm càng ít vợ càng nhục nhã thì ở một số bộ tộc tại Tây Tạng còn tồn tại tập tục bố và con trai chung mẹ kế. Theo quan niệm của một số bộ lạc tại Tây Tạng, sau khi vợ chết người đàn ông được phép lấy vợ mới. Người này sẽ thay thế người vợ cũ thực hiện việc chăm sóc gia đình và sinh đẻ con cái thay người vợ đã khuất.
Tuy nhiên, người mẹ kế này còn chịu trách nhiệm "cưới" luôn con trai của người đàn ông này.
Vì thế, người mẹ kế vừa là vợ của bố vừa là vợ của con trai. Cả 2 bố con đều được phép ngủ cùng người phụ nữ được lấy về làm mẹ kế.
Tuy nhiên, người bố trong gia đình vẫn là người "chồng chính" còn người con trai chỉ là "chồng phụ" và không có quá nhiều quyền hành quyết định đối với người mẹ kế. Nhiệm vụ của người mẹ kế là phải "phục vụ" và "chăm sóc" cho cả 2 người đàn ông trong gia đình.
Chính vì thế, khi người mẹ kế sinh nở thường không xác định được đâu là con của người bố và đâu là con của người con trai mà tất cả chỉ phụ thuộc vào trực giác của người mẹ kế để xác định.
Việc xưng hô trong gia đình cũng khá lộn xộn bởi nhiều khi việc xác định con của ai chỉ mang tính chất tương đối.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

10 Bài tập cột sống thắt lưng

Mời các bạn tham khảo.

Đau thắt lưng là triệu chứng rất thường gặp khiến nhiều bệnh nhân phải tìm đến khám bác sĩ cơ xương khớp.
Đau thắt lưng thiết nghĩ chỉ hay gặp ở những người lớn tuổi do loãng xương hay thoái hóa theo tuổi nhưng gần đây triệu chứng này đã xuất hiện ở giới trung niên, ngay cả những người trẻ tuổi.
Đau thắt lưng có rất nhiều nguyên nhân cần phải chẩn đoán loại trừ như sỏi thận, đau do co thắt cơ, do mỏi, đau do tổn thương cấu trúc xương sống vùng thắt lưng (thoái hóa, xẹp, trượt) hay do thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh… Bác sĩ sẽ hỏi tính chất đau và thăm khám kèm với các chẩn đoán hình ảnh (x quang, cộng hưởng từ) sẽ xác định được nguyên nhân gây triệu chứng.
Đa số nguyên nhân thường thấy ở những người trẻ là do mỏi cơ khi làm việc ngồi nhiều hoặc sinh hoạt sai tư thế. Lúc này dùng thuốc sẽ giảm triệu chứng đau nhưng nếu kết hợp các bài tập về cơ cột sống thắt lưng sẽ cải thiện hiệu quả điều trị nhanh hơn, ít dùng thuốc hơn và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.


Những bài tập cho đau thắt lưng làm cho các cơ lưng, bụng, chân trở nên mạnh hơn. Những bài tập này giúp nâng đỡ cột sống của bạn, làm dịu đi sự đau lưng. Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện những bài tập đau lưng này. Tùy thuộc vào nguyên nhân và cường độ đau lưng của bạn đến đâu mà một số bài tập có thể được khuyến cáo hay có thể có hại.

 Bài tập 1: gập bụng một phần
Một số bài tập có thể làm nặng thêm chứng đau lưng và bạn nên tránh nếu có tình trạng đau thắt lưng cấp. Một phần gập bụng co chân có thể giúp tăng sức mạnh của cơ lưng và cơ bụng. Nằm gập gối và lòng bàn chân áp lên sàn. Để tay lên ngang ngực hoặc đặt tay ra sau cổ. Co cơ bụng và nâng vai lên khỏi mặt sàn. Thở ra khi bạn nâng vai. Đừng dùng khuỷu hoặc tay để đưa cổ lên khỏi sàn. Giữ trong 2 giây sau đó từ từ hạ xuống. Lặp lại động tác này 8-12 lần. Nên luôn tránh việc đè nén quá mức vùng lưng dưới. Bàn chân, ngón chân và vùng lưng nên luôn được tiếp xúc với sàn tập.
 Tránh gập bụng toàn phần
Mặc dù bạn nghĩ rằng gập bụng có thể làm chắc các cơ bụng, nhưng hầu hết mọi người lại có khuynh hướng sử dụng các cơ hông khi thực hiện động tác này. Gập bụng cũng sẽ tạo rất nhiều sức ép lên các đĩa đệm của cột sống.
 Bài tập 2  căng cơ chân ngỗng
Nằm ngửa, co chân trái. Quấn khăn vòng quanh bàn chân phải. Duỗi thẳng gối phải và từ từ kéo khăn lên. Bạn sẽ cảm thấy một lực căng ở mặt dưới cẳng chân. Giữ trong vòng 15-30 giây. Lặp lại 2-4 lần cho mỗi bên chân lên khỏi mặt sàn. Thở ra khi bạn nâng vai. Đừng dùng khuỷu hoặc tay để đưa cổ lên khỏi sàn. Giữ trong 2 giây sau đó từ từ hạ xuống. Lặp lại động tác này 8-12 lần. Nên luôn tránh việc đè nén quá mức vùng lưng dưới. Bàn chân, ngón chân và vùng lưng nên luôn được tiếp xúc với sàn tập.
 Tránh: Nâng chân
Nâng cẳng chân là động tác được đề nghị để rèn luyện vùng trọng tâm cơ thể hay các cơ vùng bụng. Tập luyện để phục hồi sức lực vùng thắt lưng sẽ vô cùng có ích trong việc giảm đau thắt lưng. Tuy nhiên nâng cả hai chân cùng lúc khi nằm ngửa cũng có thể làm cơn đau tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy thử nằm ngửa trên sàn một chân duỗi thẳng và gấp nhẹ gối chân kia. Chậm rãi nâng chân đang duỗi thẳng khỏi mặt đất khoảng 20 cm và giữ như vậy trong vài giây. Hạ từ từ chân đó xuống chạm đất. Lập lại 10 lần rồi đổi chân.
 Bài tập 3: Tựa vào tường
Đứng cách tường khoảng nửa bước chân rồi tựa lưng sát tường. Hạ thấp người xuống cho gối gấp vừa phải đồng thời áp sát phần thắt lưng vào tường. Giữ nguyên, đếm đến 10 rồi trở về tư thế ban đầu, lưng vẫn đặt sát tường. Lập lại 8 đến 12 lần.
n một chân duỗi thẳng và gấp nhẹ gối chân kia. Chậm rãi nâng chân đang duỗi thẳng khỏi mặt đất khoảng 20 cm và giữ như vậy trong vài giây. Hạ từ từ chân đó xuống chạm đất. Lập lại 10 lần rồi đổi chân.
 Tránh: Chạm ngón chân
Tập thể dục tốt cho đau thắt lưng nhưng không phải tất cả các bài tập đều có lợi. Bất cứ cảm giác đau nhẹ nào khi bắt đầu những bài tập này sẽ biến mất khi các cơ bắt đầu nóng lên. Nhưng nếu đau nhiều hơn và kéo dài hơn 15 phút trong khi tập, bệnh nhân nên ngưng tập và nên liên hệ với bác sĩ. Một số bài tập có thể làm đau nặng thêm. Ví dụ, đứng cúi chạm đầu ngón chân sẽ đặt một sức căng lớn lên các đĩa đệm và dây chằng của cột sống. Động tác này cũng có thể làm các cơ thắt lưng và gân cơ chân ngỗng căng quá mức.
 Bài tập 4: Hít đất và duỗi lưng
Nằm sấp, chống tay ngang vai. Đầy bằng tay để nhấc vai khỏi sàn. Nếu thấy thuận tiện, bạn có thể đặt cùi chỏ trực tiếp lên sàn ngang vai, giữ tư thế này trong vòng vài giây
 Bài tập 5: bài tập thăng bằng
Bắt đầu bằng việc chống hai tay và gối xuống sàn, căng cơ bụng. Nâng và duỗi một chân ra sau đồng thời giữ hông vững, giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây, sau đó đổi chân, lặp lại 8-12 lần cho mỗi chân. Cố gắng giữ chân lâu hơn ở những nhịp sau đồng thời cố gắng nâng và duỗi tay bên đối diện cho mỗi nhịp. Đây là một bài tập tốt để học cách thăng bằng cho vùng thắt lưng qua vận động tay, chân cùng lúc. Lưu ý khi thực hiện động tác này phải giữ thẳng lưng vì thế chỉ nâng tay và chân đến mức bạn vẫn còn thẳng lưng được.
 Bài tập 6:  gối đến ngực:
Nằm ngửa, gối gập, lòng bàn chân tiếp xúc mặt sàn. Co một gối lên trước ngực, chân còn lại vẫn giữ như cũ. Giữ lưng ép sát mặt sàn, để tư thế này trong 15-30 giây. Sau đó hạ chân xuống và đổi bên. Lặp lại động tác mỗi bên 2-4 lần. Phải giữ thẳng lưng vì thế chỉ nâng tay và chân đến mức bạn vẫn còn thẳng lưng được.
 Bài tập 7: Nghiêng chậu hông
Nằm ngửa, gối gập, lòng bàn chân tiếp xúc mặt sàn. Căng bụng bằng cách hóp bụng và tưởng tượng rốn di chuyển về phía cột sống. Bạn sẽ cảm thấy lưng của mình ép sát trên sàn và phần chậu hông bập bênh. Giữ trong 10 giây trong khi hít vào thở ra đều đặn. Lặp lại động tác này 8-12 lần.
 Bài tập 8: Bắt cầu
Nằm ngửa, gập gối, chỉ gót chạm sàn. ấn gót  xuống sàn, co cơ mông và nhấc hông khỏi sàn đến khi vai, hông, gối nằm trên một đường thẳng. Giữ 6  giây, từ từ hạ hông xuống sàn nghỉ 10s, lặp lại 8-12 lần. Tránh cong thắt lưng khi nâng hông và tránh co cứng cơ bụng trước và trong khi nâng hông vì sẽ làm vùng thắt lưng cong quá mức.
 Bài tập 9: Nâng tạ
Nếu được thực hiện hợp lý, nâng tạ không gây đau lưng. Thực tế nâng tạ có ích trong trường hợp đau thắt lưng mạn tính. Ngược lại, nếu bạn đau thắt lưng đột ngột, tập tạ làm tăng nguy cơ tổn thương cơ và dây chằng vùng lưng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi nào nên tập tạ, và những động tác nào cần tránh.
Bài tập 10: Thể dục toàn thân
      Thể dục nhịp điệu giúp cho phổi, tim và các mạch máu của bạn khỏe hơn và còn giúp bạn giảm cân. Đi bộ, bơi lội và đạp xe đạp cũng giúp giảm cơn đau lưng. Bắt đầu với các bài tập nhỏ và nâng dần theo thời gian. Nếu lưng bạn bị đau, hãy thử bơi lội,vì nước sẽ hỗ trợ cho cơ thể bạn.Tránh các va chạm mà có thể gây nguy hiểm cho cơ thể bạn.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Chân Thiện Mỹ - theo nhà Phật (tham khảo)

Khái niệm về Tam Giáo Đồng Nguyên
     Nói đến Tam Giáo Đồng Nguyên làm SK nhớ đến người thầy khả kính là cố giáo sư Nguyễn Đăng Thục người đã làm sống lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên từ thời Lý Trần (1010- 1400 ) qua môn Quốc Học cho sinh viên ban Văn Chương tại viện đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn vào trước năm 1975.
     Tam Giáo là chữ từ Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão giáo: Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang (phía Tây Nam đưa lên), Còn Khổng giáo và Lão Giáo từ Trung Hoa truyền sang (phía bắc đi xuống). Dân tộc Việt Nam đã hài hòa 3 đạo nầy lại được thể hiện qua thái độ sống chứ không phải hòa chung Phật, Khổng và Lão với nhau.
     Khổng học (còn gọi Nho Học) chuyên về cái lễ giáo của xã hội, đã uốn nắn con người ngay từ khi lọt lòng, làm sao thich hợp với hoàn cảnh, tức là đạo Nho chủ trương lập thế thể hiện trong xã hội qua đời sống cá nhân và cộng đồng.Thể hiện cái đạo để đưa đến hạnh phúc. Thí dụ như Quân, Sư, Phụ :
     Quốc gia đứng đầu là vua,
     Xã hội đứng đầu là Thầy học
     Gia đình đứng đầu là Cha - Mẹ
     Làm con phải hiếu làm tôi phải trung...vv và vv
     Đạo Lão (còn gọi là Lão Trang) thì quay về thiên nhiên, đứng ngoài nhân quần xã hội "tự nhiên chi nhiên", tức là đạo Lão chủ trương xuất thế, sống tự nhiên trong khung cảnh thiên nhiên của trời đất. Lối sống của những nhà ẩn dật tìm vào hang động thiên nhiên thông cảm với đạo Trời.
     Một đằng thì Chính danh, hữu vi, đề cao giá trị " Lễ, trí, nhân, nghĩa. Một đằng thì phi thường danh, vô vi, tuyệt lễ khí trí, tuyệt nhân khí nghĩa.
     Nếu nhìn ở phương diện triết học về khái niệm thì hai hệ thống trên đây là cả một sự mâu thuẩn, đối lập nhau, khó có thể sống chung. Khổng giáo chấp vào có thế giới, Lão giáo chấp vào không có thế giới. Duy chỉ có Phật Giáo qua các Thiền sư đời nhà Lý tinh thông Nho học và Lão học đã sớm ý thức cái sở trường và sở đoản của hai dòng tư tưởng trên đã áp dụng tinh thần vô chấp tức là không chấp nhận 2 quan điểm Có hay Không để thấu triệt vấn đề là làm sao thoát khỏi cái vòng đau khổ của cuộc sống, sinh tử của luân hồi, dứt được sự tính toán "Có " "Không" thì chỉ có Phật giáo giải quyết được mà thôi.
     Vì Đạo Khổng, Đạo Lão và Đạo Phật đều có khác nhau về quan điểm nhưng cùng ý hướng vào mục đích chung, bởi thế mà chúng có thể bổ túc cho nhau thành một thế giới quan đầy đủ về 3 phương diện đòi hỏi của con người: ý chí, tình cảm và lý trí tức là Chân Thiện Mỹ, chứ không phải là hệ thống danh lý (concept) về sự vật rồi gạt bỏ những phương tiện khác không thich hợp với hệ thống của mình hay đạo của mình.
     Thí dụ như bài ca dao của tầng lớp bình dân :
Ngó lên trên trời thấy cặp cu đương đá
Ngó ra ngoài biển thấy cặp cá đương đua
Đi về lập miếu thờ vua
Lập trang thờ Mẹ, lập chuà thờ cha.
     Một bài ca dao thật đơn sơ và mộc mạc nhưng đã thể hiện cả tình cảm, thiên nhiên gia đình và xã hội qua 3 đạo khác nhau. Qua tới những sĩ phu, trí thức lãnh đạo thì tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên càng được phát triển mạnh mẽ :
Thí dụ như bài thơ tứ tuyệt :
Vạn Hạnh dung tam tế,
Chân Phù cổ sấm ki
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tich trấn Vương kỳ
     Tạm dich :
Vạn Hạnh có cái đức dung thông cả ba cõi Trời, Đất và Người
Phù chú chân thật, lời sấm về thiên cơ
Quê hương có tên là Pháp xưa
Gậy nhà Phật bảo vệ kinh kỳ nhà vua.
     Bài thơ được làm dưới Triều nhà Lý, thời mà các Thiền sư điều tinh thông phù sấm tiên tri, thần thông qua Dich pháp với Lão học và các ngài đã trực tiếp tham gia vào sinh hoạt chính trị quốc gia như phò vua, gìữ nước.
     Một bài thơ khác được sáng tác gần thời chúng ta hơn, đó là bài " Tâm xuân " của nhà thơ Phạm Thiên Thư và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc vào khoảng thập niên 70. Tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên được thể hiện rất rõ qua bài thơ nầy :
Tâm Xuân
Xuân về trong gió, hoa lay lững lờ
Xuân về đám mây, bướm vàng nhụy bay
Xuân về lòng đất, mầm tươi nhựa trào
Xuân về non cao, chim mừng suối reo...
Xuân về biển mát, suôi nhanh cánh buồm
Xuân về suối xanh, cá hồng lượn quanh
Xuân về trầm ngát, Di Lặc hiền lành
Em về thiên nhiên, ngâm mình suối tiên.
Em về thôn trang, tiếng hò giao duyên
Em về khơi hương, thơm ngôi từ đường
Em về quê nhà, lễ đình làng ta
Nhớ cội, nhớ nguồn, đất tổ, quê cha
Em về siêu nhiên, hành hương chùa chiền
Dâng hoa cúng Phật, ưu phiền sẽ tan
Em mở lòng ra, vui cùng cỏ hoa
Xuân về vũ trụ ! Ta về lòng Ta !
Có thiên nhiên mới, an vui hiền hoà
Có lò hương đợi, nối liền ngày qua
Mái đình diệu vợi, nặng tình quốc gia
Chuông chùa siêu thoát, Ta vượt lòng Ta.
Bao dung độ lượng như bốn mùa hoa.
*********************************************************** 

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Quân tử - Tiểu nhân (tham khảo)

Khái niệm quân tử, tiểu nhân do các nhà Nho đề xướng. Khổng tử cho rằng để trị nước cần đào tạo ra một tầng lớp người gọi là quân tử, quân tử là những người thuộc tầng lớp trên, có địa vị trong xã hội, giúp vua trị vì đất nước; tiểu nhân là những người hèn kém trong xã hội. Tư tưởng Nho gia ủng hộ chế độ phong kiến.
Sau này, khái niệm quân tử được mở rộng để chỉ những người có hành vi hào hiệp, trượng nghĩa; tiểu nhânđể chỉ những kẻ ti tiện, vô liêm sỉ.
Nho gia theo đạo quân xâm lược trung quốc xâm nhập vô nước ta. Sự phát triển của Nho gia được đánh dấu từ khi nhà Lý cho xây dựng 2 trường học đầu tiên của nước ta là Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Quá trình phát triển Nho gia ở nước ta đã để lại dấu ấn rất lớn trong tư tưởng chúng ta. Tư tưởng quân tử, tiểu nhân chi phối rất nhiều đến các hoạt động của chúng ta thường ngày. Ai cũng muốn hoàn thiện bản thân mình, hướng đến chân thiện mỹ. Ai cũng yêu người quân tử, ghét kẻ tiểu nhân. Thực tế rút ra rằng trong một xã hội tốt thì đất sống cho kẻ tiểu nhân không nhiều, ngược lại trong một xã hội đạo đức làm người thấp kém thì phần lớn kẻ tiểu nhân đều thành đạt trên con đường công danh, sự nghiệp; vì người tiển nhân sống bằng nịnh hót, luồng lách, thiếu tự trong, luôn dối trá . . .làm mọi việc vì lợi ích cá nhân.



LẼ ĐỜI
Xưa nay trong đạo làm Người 
Tiểu nhân - Quân tử ở đời thiếu chi 
Ngẫm xem lịch sử mà suy
Ông Cha nếm trải thiếu gì gương soi:
"Nỏ Thần" dám lấy làm chơi
Hại thay Vương báu vuột rơi tay thù;
"Lệ Chi Viên" đẫm lệ sầu
Quần thần đố kị quặn đau nhân tình.
“Hoành Sơn nhất đái" dung thân
Nuôi bao kế hiểm chia ngăn lòng người
"Gió đưa cây cải về trời"
Sát con, hại Thiếp- Ngàn đời tội danh
Nữa phường "Cọng rắn" hôi tanh
Trăm năm Pháp thuộc, ô danh triều đình

Ngẫm suy thế thái nhân tình
Tiểu nhân, Quân tử như hình sinh đôi
Làm sao tránh được số trời
Thì đành gạn lọc rạch ròi đục trong
Tiểu nhân như chó quẫn cùng
Coi xem thiên hạ bằng vung, cắn càn.
Quân tử cốt cách hiên ngang
Lẽ đời thấy sự bất bằng, ra tay
Chuyện xưa nhắc tới hôm nay
Những mong chào đón bàn tay anh hùng
Ra tay diệt lũ điên khùng
Tham quan vô lại núp trong ô dù
Cậy thân quyền trọng chức to
Kết bè tham nhũng, bày trò lừa dân.

Lẽ đời công tội rõ ràng
Quyền cao chức trọng phải càng thanh liêm
Gương xưa hãy lấy mà xem
Đời cha bất chính có bền đời con?
Dẫu giàu vàng đắp thành non
Thân bại danh liệt cháu con thất truyền.

Ở đời cốt chữ Công Danh
Công thành Danh toại, lưu danh đời đời
Đừng quên miệng thế chê cười
Lưu danh thiên cổ : sự đời Dở - Hay 
Đừng mong trốn được lưới dày
Hãy chăm lo giữ lẽ này : Thanh cao.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Ngày Tết Trung thu


Tết Trung thu là tết của những thiên thần bé nhỏ được sự chuẩn bị, chăm sóc của người lớn. Trẻ em phá cỗ trông trăng và mơ màng về hình bóng chú Cuội dưới gốc cây đa nơi cung Hằng dịu dàng, yêu thương tràn ngập.  Đồ chơi Tết Trung thu thuở xa xưa chủ yếu là đèn ông sao, mặt nạ thú, trống ếch và trống bỏi. Đèn kéo quân, đèn lồng… Đêm Trung Thu, nhịp trống quân thùng thình, thùng thình… nhịp trống bỏi binh bông, binh bông… cùng với ánh đèn ông sao mờ ảo, hương cốm, hương bưởi, hương ổi, hương hồng… ngọt ngào, thấm đẫm vào ánh trăng rằm vằng vặc, rong ruổi trong làn gió nhẹ đêm thu, ríu rít những bàn chân sáo đám trẻ thơ… là thế giới kỳ ảo muôn màu của các cháu bé, của ước vọng hòa bình. Thế giới ấy không chỉ lay động, xao xuyến tâm hồn con trẻ mà còn quyến rũ, rủ rê người lớn cùng ùa vào cuộc chơi. Hình ảnh những người cha cặm cụi vót tre làm đèn ông sao, những người mẹ lễ mễ bê mẹt trái cây, cốm, xôi sắp cỗ, những đứa trẻ chơi trò bịt mắt bắt dê, thả ba ba chờ trăng rằm mọc… là những nét đẹp cổ kinh điển phổ biến của văn hóa Việt trong mỗi dịp Tết Trung thu thuở những thập niên 1970 trở về trước. Ngày ấy, ngẫu hứng về thiên nhiên vẫn rong ruổi bất tận cùng mây gió.

Hãy nhớ lại thời niên thiếu với tết trung thu của tuổi thơ đời mình. Thời nay các em thiếu nhi có nhiều cơ hội tốt hơn. Tuy nhiên, các em thành thị, nông thôn; các em nhà giàu, nhà nghèo . . .còn nhiều bất cập.Có những thiếu nhi thừa bánh thiếu trăng và ngược lại có em thừa trăng thiếu bánh; thậm chí có những em thiếu nhi thiếu cả bánh lẫn trăng.
Bao giờ tất cả thiếu nhi Việt Nam điều được có trăng và bánh trung thu.