CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUỲNH RẠNG Blog (Lập ngày 21-10-2010)


THỜI GIAN SỐNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DÀI; HÃY SỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐỜI NGƯỜI CÓ Ý NGHĨA .

Bạn hãy nghĩ về cuộc đời mình đã có ý nghĩa chưa? đã làm được gì cho gia đình, bạn bè và mọi người? Một việc dù nhỏ nhưng tạo ra hạnh phúc cho mình và người khác thì đã góp phần cho cuộc sống ta có ý nghĩa.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

TÌNH BẠN

Bài viết từ người bạn học Sinh A4.

Bạn thân.
Ý nghĩa "ban thân" đã chứa đầy đủ trong các chữ cái của từ "BẠN THÂN".
- BẠN - B: Bao dung; A: An toàn; N: Nhường nhịn.
- THÂN - T: Thương yêu; H: Hiền hòa; Â: Ấm áp; N: Ngọt ngào.

Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày không xa, chúng ta cũng phải lìa bỏ thế giới này.
Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chan chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh.
Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hòa, ấm áp.
Tiền bạc, danh vọng, quyền lực… tất cả với bạn cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa.
Có còn ý nghĩa chăng là những gì bạn đã tạo ra đối với thế giới này.

Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của bạn trong cuộc sống ?
Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã chân thành đóng góp cho tha nhân.

Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được mà là những gì bạn đã cho đi.
Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong cuộc đời, mà là ý nghĩa thanh cao của chúng.
Quan trọng không phải là những thứ bạn học được, mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.
Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà chính là tính cách - là những gì mà bạn đã cư xử với mọi người xung quanh.
Quan trọng là những khoảnh khắc cử chỉ, thái độ mà bạn đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ vớihọ những lo âu, phiền muộn, khi bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cách riêng nào đó của mình, hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hĩ hay một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã.
Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn.
Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ gì về bạn (cả tốt lẫn xấu).
Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời. Vậy thì bạn ơi! hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết. Bởi vì, chỉ có tình yêu thương, sự hiểu biết mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống, bạn ạ.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Nam Bộ Việt Nam (theo Wikipedia)

Vị trí, địa hình

     Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía Tây Bắc giáp Nam Trung Bộ.
     Đông Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên đến 5.700 km.
     Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Có một số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Naisông Cửu Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km². Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét. Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông Cửu Long.
     Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở phía Đông Nam Bộ như núi Bà Rá (Bình Phước) cao736m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m, núi Bao Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529m, núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 461m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m... Khu vực phía Tây có dãy Thất Sơn (An Giang) và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang).

Lịch sử

     Thời chúa Nguyễnnhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia Định thành), mới được khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ.
     Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên.
     Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ. Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt Nam. Năm 1862, ngày 13 tháng 4, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp. Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu là một thống đốc người Pháp.
     Hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) nhập thêm tỉnh Bình Thuận vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) coi như trừ số tiền bồi thường chiến phí còn lại mà triều đình Huế chưa trả hết, nhưng năm sau, Hiệp ước Giáp Thân (6 tháng 6 năm 1884) lại trả tỉnh Bình Thuận về cho Trung Kỳ.
     Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương. Năm 1933, quần đảo Trường Sa sát nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp.
     Tháng 3 năm 1945 Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ.
     Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam độc lập. Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ đã ra mắt ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.
     Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc.
     Năm 1946, trước khi sang Pháp tìm kiếm một giải pháp hòa bình, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đồng bào Nam Bộ, ông khẳng định: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!"
     Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dùng "giải pháp Bảo Đại", công nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam. Cuối cùng ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt Nam.
                                    Trụ sở UBND TP Hồ Chí Minh

     Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam và hai thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ.
Gồm 2 tiểu vùng:
     1/Đông Nam Bộ, bao gồm: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh
     2/Tây Nam Bộ, bao gồm:Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và Thành phố Cần Thơ.

Thời nhà Nguyễn

     Dưới thời vua Minh Mạng năm 1832 vùng này chia thành 6 tỉnh (do đó có tên gọi Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh). Đó là các tỉnh: Phiên An, năm 1836 đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn), Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa), Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông; Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long), An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc) và Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.

Thời Pháp thuộc

     Sau khi chiếm được Nam Kỳ mà họ gọi là Cochinchine thực dân Pháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn. Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực lại được chia nhỏ thành "hạt" (arrondissement) còn gọi là "địa hạt", "hạt tham biện" hay "tiểu khu" do tham biện cai trị:
Khu vực Mỹ Tho có 4 tiểu khu: Mỹ Tho, Gò Công, Tân AnChợ Lớn
Khu vực Vĩnh Long có 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà VinhSa Đéc

Sau năm 1975

     Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 Nam Bộ được chia thành 13 tỉnh thành trong tổng số 38 tỉnh thành của cả nước: Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu Long, Minh Hải.
     Năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, tương đương cấp tỉnh. Do đó thời kỳ 1979-1991 Nam Bộ có 13 tỉnh thành và 1 Đặc khu trong tổng số 39 tỉnh thành và 1 Đặc khu của cả nước.
     Từ năm 1991, với việc tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh LongTrà Vinh và Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo trở thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì Nam Bộ có 15 tỉnh thành trong tổng số 53 tỉnh thành của cả nước.
     Từ năm 1997, với việc tỉnh Sông Bé tách ra thành 2 tỉnh Bình DươngBình Phước, tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, tỉnh Minh Hải tách ra thành 2 tỉnh Bạc LiêuCà Mau thì Nam Bộ có 18 tỉnh thành trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước.
Từ năm 2004, tỉnh Cần Thơ tách ra thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nên Nam Bộ có 19 tỉnh thành trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước.



                               Bến cá Ba Hòn - Hà Tiên
     Đất Nam Bộ còn là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quít... Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sanh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa , ba ba, tôm, , cua, còng... và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian.


                               Vó bắt cá - Nam bộ


     Hiện nay bộ mặt kinh tế của Nam Bộ Việt Nam đã hoàn toàn khác xưa. Trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Được tập trung ở những tỉnh và thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Với giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, là khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của toàn vùng để phát triển ổn định và bền vững, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Có mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 12,6 phần trăm một năm, chiếm 60 phần trăm sản xuất công nghiệp của đất nước theo giá trị, 70 phần trăm của doanh thu xuất khẩu của cả nước và 40 phần trăm của tổng sản phẩm nội địa của đất nước (GDP). Thu nhập đầu người bên trong khu vực này là VND31.4 triệu / năm.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

BÚT CHÌ VÀ CỤC TẨY (tham khảo từ bạn tôi)

     Có người hỏi: vì sao bút chì có tẩy?
     Chẳng phải câu trả lời đã quá rõ ràng rồi sao?
     Để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc để xóa hoàn toàn một đoạn văn nào đó!
      Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình: phải chăng trong cuộc sống này, chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình?
     Ðể xóa đi những sai lầm của người khác và của chính bản thân ta!
     Có lúc chúng ta keo kiệt, không dùng đến cục tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những dòng gạch và xóa!
      Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm. Bất cứ ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm khắc sâu trong lòng người khác!
     Có người ghi nhớ để rồi mãi mãi khắc khoải vì vết thương đó!
     Có người để tự nó bị thời gian xóa đi, trống trơn phẳng lặng để viết lên những bài viết cuộc đời đặc sắc hơn, ý nghĩa hơn!
      Người ta nói rằng cuộc đời là một trang giấy trắng, và chính chúng ta sẽ quyết định viết nó như thế nào! Khi một đứa trẻ mới vào lớp một, cô giáo không cho chúng viết bằng bút bi mà viết bằng bút chì!
       Bởi vì sao bạn nhỉ? Vì bàn tay yếu ớt của các bé nhất định sẽ có lúc
viết những nét nghuệch ngoặc, sai chữ này chữ khác! Và khi đó, bé sẽ dùng tẩy để tẩy đi những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp của mình!
     Chúng ta cũng vậy, không ai sinh ra đã có thể viết lên những bài ca cuộc đời một cách hoàn chỉnh!
     Có lúc chúng ta vì vội vã mà đi sai phương hướng dẫn đến những hậu quả khôn lường, có lúc vì chủ quan mà mắc những sai lầm không thể sửa chữa!
      Làm thế nào đây?
     Ngồi trách móc bản thân và hứng chịu những lời trách móc của người khác?
Như vậy có giải quyết được gì không?
      Lúc ấy chúng ta cần biết tẩy đi những sai lầm mắc phải và làm lại từ đầu với những bước đi thận trọng hơn!
     Không ai có thể trưởng thành mà chưa một lầm vấp ngã hay mắc sai lầm!
      Mỗi em bé trước khi biết đi cũng tri qua quá trình chập chững với không ít lần vấp ngã!
     Ðừng tự trách bản thân mình quá nhiều bạn ạ!
     Cũng như đừng trách móc những người khác khiến họ cảm thấy mình kém cỏi mà mất hết niềm tin vào chính bản thân họ!
     Hãy biết chấp nhận sai lầm như một điều tự nhiên trong cuộc sống để đối mặt với sai lầm và thất bại một cách nhẹ nhàng hơn! Bạn biết đấy, cục tẩy sinh ra để xóa đi những chữ viết chưa được tròn trịa, chưa được chính xác thì chúng ta cũng hãy dùng cục tẩy của mình – sự bao dung và thứ tha để tẩy đi những sai lầm của mình và người khác mắc phải!
      Ðừng quá khắt khe với người khác, cũng đừng chỉ nhìn vào những sai lầm của họ mà đánh giá con người họ!
      Bất kỳ ai cũng có lúc mắc phải sai lầm.
     Quan trọng là họ biết mình sai để sửa. Còn chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó, mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
      Có câu chuyện về chiếc bánh bị cháy, bạn đã nghe bao giờ chưa nhỉ?
      Một người phụ nữ phải làm việc 8h/ngày, lại còn chăm sóc gia đình và làm hết mọi công việc của một người nội trợ! Một ngày nọ cô mệt nhoài với hàng tá công việc ở cơ quan khiến cô có cảm giác như kiệt sức! Về nhà cô còn phải dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn cho chồng và con của cô! Khi người chồng đón con từ trường về, cũng là lúc cô nướng xong mẻ bánh quy trong lò! Thế nhưng vì quá mệt nên cô đã để quên nó một lúc khiến cho một vài chiếc bị cháy!
     Lúc ăn tối, đứa con quan sát xem có ai nói gì về những chiếc bánh cháy đó không, nhưng chẳng có ai lên tiếng cả! Khi dọn bát đĩa, người vợ ngỏ ý xin lỗi về những chiếc bánh cháy nhưng người chồng dịu dàng nói: có gì mà em phải xin lỗi chứ, hơn nữa mùi vị nhưng chiếc bánh ấy rất ngon!
      Người vợ mỉm cười hạnh phúc!
      Khi đưa con đi ngủ, nó thì thầm hỏi bố nó: có thật bố thích ăn bánh quy cháy không? Không con ạ, anh ta nói với con! Nhưng hôm nay mẹ con rất mệt mà vẫn phải chuẩn bị bữa ăn cho bố con chúng ta! Không nên làm mẹ buồn. Mà một vài chiếc bánh cháy có ảnh hưởng đến ai đâu chứ!
     Thế đấy, có bao nhiêu người không để ý đến một vài chiếc bánh cháy trên đĩa bánh? Không nhiều lắm phải không bạn! Cũng như vết mực đen trên tờ giấy trắng!
     Có lúc chúng ta chỉ biết nhìn vào những sai lầm, khuyết điểm của người khác để rồi lên tiếng chỉ trích mà quên rằng họ đã cố gắng rất nhiều!
       Hãy sống bao dung hơn bạn nhé, để cục tẩy của bạn mòn dần theo năm tháng, đừng bao giờ để cục tẩy của bạn mãi mãi như mới xuất xưởng! Bởi vì nếu không sử dụng đến nó cuộc đời của chúng ta sẽ chi chít những vết gạch xóa sau những lần mắc sai lầm! Một tờ giấy như vậy có đẹp đẽ gì không bạn?
       Hãy để nó là một tờ giấy được viết nên bởi những trải nghiệm, những thử thách, quyết tâm và cả sự tha thứ và bao dung nữa, bạn nhé!

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Hình ảnh một nhà quản lý giỏi

     Nhà quản lý giỏi và thành công là người biết:
     “Có được lòng thán phục, lòng tín nhiệm, lòng yêu mến của nhân viên, và có sự tận tâm với lợi ích của cấp dưới”. Một doanh nghiệp (cơ quan) thành công luôn có một nhà quản lý giỏi. Do đó, để tìm cho minh một nhà quản lý giỏi đòi hỏi doanh nghiệp (cơ quan) phải có sự lựa chọn kỹ lưỡng, nhất biết cách “nhìn người”, bởi ngoài trình độ và khả năng chuyên môn, một nhân tố cần thiết không thể thiếu đối với nhà quản lý giỏi đó là “phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp”. Một nhà quản lý có triển vọng:
     1/ Có khát vọng vươn lên: Một nhà quản lý không nên háo danh nhưng phải mang trong mình khát vọng vươn lên. Phải luôn nuôi hy vọng mình sẽ quản lý nghiêm minh để có lợi cho doanh nghiệp (cơ quan), chỉ có vậy nghề quản lý của mình mới luôn tiến bộ.
     2/ Trong trường hợp khó khăn, nguy hiểm khiến cho những nhân viên trong công ty nơm nớp sợ hãi. Khi đó ai trấn tĩnh, dám ăn, dám nói, biết vượt lên những khó khăn, dám đứng ra nhận trách nhiệm, tôn thờ lợi ích chung sẽ được mọi người chú ý, sẽ đuợc nhân viên công ty tiến cử làm quản lý. Vì sao ? Tại vì họ là người tự phản chiếu cái gì làm cho người khác kính phục. Cái đó chính là dấu hiệu của nhà quản lý giỏi.
     3/ Nhà quản lý phải giàu thực tế, phải nắm được những vấn đề tổng quát những đồng thời phải có đầu óc thực tế, biết hành động, biết ra những quyết định sao cho có lợi cho nhân viên công ty, có lợi cho toàn thể công ty, biết cân nhắc, điều khiển như thế nào để tăng năng suất hoạt động của nhân viên công ty, đồng thời cũng tạo nên thành công cho riêng họ.
     4/ Đạo đức và tài năng phải là linh hồn của nhà quản lý.
     5/ Nhà quản lý cũng phải biết khuyếch đại uy danh của mình. Có thế vị thế và cái uy của nhà quản lý mới vững chắc trong suy nghĩ của các nhân viên, những quyết định cua nhà quản lý sẽ có “trọng lượng” hơn.
     6/ Nhà quản lý thực tài là người cố gắng giúp mọi nhân viên phục vụ công ích, đem lại lợi ích cho họ, thì lúc nào họ cũng tự tin nhưng khiêm nhường, tự nhận mình thiếu tài thiếu đức. Họ không cầu danh, họ cũng ham mê chức vụ nhưng ham mê ấy là xuất phát từ khát vọng đóng góp cho công ty, cho tập thể và cho nền kinh tế.
     7/ Nhà quản lý thường là người tin ở khả năng của mình để lạc quan, khôn ngoan vươn lên đỉnh cao của thành công chứ không phải là để lười biếng, nằm há miệng chờ sung.
     8/ Một nhà quản lý xứng danh không bao giờ cảm thấy thoả mãn về cách sống và cách quản lý công việc của mình bởi tự mãn là kẻ thù của họ. Họ luôn nghiêm khắc chỉ trích để lúc nào cũng cầu tiến học hay, chữa dược những khuyết điểm để nêu gương cho cấp dưới.
     9/ Nếu ai nuôi dưỡng mộng làm quản lý thì nên chọn những sách về nghệ thuật quản lý, những sách bàn về thực chứng nhằm lấy những kiến thức thực hành chứ không phải là những lý thuyết chung chung. Nếu được qua lớp đào tạo cụ thể sẽ trở thành nhà quản lý có tri thức quản lý tốt. Đây là một điều kiện quan trọng của nhà quản lý giỏi.
     10/ Nhà quản lý phải đặt nhiệm vụ sắp xếp tổ chức nội bộ, cách ngoại giao, cách dụng nhân, phân công công tác, kiểm soát các công việc và phẩm chất chuyên môn cũng như đức độ của cấp dưới.
     11/ Nhà quản lý ở đẳng cấp càng cao bao nhiêu thì càng phải điềm đạm trong mọi cách xử thế và luôn hướng thiện để hoàn thành sứ mệnh của mình.
     12/ Nhà quản lý đừng quá tự tin về các kế hoạch sản xuất kinh doanh (kế hoạch hoạt động của tổ chức) của mình mà quên xây dựng tinh thần miệt mài làm việc của nhân viên. Bởi vì, người ta không thể hăng say làm việc nếu biết rằng họ làm việc đó lại phục vụ cho một tư lợi nào thì họ sẽ chán nản.
     Đây mới là lý thuyết thôi, nếu tuân thủ được thì sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất. Nhưng trong thực tiễn xã hội còn nhiều bất cập về việc chọn nhà quản lý. Sự bất cập đã làm cản trở sự phát triển đi lên của một tổ chức, của một công đồng, của một quốc gia và vô tình trở thành tội phạm lịch sử làm tổn hại đến dân tộc. Đặc biệt với những quốc gia đang bị tham nhũng nhũng nhiểu thì sự lựa chọn này chỉ nhằm vào lợi ích riêng của người có quyền lực. Nên dân gian Việt Nam ta có câu: “Bằng cấp không bằng bằng lòng”, “Dấu đỏ không bằng nói nhỏ” . . . đó là sự phản ảnh chân thật của thực tiễn.